Nhật Bản kích hoạt ngoại giao năng lượng, “bao trọn” Trung Đông?

VOV.VN - Sáng 18/7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du Trung Đông đã hội đàm với Quốc Vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, đạt được thỏa thuận quan trọng sẽ tiếp tục được cung ứng nguồn khí gas thiên nhiên hóa lỏng, tăng cường hợp tác ngoại giao và quốc phòng.

Có thể nói ông Fumio Kishida đã thực sự khá “mãn nguyện” về những kết quả đạt được.

Ngoại giao năng lượng

Trong các quốc gia thăm lần này, Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, đang cung cấp khoảng 40% lượng dầu thô cho Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất cung cấp cho Nhật Bản với số lượng tương đương. Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang hoạt động tại đây hưởng lợi ích từ việc cung cấp dầu thô này. Tuy chỉ cung cấp khoảng 10% lượng dầu thô cho Nhật Bản, nhưng Qatar lại là nước cung cấp chủ yếu lượng gas thiên nhiên hóa lỏng cho Nhật Bản. Có thể nói, Trung Đông là thị trường năng lượng hàng đầu của Nhật Bản.

Với bối cảnh xung đột Nga-Ukraine phát sinh và hiện tại chưa có dấu hiệu khả quan nào về khả năng hòa bình, trọng tâm của chuyến thăm Trung Đông lần này của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida là đảm bảo nguồn cung cấp dầu thô, khí gas từ Trung Đông trong trường hợp xấu nhất Nga ngừng cấp khí đốt cho Nhật Bản.

Trong buổi hội đàm với lãnh đạo của Saudi Arabia Muhammad và Tổng thư ký Hội đồng Vùng Vịnh (GCC) Budaiwi vào ngày 16/7, hai bên đã thống nhất việc duy trì cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho Nhật Bản, đồng thời tái mở các cuộc thương lượng về Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong năm nay vốn đã bị đình trệ trong 10 năm. Tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, ông Fumio Kishida cũng đạt được thành công tương tự trong vấn đề duy trì nguồn cung dầu thô từ đây. Và tại Qatar, hai bên đã đưa ra Tuyên bố chung về việc Qatar sẽ cung cấp ổn định nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng cho Nhật Bản, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực hướng tới xã hội không khí thải các-bon.

Thủ tướng Kishida sẽ trở về Nhật Bản vào ngày 19/7 với những nguồn năng lượng mới cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn có nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài như hiện nay.

Lợi ích từ mối quan hệ đan xen

Kể từ chuyến công du năm 2020 của cố Thủ tướng Shinzo Abe, hiện nay, Trung Đông đã có sự vận động đáng kể, trong cả hoạt động ngoại giao, chính trị, kinh tế nhất là từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng ở khu vực này. Ngoài ra Mỹ đang có ảnh hưởng lâu dài tại khu vực này. Vậy Nhật Bản sẽ phải đối mặt chuyện này như thế nào?

Nhật Bản luôn quan tâm đến tăng cường hợp tác với các nước Trung Đông. Nhiều thế hệ nhà lãnh đạo Nhật Bản đều duy trì chính sách thúc đẩy thường xuyên và chặt chẽ mối quan hệ truyền thống với các nước Trung Đông. Chuyến thăm Trung Đông lần này của Thủ tướng Fumio Kishida cũng là một phần trong cam kết kế thừa di sản ngoại giao mà cựu Thủ tướng Shinzo Abe để lại. Ông Shinzo Abe trước đó cũng đã cực kỳ coi trọng các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các nước Trung Đông, đã ưu tiên thảo luận không những về an ninh năng lượng mà còn cả về an ninh hàng hải.

Trong khi đó, Mỹ lại tập trung chuyển trọng điểm về mặt ngoại giao, an ninh từ Trung Đông sang châu Á. Việc Trung Quốc đang gây ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông là hiện hữu. Hơn thế nữa cuộc xung đột Nga-Ukraine làm nảy sinh vấn đề về cung cấp nguồn năng lượng, khiến Nhật Bản không thể không “vận động”.

Nhật Bản đã và đang hướng tới việc đóng vai trò là một nhà trung gian điều phối về hòa bình và ổn định ở Trung Đông, tận dụng vị thế trung lập của mình đối với tất cả các nước trong khu vực. Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều quyết định của các nước Trung Đông trong thời điểm hiện tại. Các nước thân Mỹ như Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab đều có hợp tác với Trung Quốc trong việc sản xuất và cung cấp vaccine…Trong bối cảnh trên, rõ ràng hiện nay Nhật Bản không chiếm lợi thế ở Trung Đông, mặc dù từ trước tới nay mục đích của Nhật Bản tại khu vực này rất rõ ràng.

Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ làm trung gian hòa giải cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Iran, thúc đẩy hợp tác năng lượng, duy trì nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Trung Đông. Đó là những lợi thế mà Nhật Bản có được cần tận dụng.

Riêng đối với Nga, Tokyo cũng tham gia vào quy định áp giá trần đối với dầu lửa Nga được nhóm các nước G7, Liên minh châu Âu từ năm 2022. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đặt cho mình ngoại lệ với cơ chế trừng phạt trên, trong việc nhập khẩu dầu khí của Nga tại mỏ khí nằm ở vùng Viễn Đông. Rõ ràng, Nhật Bản đã có những bước đi hợp lý để duy trì lợi ích mà mình cần có.

Chính sách “bao trọn” Trung Đông

Trong số các nước G7, Nhật Bản là nước có khả năng tự chủ về năng lượng thấp hơn, chỉ chiếm hơn 13% nhu cầu. Như vậy, ngoài việc phải duy trì cho được nguồn cung khí đốt từ Nga, Nhật Bản cũng phải duy trì lâu dài nguồn cung dầu thô, khí hóa lỏng từ Trung Đông.

Nhìn từ góc độ vị thế, khu vực Trung Đông có nhiều nước là “thân hữu” của Mỹ, và Mỹ lại đang gặp khó trong vấn đề hạt nhân Iran. Nhật Bản cần làm trung gian giữa Mỹ và Iran, bởi Nhật Bản có tiếng nói đối với Iran. Khi vấn đề hạt nhân Iran được “xuôi” thì các nước Trung Đông khác cũng dễ bề chủ động trong “kho vàng” của mình là dầu khí.

Trong các cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida cũng nhấn mạnh rằng ngoài an ninh năng lượng Nhật Bản tập trung vào tăng cường hợp tác kinh tế và chính trị với Trung Đông bao gồm Saudi Arabia, Qatar… Đây là chính sách được xem là bao trọn khá hợp lý trong lúc này, khả năng cao đem lại hiệu quả tốt.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị họp về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị họp về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên

VOV.VN - Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên, Đại sứ Sung Kim ngày 20/7 sẽ nhóm họp với người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm thảo luận các vấn đề liên quan tới Triều Tiên.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị họp về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị họp về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên

VOV.VN - Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên, Đại sứ Sung Kim ngày 20/7 sẽ nhóm họp với người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm thảo luận các vấn đề liên quan tới Triều Tiên.

Trung Quốc và Nga chuẩn bị tập trận chung trên biển Nhật Bản
Trung Quốc và Nga chuẩn bị tập trận chung trên biển Nhật Bản

VOV.VN - Theo thông tin từ phía Trung Quốc, ngày 15/7, lực lượng hải quân và không quân nước này đã lên đường đến biển Nhật Bản, cùng lực lượng hải quân và không quân Nga tham gia một cuộc tập trận nhằm “bảo vệ an ninh các tuyến hàng hải chiến lược”.

Trung Quốc và Nga chuẩn bị tập trận chung trên biển Nhật Bản

Trung Quốc và Nga chuẩn bị tập trận chung trên biển Nhật Bản

VOV.VN - Theo thông tin từ phía Trung Quốc, ngày 15/7, lực lượng hải quân và không quân nước này đã lên đường đến biển Nhật Bản, cùng lực lượng hải quân và không quân Nga tham gia một cuộc tập trận nhằm “bảo vệ an ninh các tuyến hàng hải chiến lược”.

Nắng nóng nguy hiểm đến tính mạng và mưa lũ xối xả ở Nhật Bản
Nắng nóng nguy hiểm đến tính mạng và mưa lũ xối xả ở Nhật Bản

VOV.VN - Những ngày gần đây, Nhật Bản đang phải trải qua các hình thái thời tiết khắc nhiệt. Hôm qua (16/7), cơ quan thời tiết nước này phải đưa ra cảnh báo nguy hiểm tới hàng chục triệu người khi nhiệt độ cao gần như kỷ lục thiêu đốt nhiều khu vực, trong khi đó mưa lũ vẫn tiếp diễn ở một số nơi.

Nắng nóng nguy hiểm đến tính mạng và mưa lũ xối xả ở Nhật Bản

Nắng nóng nguy hiểm đến tính mạng và mưa lũ xối xả ở Nhật Bản

VOV.VN - Những ngày gần đây, Nhật Bản đang phải trải qua các hình thái thời tiết khắc nhiệt. Hôm qua (16/7), cơ quan thời tiết nước này phải đưa ra cảnh báo nguy hiểm tới hàng chục triệu người khi nhiệt độ cao gần như kỷ lục thiêu đốt nhiều khu vực, trong khi đó mưa lũ vẫn tiếp diễn ở một số nơi.

Tỷ lệ ủng hộ nội các Nhật Bản giảm xuống sát mức thấp nhất
Tỷ lệ ủng hộ nội các Nhật Bản giảm xuống sát mức thấp nhất

VOV.VN - Theo thăm dò mới nhất của hãng tin Kyodo, Nhật Bản công bố ngày hôm qua (16/7), tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tiếp tục giảm xuống sát mức thấp nhất kể từ khi thành lập.

Tỷ lệ ủng hộ nội các Nhật Bản giảm xuống sát mức thấp nhất

Tỷ lệ ủng hộ nội các Nhật Bản giảm xuống sát mức thấp nhất

VOV.VN - Theo thăm dò mới nhất của hãng tin Kyodo, Nhật Bản công bố ngày hôm qua (16/7), tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tiếp tục giảm xuống sát mức thấp nhất kể từ khi thành lập.