Nguy cơ xung đột quân sự Mỹ - Trung ở Biển Đông từ những tính toán sai lầm

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng dù khả năng xung đột quân sự Mỹ - Trung ở Biển Đông không cao nhưng không thể bỏ qua nguy cơ từ những tính toán sai lầm.

Mỹ - Trung gia tăng căng thẳng trên Biển Đông

Các nhà phân tích nhận định, việc Trung Quốc phóng tên lửa ở Biển Đông có thể khiến Mỹ triển khai thêm nhiều tên lửa và có lập trường quyết liệt hơn với Bắc Kinh, đồng thời làm leo thang nguy cơ về một cuộc xung đột vũ trang vô tình do những tính toán sai lầm.

Đánh giá trên được đưa ra sau khi Trung Quốc phóng các tên lửa Dongfeng, gồm có DF-26B và DF-21D, vốn được coi là các "sát thủ diệt tàu sân bay" vào khu vực Biển Đông hôm 26/8, 1 ngày sau khi một máy bay U-2 của Mỹ bay vào vùng cấm bay do chiến khu Bắc bộ của Trung Quốc thiết lập để tập trận.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hôm 27/8 rằng, việc Trung Quốc phóng tên lửa đã đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.

"Các hành động của Bắc Kinh, bao gồm việc thử tên lửa đã làm gia tăng tình trạng bất ổn trên Biển Đông", Lầu Năm Góc khẳng định trong một thông báo.

Tên lửa DF-26 có tầm bắn 4.000 km và có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công hạt nhân và tấn công theo quy ước nhằm chống lại các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Đây là loại vũ khí đã bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Mỹ và Liên Xô ký kết, hướng đến chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Khi Mỹ rút khỏi hiệp ước này vào năm ngoái, Washington đã dẫn lý do về việc Trung Quốc triển khai các loại vũ khí như vậy.

Trong khi đó, dòng tên lửa DF-21 có tầm bắn 1.800 km. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã miêu tả tên lửa tân tiến nhất trong dòng tên lửa này, DF-21D là tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới. Cả DF-26 và DF-21 đều có khả năng tiến hành tấn công các nhóm tàu sân bay.

Đánh giá nguy cơ đối đầu quân sự Mỹ - Trung ở Biển Đông

Derek Grossman, một chuyên gia an ninh từ tổ chức nghiên cứu Rand của Mỹ nhận định, động thái phóng tên lửa của Trung Quốc chỉ làm sâu sắc thêm sự thiếu tin tưởng của Mỹ về những ý định của Trung Quốc và khiến Washington có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh trên tất cả lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế và an ninh.

"Mỹ sẽ không thể nào từ bỏ lập trường của mình bởi hiện nay, toàn bộ chính phủ nước này đều nỗ lực cạnh tranh và đối phó với Trung Quốc ở khu vực cũng như toàn cầu", chuyên gia Grossman đánh giá.

Theo nhà quan sát này, một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc không thể xảy ra hiện nay nhưng không thể bỏ qua khả năng này do hệ quả từ một tính toán sai lầm nào đó.

"Nếu Trung Quốc phóng một tên lửa DF-21D khác và tên lửa này đến gần một tàu sân bay của Mỹ đang hoạt động trong khu vực, quân đội Mỹ có thể sẽ phản ứng lại bởi phía Washington cho rằng, tên lửa trên đơn giản là đã bỏ lỡ mục tiêu. Và sau đó, tình hình sẽ leo thang căng thẳng từ đây".

Chen Gang, trợ lý giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định, việc Trung Quốc phóng những tên lửa trên vào một khu vực nhạy cảm như Biển Đông sẽ chỉ khiến Mỹ tăng cường triển khai thêm nhiều tên lửa kiểu này.

"Trung Quốc đã phô diễn các tên lửa thuộc dòng DF trong các cuộc diễu binh trước đó ở Bắc Kinh và việc triển khai chúng ở những nơi xa xôi như vậy cho thấy chúng không phải là đồ chơi chỉ để trưng bày", chuyên gia Chen đánh giá.

Động thái phóng tên lửa của Trung Quốc diễn ra giữa bối cảnh 2 nước ngày càng đối đầu trên gần như mọi khía cạnh trong mối quan hệ, từ kinh tế đến an ninh.

Năm 2017, Tổng thống Trump đã gọi Trung Quốc và Nga là những đối thủ cạnh tranh trong bài phát biểu về chiến lược an ninh quốc gia của mình. 1 năm sau đó, James Mattis, sau này là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã công bố chiến lược quốc phòng với một ưu tiên rõ ràng là Mỹ phải dẫn trước Trung Quốc. Cũng trong năm này, chính quyền Tổng thống Trump đã vạch ra mục tiêu thúc đẩy một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do giữa bối cảnh sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực này ngày càng tăng lên.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hiện nay - Mark Esper cho biết, những năm chính phủ Trung Quốc hiện đại hóa nhằm phát triển một đội quân "tầm cỡ thế giới" đã thúc đẩy "hành vi khiêu khích" của quân đội nước này ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trong khi đó, Malcolm Davis, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, cũng nhất trí với nhà quan sát Grossman và cho rằng, các cuộc thử tên lửa của Trung Quốc làm củng cố mối lo ngại của Mỹ về ý định của nước này, cũng như gia tăng thách thức từ khả năng quân sự của Bắc Kinh.

"Tôi nghĩ Mỹ có lẽ không phản ứng với cuộc thử tên lửa này theo kiểu, động thái trên sẽ làm thay đổi lập trường về chính sách đối ngoại của Washington với Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều đó sẽ củng cố một điều rằng, Mỹ phải nhìn nhận năng lực tên lửa của Trung Quốc một cách rất nghiêm túc", nhà phân tích Davis bình luận.

Steve Tsang, một nhà khoa học chính trị từ Đại học London cho biết, triển vọng của mối quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai là rất tiêu cực. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, hoặc thậm chí tăng cường những chiến dịch như vậy nhằm phản ứng với các cuộc phóng tên lửa của Trung Quốc.

Giáo sư trợ lý tại Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc Isaac Kardon cho rằng, bất chấp các cuộc thử tên lửa có thể thúc đẩy xu hướng cứng rắn hơn trong lập trường của Bắc Kinh và Washington với nhau, sự leo thang căng thẳng giữa 2 quân đội vẫn khá thấp bởi "các chuyên gia được đào tạo bài bản này đều phản ứng với sự thận trọng cao độ".

Zack Cooper, một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thì cho rằng, mặc dù cho đến nay không có vấn đề gì xảy ra nhưng "chúng ta sẽ quen với việc rủi ro sẽ tăng cao khi các lực lượng Mỹ hoạt động ở khu vực này"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản lo ngại Trung Quốc phóng tên lửa tại Biển Đông
Nhật Bản lo ngại Trung Quốc phóng tên lửa tại Biển Đông

VOV.VN - Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, đây không chỉ là hành động nhằm phản kháng lại Mỹ mà còn được xem là có ý đồ tăng cường công nghệ tên lửa của Trung Quốc

Nhật Bản lo ngại Trung Quốc phóng tên lửa tại Biển Đông

Nhật Bản lo ngại Trung Quốc phóng tên lửa tại Biển Đông

VOV.VN - Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, đây không chỉ là hành động nhằm phản kháng lại Mỹ mà còn được xem là có ý đồ tăng cường công nghệ tên lửa của Trung Quốc

Trung Quốc cảnh báo đáp trả trừng phạt của Mỹ liên quan đến Biển Đông
Trung Quốc cảnh báo đáp trả trừng phạt của Mỹ liên quan đến Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là "phi pháp", "vô lý".

Trung Quốc cảnh báo đáp trả trừng phạt của Mỹ liên quan đến Biển Đông

Trung Quốc cảnh báo đáp trả trừng phạt của Mỹ liên quan đến Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là "phi pháp", "vô lý".

Mỹ: Trung Quốc phô diễn sức mạnh cơ bắp ở hầu khắp Biển Đông
Mỹ: Trung Quốc phô diễn sức mạnh cơ bắp ở hầu khắp Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Esper cho rằng, Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh ở hầu khắp Biển Đông và tuyên bố Washington “không từ bỏ 1 tấc đất nào” ở Thái Bình Dương.

Mỹ: Trung Quốc phô diễn sức mạnh cơ bắp ở hầu khắp Biển Đông

Mỹ: Trung Quốc phô diễn sức mạnh cơ bắp ở hầu khắp Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Esper cho rằng, Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh ở hầu khắp Biển Đông và tuyên bố Washington “không từ bỏ 1 tấc đất nào” ở Thái Bình Dương.