Nhân vật quyền lực đứng sau vụ bắt giữ hàng loạt lãnh đạo tại Myanmar

VOV.VN - Tướng Min Aung Hlaing - Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar được cho là một trong những nhân vật quyền lực nhất tại quốc gia này.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tướng Min Aung Hlaing đang trở thành tâm điểm sự chú ý sau khi quân đội nước này bắt giữ cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác của đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (LND), đồng thời tuyên bố kiểm soát chính quyền trong một năm. 

Vai trò của quân đội

Quân đội Myanmar được biết đến là một lực lượng vô cùng kín tiếng, ngay cả những nhà quan sát nhiều kinh nghiệm nhất cũng biết rất ít thông tin về các hoạt động của lực lượng này.

Quân đội Myanmar đã nắm quyền trong gần 50 năm sau cuộc đảo chính năm 1962 cho đến khi chính quyền dân sự thay thế chính quyền quân sự vào năm 2011.

Là “kiến trúc sư” của hiến pháp năm 2008, quân đội giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị của Myanmar và từ lâu tự cho mình là lực lượng bảo vệ sự thống nhất của quốc gia.

Theo hiến pháp Myanmar, quân đội được quyền nắm 25% số ghế trong quốc hội, tương đương quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng và người đứng đầu lực lượng này có quyền bộ nhiệm các bộ trưởng quốc phòng, nội vụ và phụ trách vấn đề biên giới. Điều đó đã tạo ra một thỏa thuận chia sẻ quyền lực tương đối khó khăn với đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (LND) cầm quyền.

Sau khi Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, quân đội cho rằng đã có nhiều bất thường trong cuộc bầu cử này, đồng thời tuyên bố phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri. Giới chức quân đội cho biết, họ tiến hành các vụ bắt giữ nói trên để phản ứng lại những gian lận đã xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar và hành động này là “cần thiết” để “bảo vệ sự ổn định của đất nước.

Nhân vật quyền lực nhất

Sau khi bắt giữ bà Aung San Suu Kyi cùng nhiều nhân vật cấp cao khác, quân đội đã ban bố tình trạng khẩn cấp và cho biết quyền lực đã được trao cho Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing. Theo hiến pháp Myanmar, tổng tư lệnh quân đội có thể nắm quyền trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng có thể gây ra "sự tan rã của liên minh, sự tan rã của đoàn kết dân tộc và mất quyền chủ quyền". Tuy nhiên khả năng này chỉ xảy ra trong tình trạng khẩn cấp do tổng thống tuyên bố.

Ông Min Aung Hlaing, 64 tuổi, từng theo học ngành luật tại Đại học Yangon từ năm 1972 đến 1974. Theo nhận xét của một người bạn cùng trang lứa, ông là “người ít nói và thường giữ thái độ khiêm nhường”. Ông gia nhập Học viện quân sự Myanmar vào năm 1974 và tốt nghiệp vào tháng 12/1977. Sau khi tốt nghiệp, ông lần lượt đảm nhiệm các vị trí chỉ huy quân sự ở bang Mon. Đến năm 2002, ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ chỉ huy Vùng tam giác ở bang Đông Shan và là nhân vật trung tâm trong các cuộc đàm phán với các lực lượng nổi dậy.

Vai trò của ông trở nên nổi bật vào năm 2009 sau khi ông lãnh đạo thành công chiến dịch chống lại nhóm nổi dậy có tên gọi Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia người Myanmar (MNDAA)tại Kokang. Tháng 6/2010, ông Min Aung Hlaing được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Lục quân, Hải quân và Không quân Myanmar. Ngày 30/3/2011, ông trở thành Tổng tư lệnh mới của Các Lực lượng Vũ trang Myanmar, thay thế ông Than Shwe.

Reuters dẫn nguồn tin từ các nhà ngoại giao cho biết, ông Min Aung Hlaing chưa bao giờ cho thấy ý định sẽ từ bỏ quyền của quân đội được nắm giữ 25% số ghế trong quốc hội hoặc đồng ý thay đổi điều khoản trong hiến pháp đã ngăn cản bà Suu Kyi trở thành tổng thống.

Các nguồn tin ngoại giao ở Yangon cho biết, ở giai đoạn đầu nhiệm kỳ của bà Suu Kyi, ông Min Aung Hlaing từ một nhân vật kín tiếng đã tích cực tham gia các hoạt động chính trị hơn và trở thành “người của công chúng”. Reuters dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, ông Min Aung Hlaing từng sử dụng Facebook để công khai các hoạt động và những cuộc gặp gỡ với các chức sắc. Tài khoản chính thức của ông thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn người trước khi bị Facebook gỡ liên quan đến cáo buộc quân đội Myanmar tiến hành chiến dịch trấn áp nhằm vào người Hồi giáo Rohingya.

Mỹ cũng đã áp đặt lệnh trừng phạt ông  Min Aung Hlaing và 3 lãnh đạo cấp cao khác của quân đội Myanmar liên quan đến cáo buộc này. Trước đó vào năm 2019, các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới áp đặt lệnh trừng phạt tài chính đối với các công ty có liên hệ với quân đội Myanmar./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phản ứng của Indonesia và Philippines về chính biến ở Myanmar
Phản ứng của Indonesia và Philippines về chính biến ở Myanmar

VOV.VN - Ngay sau chính biến ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ các quan chức cấp cao với cáo buộc gian lận bầu cử, Indonesia đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, trong khi Philippines cho rằng đây là việc nội bộ của Myanmar.

Phản ứng của Indonesia và Philippines về chính biến ở Myanmar

Phản ứng của Indonesia và Philippines về chính biến ở Myanmar

VOV.VN - Ngay sau chính biến ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ các quan chức cấp cao với cáo buộc gian lận bầu cử, Indonesia đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, trong khi Philippines cho rằng đây là việc nội bộ của Myanmar.

Mỹ và Australia kêu gọi quân đội Myanmar thả các nhà lãnh đạo bị bắt giữ
Mỹ và Australia kêu gọi quân đội Myanmar thả các nhà lãnh đạo bị bắt giữ

VOV.VN - Mỹ và Australia đã kêu gọi các lãnh đạo quân đội Myanmar thả bà Aung San Suu Kyi cùng các nhân vật cấp cao khác bị bắt giữ trong cuộc bố ráp vào rạng sáng ngày 1/2.

Mỹ và Australia kêu gọi quân đội Myanmar thả các nhà lãnh đạo bị bắt giữ

Mỹ và Australia kêu gọi quân đội Myanmar thả các nhà lãnh đạo bị bắt giữ

VOV.VN - Mỹ và Australia đã kêu gọi các lãnh đạo quân đội Myanmar thả bà Aung San Suu Kyi cùng các nhân vật cấp cao khác bị bắt giữ trong cuộc bố ráp vào rạng sáng ngày 1/2.

Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi bắt giữ các lãnh đạo cấp cao
Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi bắt giữ các lãnh đạo cấp cao

VOV.VN - Quân đội Myanmar hôm nay (2/1) ban bố tình trạng khẩn cấp đồng thời cho biết, quyền lực đã được giao cho Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing. Quân đội tuyên bố sẽ kiểm soát chính quyền trong vòng 1 năm.

Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi bắt giữ các lãnh đạo cấp cao

Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi bắt giữ các lãnh đạo cấp cao

VOV.VN - Quân đội Myanmar hôm nay (2/1) ban bố tình trạng khẩn cấp đồng thời cho biết, quyền lực đã được giao cho Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing. Quân đội tuyên bố sẽ kiểm soát chính quyền trong vòng 1 năm.