Nguy cơ chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc hiện ra ngay trước mắt

VOV.VN - Sau một thời kỳ bị bỏ quên, vấn đề Nagorno-Karabakh hiện đang nóng hơn bao giờ hết, có thể biến thành một cuộc chiến tranh tàn khốc.

Xung đột Nagorno-Karabakh tồn tại âm ỉ trong suốt 3 thập kỷ qua đã bùng phát mạnh trở lại vào ngày 27/9/2020. Mặc dầu đụng độ vốn diễn ra lẻ tẻ lúc này lúc khác trong quá khứ, xung đột lần này có tính chất khác hẳn.

Không còn nói suông hoặc đụng độ lẻ tẻ

Azerbaijan dường như quyết tâm “giải phóng” hoàn toàn cái mà họ gọi là các vùng chiếm đóng, và cả toàn bộ khu vực thuộc “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” tự xưng (không được công nhận).

Điều này giải thích vì sao Baku đã mở một chiến dịch quân sự lớn (họ gọi là chiến dịch phản kích chính đáng – ND) với sự tham gia của trọng pháo, xe tăng, và phương tiện chiến đấu trên không, chống lại Nagorno-Karabakh. Họ muốn sử dụng yếu tố bất ngờ dù các vụ đụng độ mới xảy ra vào tháng 7 ở vùng biên giới Azerbaijan-Armenia.

Chiến sự ban đầu tập trung ở 3 khu vực - Fizuli và Jabrayil (ở phía nam), Talysh và Mardakert (ở đông bắc) và Murovdag (ở tây bắc). Tuy nhiên rốt cuộc chiến sự mở rộng ra trên quy mô lớn.

Vào ngày 2/10, pháo binh Azerbaijan đánh thẳng vào thủ phủ Stepanakert của Nagorno-Karabakh. Bạo lực cũng mở rộng đến thị trấn Hadrut bên trong vùng tranh chấp này. Trong khi đó phía Armenia đáp trả bằng cách tấn công một số ngôi làng của Azerbaijan ở khu Aghan cận kề, theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan.

Cuối tuần qua, pháo binh Armenia bắn phá Ganja, thành phố thứ 2 của Azerbaijan nằm cận kề Nagorno-Karabakh về phía bắc để trả thù cho vụ tấn công Stepanakert.

Cuộc xung đột giờ đã có tất cả các khía cạnh của một cuộc chiến tranh quy mô đầy đủ hướng tới việc giành quyền kiểm soát vùng tranh chấp.

Ngày càng bất mãn với việc đàm phán không mang lại kết quả, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã chủ động trong vấn đề quân sự, tự tin lực lượng vũ trang của mình được huấn luyện và trang bị tốt, có thể thu được những thắng lợi đáng kể.

Azerbaijan cho rằng Nga sẽ giữ trung lập và không can thiệp quân sự ủng hộ đồng minh Armenia chừng nào lãnh thổ trực tiếp của Armenia không bị cố ý tấn công trực tiếp.

Nấc thang mạo hiểm?

Tổng thống Ilham Aliyev đã nêu rõ rằng quân đội của ông sẽ không dừng tay nếu các vùng đất bị chiếm đóng không được giải phóng hoàn toàn. Tuy nhiên, khi tuyên bố như vậy, ông có thể rơi vào thế khó xử nếu các hoạt động quân sự đó không mang lại kết quả như mong muốn và nếu có tình huống đòi hỏi phải ngừng bắn.

Việc sử dụng vũ lực tất nhiên sẽ mang lại cho Baku thế mạnh hơn trong các cuộc đàm phán sắp tới về vị thế tương lai của Nagorno-Karabakh và các khu vực bị chiếm đóng ở xung quanh.

Từ giờ trở đi, nếu đạt được 1 lệnh ngừng bắn, Armenia sẽ phải xem xét khả năng liệu Azerbaijan có một lần nữa dùng tới vũ lực hay không nếu đàm phán bế tắc. Có thể Yerevan đã cảm nhận được áp lực và muốn thực hiện một số nhượng bộ nào đó để tránh nối lại tình trạng bạo lực quy mô lớn và nguy cơ mất thêm lãnh thổ do họ kiểm soát.

Đến mùa hè 2020, thậm chí Yerevan vẫn không tin rằng Baku sẽ sử dụng vũ lực ở quy mô lớn. Điều này phần nào giải thích vì sao Armenia cảm thấy tự tin xúc tiến quá trình hội nhập trên thực tế toàn bộ khu vực “Artsakh” (tên bằng tiếng Armenia dùng để chỉ Nagorno-Karabakh) vào lãnh thổ của mình.

Nhưng với đợt giao tranh lần này, mọi thứ giờ đã khác. Các nhân tố quốc tế giờ cũng đã bị chia rẽ đáng kể quanh vấn đề này.

Trước kia, hễ khi nào bạo lực bùng phát, các nước Pháp, Mỹ và Nga (chủ chốt trong nhóm OSCE Minsk) và các nước còn lại trong cộng đồng quốc tế sẽ kêu gọi chấm dứt chiến sự và hối thúc các bên ngồi vào bàn đàm phán. Quan điểm trên cũng được Iran và Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ.

Nhưng lần này Thổ Nhĩ Kỳ công khai bày tỏ ủng hộ Azerbaijan trong hoạt động quân sự. Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã thể hiện rõ tham vọng khu vực là quay trở lại vai trò bảo vệ cho các xứ và dân tộc Hồi giáo.

Một số nguồn tin cho hay, Ankara thậm chí còn cung cấp hỗ trợ quân sự cho Azerbaiian trong những tháng qua, thậm chí còn gửi lính đánh thuê đến đây (điều này cả Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đều bác bỏ).

Nếu có thì sự hiện diện của các chiến binh thánh chiến ở Nagorno-Karabakh sẽ tạo thêm một kiểu nguy cơ mới cho xung đột nơi đây.

Mặc dù các chiến binh thánh chiến Hồi giáo từng xuất hiện trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh năm xưa, họ không giành được thắng lợi quân sự đáng kể. Nhưng nay thì mọi chuyện có thể khác đi. Các chiến binh Hồi giáo mới này có thể chuyển đổi theo hướng cực đoan, vì ý thức hệ chứ không chỉ vì tiền. Khi ấy, lực lượng này có thể biến thành đội quân thánh chiến bảo vệ các vùng đất của Hồi giáo trước người Kitô giáo.

Nga không dễ giải quyết vấn đề mới phát sinh

Trước tình cảnh này, nhiệm vụ đặt ra cho Nga là nặng nề. Nga phải bảo đảm chấm dứt ngay tình trạng thù địch trên chiến trường, đồng thời cố gắng cân bằng giữa Armenia và Azerbaijan, 2 đối tác và láng giềng thân cận của mình ở vùng Nam Kavkaz.

Armemia giúp Nga có chiều sâu chiến lược ở sườn quân sự phía nam. Armenia cũng là đồng minh của Nga trong Hiệp ước An ninh Tập thể. Trong khi đó, Azerbaijan là đối tác tin cậy của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và ly khai ở Bắc Kavkaz. Azerbaijan cũng là đồng minh chiến lược quan trọng của Nga trong khu vực Kavkaz.

Do vậy Tổng thống Nga Putin khá thận trọng trong phát biểu về tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Nga vừa phải đối mặt với việc xử lý xung đột vũ trang lớn hơn, vừa phải đối diện với một nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng quyết đoán trong các vấn đề quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xung đột Nagorno-Karabakh: Ngoại giao Armenia-Azerbaijan rơi vào bế tắc
Xung đột Nagorno-Karabakh: Ngoại giao Armenia-Azerbaijan rơi vào bế tắc

VOV.VN - Mọi nỗ lực ngoại giao nhằm hòa giải căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan tới nay đều không đạt tiến triển và đã xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về nguy cơ cuộc xung đột bị quốc tế hóa .

Xung đột Nagorno-Karabakh: Ngoại giao Armenia-Azerbaijan rơi vào bế tắc

Xung đột Nagorno-Karabakh: Ngoại giao Armenia-Azerbaijan rơi vào bế tắc

VOV.VN - Mọi nỗ lực ngoại giao nhằm hòa giải căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan tới nay đều không đạt tiến triển và đã xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về nguy cơ cuộc xung đột bị quốc tế hóa .

Belarus phủ nhận cáo buộc cung cấp vũ khí cho Azerbaijan và Armenia
Belarus phủ nhận cáo buộc cung cấp vũ khí cho Azerbaijan và Armenia

VOV.VN - Belarus đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng nước này cung cấp phần lớn vũ khí trong cuộc giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia gần đây.

Belarus phủ nhận cáo buộc cung cấp vũ khí cho Azerbaijan và Armenia

Belarus phủ nhận cáo buộc cung cấp vũ khí cho Azerbaijan và Armenia

VOV.VN - Belarus đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng nước này cung cấp phần lớn vũ khí trong cuộc giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia gần đây.

Armenia cáo buộc lực lượng Azerbaijan nã pháo các cơ sở dân sự ở Nagorno-Karabakh
Armenia cáo buộc lực lượng Azerbaijan nã pháo các cơ sở dân sự ở Nagorno-Karabakh

VOV.VN - Đại diện Bộ Quốc phòng Armenia, ông Artsrun Hovhannisyan hôm nay (10/4) cáo buộc lực lượng vũ trang Azerbaijan đã nã pháo vào các cơ sở dân sự ở thủ phủ Stepanakert của khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Armenia cáo buộc lực lượng Azerbaijan nã pháo các cơ sở dân sự ở Nagorno-Karabakh

Armenia cáo buộc lực lượng Azerbaijan nã pháo các cơ sở dân sự ở Nagorno-Karabakh

VOV.VN - Đại diện Bộ Quốc phòng Armenia, ông Artsrun Hovhannisyan hôm nay (10/4) cáo buộc lực lượng vũ trang Azerbaijan đã nã pháo vào các cơ sở dân sự ở thủ phủ Stepanakert của khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh
Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh

VOV.VN - Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Azerbaijan chú trọng giải pháp vũ lực quân sự nhằm thu hồi vùng Nagorno-Karabakh đã mất vào tay người Armenia.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh

VOV.VN - Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Azerbaijan chú trọng giải pháp vũ lực quân sự nhằm thu hồi vùng Nagorno-Karabakh đã mất vào tay người Armenia.

Tướng Azerbaijan tử trận, UAV được huy động để đối phó Armenia
Tướng Azerbaijan tử trận, UAV được huy động để đối phó Armenia

VOV.VN - Trong các vụ đụng độ quân sự mới nhất ở biên giới Azerbaijan-Armenia, một tướng của Azerbaijan đã tử trận và Azerbaijan đã phải huy động UAV đối phó.

Tướng Azerbaijan tử trận, UAV được huy động để đối phó Armenia

Tướng Azerbaijan tử trận, UAV được huy động để đối phó Armenia

VOV.VN - Trong các vụ đụng độ quân sự mới nhất ở biên giới Azerbaijan-Armenia, một tướng của Azerbaijan đã tử trận và Azerbaijan đã phải huy động UAV đối phó.

​​​​​​​Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm “chiến đấu” giữa vòng vây của Covid-19
​​​​​​​Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm “chiến đấu” giữa vòng vây của Covid-19

VOV.VN - Azerbaijan nằm giữa châu Âu và châu Á, đồng thời ở sát các ổ dịch Covid-19 lớn như Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh của họ là gì?

​​​​​​​Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm “chiến đấu” giữa vòng vây của Covid-19

​​​​​​​Azerbaijan chia sẻ kinh nghiệm “chiến đấu” giữa vòng vây của Covid-19

VOV.VN - Azerbaijan nằm giữa châu Âu và châu Á, đồng thời ở sát các ổ dịch Covid-19 lớn như Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh của họ là gì?

Hé lộ các loại vũ khí hiện đại của biên phòng Azerbaijan
Hé lộ các loại vũ khí hiện đại của biên phòng Azerbaijan

VOV.VN - Clip sau hé lộ năng lực tác chiến và các vũ khí hiện đại của lực lượng biên phòng Azerbaijan, gồm tên lửa, xe thiết giáp, tàu tuần tra, trực thăng,...

Hé lộ các loại vũ khí hiện đại của biên phòng Azerbaijan

Hé lộ các loại vũ khí hiện đại của biên phòng Azerbaijan

VOV.VN - Clip sau hé lộ năng lực tác chiến và các vũ khí hiện đại của lực lượng biên phòng Azerbaijan, gồm tên lửa, xe thiết giáp, tàu tuần tra, trực thăng,...