Nhật Bản và Nam Á đối phó tình trạng thiếu điện, khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Trong mấy năm gần đây, tình trạng thiếu điện xảy ra thường xuyên tại nhiều quốc gia châu Á vào mùa hè. Cùng tìm hiểu thực trạng và biện pháp ứng phó tại một số quốc gia tiêu biểu.

Nguyên nhân Nhật Bản cũng thiếu điện

Tình trạng này diễn biến nghiêm trọng ngay tại Nhật Bản vốn là quốc gia luôn chủ động nguồn năng lượng này.

Nhật Bản dự báo rằng tình trạng thiếu điện có thể kéo dài tới tận mùa đông này, và trở thành đợt thiếu điện nghiêm trọng nhất từ trước tới này. Có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, sau thảm họa kép xảy ra vào năm 2011, Nhật Bản dừng các nhà máy điện hạt nhân sau sự cố hạt nhân Fukushima. Tuy còn 1 số nhà máy điện hạt nhân hoạt động, nhưng sau trận động đất mạnh vào năm ngoái và tháng 3 năm nay, tổ máy số 1 và số 2 của một nhà máy điện hạt nhân ở Shinchi cũng đang trong thời gian bảo trì. Dự kiến phải đến tháng 12 năm nay mới có thể hoạt động trở lại.

Thứ hai, vào tháng 6, tháng 7 hàng năm, một số nhà máy nhiệt điện và các nhà máy điện khác đang trong giai đoạn kiểm tra định kỳ, nên hoạt động cung cấp điện bị tạm dừng. Một số nhà máy nhiệt điện phải ngừng hoạt động do chính sách giảm các-bon của chính phủ.

Thứ ba, năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng tạo ra nguồn điện cho Nhật Bản, nhưng do thời tiết thất thường, mưa nhiều nên cũng không đủ năng lượng.

Thứ tư, do xung đột Nga-Ukraine phát sinh nên giá xăng dầu tăng cao. Mặt khác đồng yen mất giá so với đồng USD. Có lúc đồng yen ở mức hơn 136 yen mới đổi được 1 USD, trở thành mức giá thấp nhất trong nhiều chục năm qua.

Thứ năm, đợt nắng nóng kéo dài gần đây cũng khiến nguồn điện khan hiếm hơn. Chỉ trong đợt nắng 9 ngày đầu tiên của năm nay đã có hàng chục cụ già bị tử vong do sốc nhiệt, hàng trăm người phải đi cấp cứu.

Cách ứng phó của Nhật Bản

Trong bối cảnh thiếu điện ảnh hưởng lớn đến đời sống và kinh tế, các nước sẽ phải xem xét điều chỉnh cơ cấu nguồn điện. Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ đưa ra các yêu cầu các công ty năng lượng khởi động lại các nhà máy nhiệt điện cũ đã đóng cửa do hết thời gian vận hành, cũng như khởi động lại nhiều nhà máy điện hạt nhân. Bên cạnh đó, từ tháng 7 các nhà máy nhiệt điện, điện hạt nhân kết thúc kiểm tra định kỳ sẽ tái khởi động trở lại.

Chính phủ có thể đưa ra các biện pháp trợ giá để cân đối đồng yen, ổn định giá xăng dầu trong nước.

Nhưng đó chỉ là các biện pháp trước mắt. Về lâu dài, Nhật Bản cần có những chiến lược phát triển năng lượng thay thế cho những nhà máy điện hạt nhân đã bị đóng cửa, hay thúc đẩy phát triển năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió, hay khôi phục trở lại một số nhà máy nhiệt điện. Đồng thời tăng nguồn điện dự trữ.

Một giải pháp căn cốt nữa là tiết kiệm điện. Việc tiết kiệm cũng phải được mỗi người dân, mỗi cơ quan công sở, công ty…thực hiện một cách triệt để.

Ở Nhật Bản trên thực tế hiếm khi xảy ra mất điện trừ phi đó là sự cố do thiên tai, sự cố bất thường. Nhưng trong tình hình thiếu điện, một giải pháp là tạm dừng cấp điện một thời gian tại khu vực nào đó cũng có thể sẽ phải tính đến. Tuy nhiên, đây không phải là khó khăn riêng của Nhật Bản mà cũng là khó khăn của rất nhiều quốc gia như Việt Nam của chúng ta hay Ấn Độ chẳng hạn.

Thiếu điện trầm trọng ở Nam Á, Ấn Độ

Tại Nam Á, ngoài lạm phát và khủng hoảng năng lượng nói chung, tình trạng thiếu điện từ Ấn Độ, Pakistan đến Sri Lanka đều tác động mạnh lên đời sống và sự phát triển kinh tế khu vực này.

Có lẽ không ở nơi nào cảm nhận rõ ràng về tình trạng thiếu điện nhiều như tại khu vực Nam Á trong những tháng qua. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng và ở mỗi nước lại rất khác nhau, nhưng tác động của nó lên đời sống kinh tế xã hội và cuộc sống người dân thì luôn có những điểm chung.

Từ Ấn Độ, Pakistan, tới Sri Lanka, các chính phủ và người dân đang phải làm nhiều cách để ứng phó với việc thiếu điện. Tình trạng cắt điện diện rộng liên tục diễn ra. Còn các nhà máy điện thiếu nhiên liệu để sản xuất hay hệ thống phân phối điện chịu sức ép lớn vì phụ tải tăng vọt. Điển hình như tại Ấn Độ, trong 2 tháng 4, 5, các đợt nắng nóng cực điểm kéo dài đẩy nhu cầu điện lên cao chưa từng có. Nhiều bang ở Ấn Độ thông báo thiếu hụt than để chạy các tổ máy nhiệt điện – nguồn cung cấp điện chính cho đất nước.

Từng có thời điểm, một số nhà máy nhiệt điện lớn tại bang Maharashtra hay Uttar Pradesh ngấp nghé cảnh hết than để vận hành. Tại một số bang ở miền Bắc, nhiều nhà máy công nghiệp đã phải dừng hoạt động để nhường điện cho nhu cầu sinh hoạt. Các bang lớn ở miền Bắc Ấn Độ như Uttar Pradesh, Punjab, Haryana, Rajasthan từng phải tiến hành cắt điện luân phiên, có lúc lên tới 7 giờ đồng hồ để tránh cho hệ thống lưới điện bị quá tải.

Ngoài nắng nóng, việc nền kinh tế trở lại guồng hoạt động bình thường 2 năm sau đại dịch cũng khiến nhu cầu điện gia tăng nhanh. Trong khi tại Ấn Độ, tình hình sản xuất và phân phối điện dường như đã được hạ nhiệt thì ở nước láng giềng Pakistan vẫn đang vật lộn để cân bằng nhu cầu năng lượng trong nước. Theo Bộ trưởng Năng lượng Pakistan Khurrum Dastagir, năng lực sản xuất điện của nước này vào khoảng 22.000 MW trong khi nhu cầu sử dụng điện vào khoảng 26.000 MW. Tuy nhiên, một số đánh giá cho thấy, chênh lệch giữa năng lực sản xuất và nhu cầu điện ở Pakistan lên tới 7.800 MW.

Chính vì khoảng cách này mà Pakistan đang phải tìm cách đối phó với cảnh thiếu điện. Ví dụ, thành phố Karachi, đô thị đông dân nhất của Pakistan, có lúc phải cắt điện tới 15 giờ mỗi ngày, còn tại thành phố Lahore, số giờ cắt điện ít hơn nhưng cũng rơi vào khoảng 12 tiếng. Chính phủ Pakistan hồi tháng 6 đã phải cho phép nhân viên các văn phòng chính quyền được nghỉ vào thứ Bảy để làm giảm nhu cầu dùng điện. Người ta cũng cấm tổ chức các lễ cưới sau 22h để cắt giảm hơn nữa phụ tải. Các khu chợ trong cả nước cũng phải đóng cửa trước 20h30 để phục vụ mục tiêu này.

Có hai nguyên nhân của tình trạng này. Thứ nhất là cuộc chiến tại Ukraine khiến chuỗi cung ứng dầu khí toàn cầu bị đứt gãy, giá nhiên liệu tăng vọt khiến Pakistan rơi vào cảnh không tìm được nguồn cung ứng nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Việc nguồn dự trữ ngoại hối suy giảm cũng khiến Chính phủ Pakistan không còn dư dả để nhập khẩu nhiên liệu.

Cuối cùng là Sri Lanka, đảo quốc Ấn Độ Dương này đang phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập. Dự trữ ngoại hối cạn kiệt khiến nước này không còn đủ tiền mặt để nhập khẩu nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu cho đời sống của người dân. Hệ quả là các nhà máy điện cũng vì thế mà không có nhiên liệu hoạt động. Việc cắt điện luân phiên trên toàn quốc đã trở nên quen thuộc ở Sri Lanka.

Đóng cửa trường học do thiếu điện 

Trong bối cảnh khủng hoảng nhiên liệu ngày một trầm trọng, chính quyền Sri Lanka sẽ đóng cửa các trường học, bắt đầu từ ngày hôm nay (4/7.

Thông báo được Bộ Giáo dục Sri Lanka đưa ra cho biết, tất cả các trường công và tư thục tại thủ đô Colombo, cũng như các trường học ở các thành phố chính và tỉnh khác sẽ đóng cửa do lịch cắt điện kéo dài.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Sri Lanka Nihal Ranasinghe đã đề nghị các trường tổ chức các lớp học trực tuyến cho học sinh. Ông Nihal Ranasinghe cũng cho biết, các trường học cấp phổ thông sẽ được phép tổ chức các lớp học với số lượng học sinh ít hơn, trong điều kiện những khó khăn về giao thông không ảnh hưởng đến các học sinh và giáo viên.

Ủy ban Dịch vụ công Sri Lanka (PUCSL) đã đồng ý không cắt điện trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 1 giờ chiều để tạo điều kiện cho việc giảng dạy trực tuyến vào các ngày trong tuần.

Kể từ tháng 3/2022, Sri Lanka đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Lạm phát giá lương thực tại Sri Lanka trong tháng 5/2022 ở mức 57,4%, cùng với đó là tình trạng thiếu hụt các mặt hàng thực phẩm chính, nhiên liệu và mất điện hàng ngày. Đồng tiền mất giá 80%, cùng với việc cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối đã khiến Sri Lanka không trả được các khoản nợ nước ngoài.

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động tiêu cực đến an ninh lương thực, nông nghiệp, sinh kế và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế tại Sri Lanka. Sản lượng lương thực trong vụ thu hoạch vừa qua thấp hơn năm ngoái từ 40 - 50% và vụ canh tác hiện tại đang gặp khó khăn khi người nông dân thiếu giống, phân bón, nhiên liệu và tín dụng.

Nhập than và câu chuyện phát thải carbon

Các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan cũng tính đến việc nhập khẩu thêm than để tăng cường phát triển nhiệt điện. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bài toán này được các nước cân nhắc như thế nào, đặc biệt là Ấn Độ - một trong những quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới?

Với vị trí là nước tiêu thị năng lượng lớn thứ 3 thế giới và cũng là nhà phát thải carbon thứ 3 toàn cầu, rõ ràng Ấn Độ có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến cắt giảm khí thải toàn cầu. Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng, Ấn Độ là một nền kinh tế đang phát triển, với quy mô tới hơn 1,3 tỷ người, trình độ phát triển vẫn còn ở mức trung bình và không đồng đều. Bởi vậy, nhu cầu sử dụng năng lượng của Ấn Độ là rất lớn và sẽ còn tăng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế. Việc lựa chọn giữa hoàn thành các mục tiêu kinh tế để đưa hàng chục triệu người ra khỏi đói nghèo với thực hiện các mục tiêu khí hậu là bài toán đầy thách thức cho Ấn Độ.

Tại Hội nghị COP26 diễn ra ở Scotland năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố mục tiêu trung hòa phát thải khí CO2 của Ấn Độ là vào năm 2070 - hai thập kỷ sau khi Mỹ hoàn thành việc này và ít nhất 10 năm sau Trung Quốc. Đây là hai quốc gia có lượng phát thải lớn hơn Ấn Độ. Nhưng điều này cũng chỉ giúp giảm 1/10 mức độ ấm lên của Trái đất.

Để có thể hoàn thành mục tiêu này, trong ngắn hạn từ nay tới năm 2030, Ấn Độ sẽ phải tăng các nguồn điện không phát thải khí carbon lên 500 gigawatt, và sử dụng các công nghệ năng lượng xanh để đáp ứng 1 nửa nhu cầu năng lượng của mình. Nước này sẽ phải cắt giảm khoảng 1 tỷ tấn khí thải carbon so với các mục tiêu trước đó, giảm mức độ tập trung khí thải của nền kinh tế xuống còn 45%. Đây được coi là các mục tiêu rất tham vọng với Ấn Độ nếu căn cứ trên trình độ phát triển của cả nền kinh tế. Điều này sẽ không hề dễ dàng. Việc Ấn Độ hay Pakistan phải tăng lượng điện sản xuất bằng than để đáp ứng các nhu cầu cấp bách trước mắt cho thấy các vấn đề vĩ mô lớn nếu thế giới muốn đạt được các mục tiêu về giảm phát thải và khí hậu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Serbia phớt lờ lệnh trừng phạt của EU, đạt thỏa thuận khí đốt với Nga
Serbia phớt lờ lệnh trừng phạt của EU, đạt thỏa thuận khí đốt với Nga

VOV.VN - Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic vừa tuyên bố ông đã đạt được với Nga một thỏa thuận khí đốt "cực kỳ có lợi" trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29/5.

Serbia phớt lờ lệnh trừng phạt của EU, đạt thỏa thuận khí đốt với Nga

Serbia phớt lờ lệnh trừng phạt của EU, đạt thỏa thuận khí đốt với Nga

VOV.VN - Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic vừa tuyên bố ông đã đạt được với Nga một thỏa thuận khí đốt "cực kỳ có lợi" trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29/5.

EU đang hủy hoại an ninh năng lượng của chính mình bằng kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga?
EU đang hủy hoại an ninh năng lượng của chính mình bằng kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga?

VOV.VN - Với giá năng lượng tăng cao và không có phương án thay thế rõ ràng, việc EU áp thêm lệnh trừng phạt lên dầu mỏ có khả năng sẽ làm tổn thương khối này hơn cả Nga.

EU đang hủy hoại an ninh năng lượng của chính mình bằng kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga?

EU đang hủy hoại an ninh năng lượng của chính mình bằng kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga?

VOV.VN - Với giá năng lượng tăng cao và không có phương án thay thế rõ ràng, việc EU áp thêm lệnh trừng phạt lên dầu mỏ có khả năng sẽ làm tổn thương khối này hơn cả Nga.

Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga
Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga

VOV.VN - Nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt sau khi hai nước này từ chối thanh toán cho Nga bằng đồng rúp. Liên minh châu Âu (EU) đang phải nỗ lực thích ứng với tình hình mới.

Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga

Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga

VOV.VN - Nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt sau khi hai nước này từ chối thanh toán cho Nga bằng đồng rúp. Liên minh châu Âu (EU) đang phải nỗ lực thích ứng với tình hình mới.

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?
Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

Nga đẩy mạnh tác chiến điện tử và phòng không, vô hiệu hóa hàng loạt UAV Ukraine
Nga đẩy mạnh tác chiến điện tử và phòng không, vô hiệu hóa hàng loạt UAV Ukraine

VOV.VN - Vào đầu cuộc chiến, UAV Ukraine tung hoàng khá mạnh, gây cho Nga nhiều thiệt hại. Thời gian qua, Nga đã tăng cường tác chiến điện tử và năng lực phòng không, khiến UAV Ukraine ngày càng kém hiệu quả.

Nga đẩy mạnh tác chiến điện tử và phòng không, vô hiệu hóa hàng loạt UAV Ukraine

Nga đẩy mạnh tác chiến điện tử và phòng không, vô hiệu hóa hàng loạt UAV Ukraine

VOV.VN - Vào đầu cuộc chiến, UAV Ukraine tung hoàng khá mạnh, gây cho Nga nhiều thiệt hại. Thời gian qua, Nga đã tăng cường tác chiến điện tử và năng lực phòng không, khiến UAV Ukraine ngày càng kém hiệu quả.

Nạn đói và thiếu điện - khởi đầu của cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi
Nạn đói và thiếu điện - khởi đầu của cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi

VOV.VN - Nạn đói và tình trạng mất điện kéo dài chỉ là khởi đầu của một cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi.

Nạn đói và thiếu điện - khởi đầu của cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi

Nạn đói và thiếu điện - khởi đầu của cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi

VOV.VN - Nạn đói và tình trạng mất điện kéo dài chỉ là khởi đầu của một cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi.