Nhật Bản kỳ vọng gì trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden?

VOV.VN - Chiều nay (22/5), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới Tokyo bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ giữa Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ.

Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của ông Biden kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2021. Chuyến thăm nhằm khẳng định mối quan hệ đồng minh tốt đẹp, xác nhận hợp tác mới trong tình hình thế giới có nhiều biến động nhất là sau đại dịch Covid-19.

Dự kiến ngày mai (23/5), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiến hành hội đàm, chia sẻ, thống nhất về hợp tác trong hợp tác, kinh tế, an ninh… nhằm củng cố mối quan hệ đồng minh thân cận. Trong các vấn đề quốc tế sẽ đề cập tới vấn đề phát triển hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên và làm thế nào để ứng phó với hành vi ngày càng gia tăng của nước này, cuộc xung đột Nga-Ukraine, và đặc biệt là hợp tác Nhật-Mỹ, Nhật-Mỹ-Ấn Độ-Australia với mục đích giảm bớt sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong nhiều vấn đề.

Cụ thể liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, hai nhà lãnh đạo Nhật-Mỹ sẽ cam kết cùng với các nhà lãnh đạo Nhóm G7 tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt gia tăng đối với Nga, viện trợ cho Ukraine, đồng thời thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á và châu Phi để nhận được sự ủng hộ trong quá trình trừng phạt Nga.

Đối với Trung Quốc, riêng Mỹ từ thời Tổng thống Donald Trump, hai bên đã có xung đột căng thẳng và đến nay vẫn chưa hết. Do đó, bên cạnh việc đưa ra các biện pháp ứng phó việc Trung Quốc đang gia tăng áp lực mang tính kinh tế đối với các nước, xâm nhập ngày càng nhiều vào khu vực Biển Đông, Hoa Đông, hai nhà lãnh đạo sẽ thống nhất phương pháp, tăng cường hợp tác chung không thừa nhận hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực tại các khu vực trên toàn thế giới.

Về hợp tác quốc phòng, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ trình bày với ông Joe Biden chi tiết lập trường của đảng cầm quyền LDP về tăng cường năng lực phòng vệ Nhật Bản thông qua tăng ngân sách quốc phòng và đảm bảo năng lực phản kích nhằm ứng phó với tên lửa đạn đạo, đồng thời chia sẻ sự hợp tác của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh của Nhật Bản trong điều kiện tác chiến thông thường và điều kiện tác chiến khi có hạt nhân.

Hai bên cũng sẽ nhấn mạnh tới tầm quan trọng của hợp tác song phương Nhật-Mỹ, hợp tác 3 bên Nhật-Hàn-Mỹ trong bối cảnh Triều Tiên ngày càng gia tăng hoạt động phóng tên lửa bao gồm tên lửa đạn đạo.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ đã rất vui mừng khi Hàn Quốc cam kết tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi xướng. Và mặc dù đã biết rõ, nhưng ông Joe Biden muốn xác nhận trực tiếp về sự tham gia của Nhật Bản vào khuôn khổ này. Như vậy, chắc chắn một điều rằng, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ủng hộ Mỹ trong kế hoạch mới này. Trung Quốc đã có ý phản đối, và có một số ý kiến cho rằng khuôn khổ này sẽ là một “gọng kìm” mới tác động lên Trung Quốc, nhưng cũng có ý kiến rằng khuôn khổ này sẽ không liên quan đến Trung Quốc. Nhưng dù sao đi chăng nữa, Mỹ đã có hai đồng minh bên mình ủng hộ chính sách mới này.

Một vấn đề nổi cộm mà hai bên không thể không thảo luận đó là làm thế nào để hợp tác có hiệu quả trong việc phát triển nghiên cứu và đảm bảo một cách ổn định chất bán dẫn-là vật liệu không thể thiếu trong chế tạo thiết bị điện tử. Đây là vấn đề lớn mà các nước đang phải đối mặt nhất là sau đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine đang căng thẳng. Vì vậy, thế giới đòi hỏi một cơ chế chung để có thể điều tiết việc cung cấp chất bán dẫn một cách ổn định, tạo sự công bằng trong thương mại.

Mỹ và Nhật Bản sẽ thể hiện vai trò quan trọng trong vấn đề này khi đã thành lập nhóm nghiên cứu chung về chất bán dẫn, phát triển nghiên cứu chất bán dẫn thế hệ mới khi sử dựng công nghệ lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI). Vào đầu tháng 5 này, Bộ trưởng Kinh tế và sản nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda đã thăm cơ sở nghiên cứu chất bán dẫn có ở NewYork và đã thỏa thuận được hợp tác trong chuỗi cung ứng và nghiên cứu phát triển chất bán dẫn thế hệ mới.

Nhật Bản là quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Sau cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Nhật Bản đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Nga bao gồm cả việc cấm nhập nhiêu liệu từ Nga. Đây là bài toán không dễ dàng khi việc đảm bảo an ninh năng lượng có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Nhân dịp này, hai bên sẽ cam kết hợp tác nhằm tăng sản lượng nhập khẩu một cách ổn định nguồn gas thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ giải quyết nhu cầu nhiên liệu trong nội bộ Nhật Bản.

Ngoài ra các vấn đề về hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ, hàng không…cũng sẽ được đề cập nhằm hiện thực hóa một cách toàn diện các văn bản hợp tác trong tất cả các lĩnh vực.

Có thể nói một loạt các thỏa thuận hợp tác trong tất cả các lĩnh vực sẽ được thông qua tại chuyến thăm Nhật Bản của ông Joe Biden lần này. Không chỉ vấn đề nội bộ, mà hai bên mong muốn vai trò của mình sẽ có ảnh hưởng rộng và tham gia một cách có hiệu quả và thực chất  trong hàng loạt các vấn đề quốc tế mà trước mắt là hòa bình tại Ukraine, sự ổn định tại khu vực Biển Đông, Hoa Đông hay hy vọng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, khẳng định quan hệ đồng minh thân thiết Nhật-Mỹ là điều không thể thiếu trong hiện tại và tương lai.

Nhật Bản đã tăng cường an ninh tối đa để đảm bảo an toàn cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ. Theo Cục Cảnh sát Nhật Bản, Cục đã huy động khoảng 18.000 cảnh sát để phục vụ cho các hoạt động và sự di chuyển của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong suốt chuyến thăm Nhật Bản và dự hội nghị. Đây là qui mô huy động cảnh sát lớn nhất từ trước tới nay.

Ngày mai (23/5), dự kiến hội đàm thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra tại nhà khách chính phủ có ở quận Minato. Hiện tại cảnh sát cơ động và hàng loạt xe cơ động đã được bố trí. Trước khu vực Đại sứ quán Mỹ, các barie rào chắn đã được thiết lập, xe cảnh sát cơ động cũng sẵn sàng hoạt động.

Ngoài ra tại các sân ga, cảng hàng không, các trạm kiểm tra lưu động cũng tăng cường cảnh giới, chó nghiệp vụ hoạt động liên tục nhằm phát hiện chất nổ…Một số tuyến giao thông, đường cao tốc sẽ linh hoạt bố trí trong thời gian Tổng thống Joe Biden tại Nhật Bản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 27/4 thông báo Tổng thống Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản từ 20-24/5.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 27/4 thông báo Tổng thống Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản từ 20-24/5.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Nhật Bản 
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Nhật Bản 

VOV.VN - Theo Hãng tin Jiji Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Nhật Bản trong tháng 5 tới nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh 4 nước Nhật, Mỹ, Australia và Ấn Độ dự kiến tổ chức tại Nhật Bản.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Nhật Bản 

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Nhật Bản 

VOV.VN - Theo Hãng tin Jiji Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Nhật Bản trong tháng 5 tới nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh 4 nước Nhật, Mỹ, Australia và Ấn Độ dự kiến tổ chức tại Nhật Bản.

Tổng thống Biden sẽ dự Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ ở Nhật Bản vào năm sau
Tổng thống Biden sẽ dự Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ ở Nhật Bản vào năm sau

VOV.VN - Theo truyền thông Nhật Bản, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 của nhóm Bộ tứ (QUAD) bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia có khả năng sẽ diễn ra trực tiếp vào mùa Xuân năm 2022 tại Nhật Bản.

Tổng thống Biden sẽ dự Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ ở Nhật Bản vào năm sau

Tổng thống Biden sẽ dự Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ ở Nhật Bản vào năm sau

VOV.VN - Theo truyền thông Nhật Bản, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 của nhóm Bộ tứ (QUAD) bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia có khả năng sẽ diễn ra trực tiếp vào mùa Xuân năm 2022 tại Nhật Bản.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Biden
Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Biden

VOV.VN - Ngay sau khi được bầu giữ chức thủ tướng Nhật Bản, sáng nay (5/10) ông Kishida Fumio đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Biden

Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Biden

VOV.VN - Ngay sau khi được bầu giữ chức thủ tướng Nhật Bản, sáng nay (5/10) ông Kishida Fumio đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Joe Biden.