Những ẩn số quyết định thành bại của ông Trump trong bầu cử Mỹ 2020

VOV.VN - Theo đánh giá của giáo sư Peter Bergerson, hiện nay Tổng thống Trump đang nắm những lợi thế mà khó ai sánh được.

Cuộc cạnh tranh quyền lực trên chính trường Mỹ, dù dưới bất kỳ hình thức nào, đều đã nhuốm đậm màu bầu cử 2020. Hiện nay, giới quan sát và người dân Mỹ đang rất quan tâm đến việc nhân vật nào sẽ có tiềm năng làm chủ Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tiếp theo và chính sách đối ngoại cũng như đối nội của họ sẽ được định hình ra sao?

Giáo sư người Mỹ Peter Bergerson.

Còn nhớ vào ngày 9/11/2016, nhiều người đã hồi hộp theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và bất ngờ khi tỷ phú Donald Trump đánh bại ứng cử viên Hillary Clinton, trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Nhưng liệu xu thế này có tiếp diễn trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2020? Giáo sư người Mỹ Peter Bergerson, Trường Đại học Florida Gulf Coast đã đưa ra những phân tích cụ thể xoay quanh chủ đề này.

Cơ chế bầu cử Mỹ

Giáo sư Peter Bergerson cho biết, để hoàn thiện con đường dẫn tới Nhà Trắng cần phải tiến hành 2 bước cơ bản. Thứ nhất, các đảng sẽ đưa ra đề cử cho các ứng cử viên tổng thống của họ. Thứ 2, các bang sẽ bầu đại cử tri để có lá phiếu đại cử tri cho cuộc bầu cử chính thức vào tháng 11/2020.  

Trong thời gian tới đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa sẽ thực hiện các hội nghị toàn quốc để chốt lại danh sách cuối cùng những ứng cử viên được đề cử cho đảng của họ. Giáo sư Peter Bergerson nhấn mạnh, tại Đảng Cộng hòa, Tổng thống Trump đang dẫn đầu và có khả năng cao ông sẽ tiếp tục được đề cử để đại diện cho Đảng này tham gia cuộc bầu cử sắp tới. Gần như không có sự phản đối nào với Tổng thống Trump khi đứng ra đại diện cho đảng của ông. Thời điểm này cũng được coi là khá muộn cho các ứng cử viên khác khi muốn chen chân vào đề cử để cạnh tranh với ông Trump.

Về phía đảng Dân chủ, theo tiến trình hiện nay sẽ có 24 ứng cử viên được lựa chọn trong đảng này. Nhưng trong số đó chỉ có 5 cho đến 6 ứng cử viên thực sự sáng giá và được cân nhắc một cách nghiêm túc, nổi bật là cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Lá phiếu quyết định trong cuộc bầu cử

Giáo sư Peter Bergerson giải thích, người dân Mỹ lựa chọn Tổng thống của họ qua 2 lá phiếu gồm phiếu phổ thông do dân bầu và lá phiếu đại cử tri do các nghị sỹ bang bầu ra.

Lá phiếu phổ thông chỉ là một phần trong quá trình lựa chọn ai sẽ là tổng thống và không đóng vai trò chủ chốt. Yếu tố quyết định của cuộc bầu cử chính là phiếu đại cử tri. Có 538 số phiếu đại cử tri rải rác ở 50 bang của Mỹ và thủ đô Washington D.C. Tiêu chí để một đảng được lựa chọn nhân vật trở thành Tổng thống là họ phải giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri trong tổng 538 phiếu. Mỗi bang có số phiếu đại cử tri không đồng đều, tùy thuộc vào số đại diện của họ trong Thượng viện và Hạ viện của Mỹ.

Theo giáo sư Peter Bergerson, người thắng cử Tổng thống chưa hẳn là người giành được nhiều lá phiếu phổ thông nhất. Thực tế cho thấy, trong  số 7 cuộc bầu cử vừa qua tại Mỹ, thì có 4 lần Tổng thống được bầu không phải là người giành được đa số lá phiếu phổ thông, chẳng hạn như  Bill Clinton, George.W. Bush, Donald Trump.

 

Các bang được phân chia thành 5 nhóm.

Bang chiến địa

Chính trị Mỹ phân định rõ ràng về việc bang nào thường là bang an toàn của đảng nào. Giáo sư Peter Bergerson nêu rõ, các bang được phân chia thành 5 nhóm chính. Trước hết là những bang luôn luôn ủng hộ đảng Cộng hòa như Alabama, Arkansas... Ở thái cực ngược lại là những bang chỉ ủng hộ đảng Dân chủ như Illinois, Maryland… Tiếp đến là những bang chiến địa dịch chuyển giữa ủng hộ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.

Giáo sư Peter Bergerson chia sẻ, theo quan sát của ông thì các ứng cử viên Tổng thống Mỹ sẽ chẳng bao giờ bỏ ra quá nhiều tiền bạc và công sức để vận động tranh cử tại những bang được coi là an toàn của đối thủ, bởi dù cố gắng đến mấy họ cũng sẽ khó có được đa số phiếu ủng hộ tại các bang đó.

Giáo sư Peter Bergerson chỉ rõ, yếu tố quyết định cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lại nằm ở những bang chiến địa và trung lập. Còn lại một số bang với quan điểm chính trị thiên tả hoặc thiên hữu cũng có thể mang đến nhiều bất ngờ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Ai nắm thế thượng phong?

Qua nghiên cứu, giáo sư Peter Bergerson dự đoán, đảng Dân chủ gần như chắc chắn sẽ có 205 phiếu đại cử tri, đảng Cộng hòa sẽ có 191 phiếu đại cử tri. Đây là cuộc đua khá sít sao và số phiếu mà họ phải cạnh tranh với nhau là 142 phiếu, chủ yếu nằm ở các bang trung lập. Thông thường đối với các cuộc chạy đua sát ván trong bầu cử như thế này thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng có thể dẫn đến kết quả chênh lệch khá lớn.

Theo đánh giá của giáo sư Peter Bergerson, hiện nay Tổng thống Trump đang nắm những lợi thế mà khó ai có được. Trên thực tế rất khó đánh bại một tổng thống đương nhiệm. Nhìn ở góc độ lịch sử nước Mỹ, thì một tổng thống đương nhiệm sẽ dễ dàng chiến thắng trong nhiệm kỳ 2 hơn các ứng cử viên khác .

Ngoài ra cũng phải xét đến yếu tố nữa là nền kinh tế Mỹ hiện nay tăng trưởng khá tốt và ông Trump có những nhóm trung thành ủng hộ ông, chiếm khoảng 35% dân số Mỹ. Bên cạnh đó Tổng thống Trump đã có nhiều thành tựu về mặt ngoại giao trong suốt 2 năm rưỡi cầm quyền, phải kể đến việc xử lý vấn đề người nhập cư, đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Mexico, Canada, hay trong giải quyết hồ sơ hạt nhân Triều Tiên. Đặc biệt, việc Tổng thống Trump liên tục áp thuế Trung Quốc, cứng rắn trong đàm phán thương mại với Bắc Kinh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cử tri và đó là một điểm cộng đối với ông.   

Tuy nhiên, đối thủ của ông là Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng có khá nhiều điểm mạnh. Ông Biden là ứng cử viên sáng giá nhất của đảng Dân chủ, có kinh nghiệm dày dặn trên chính trường và tham gia nhiều công việc của thượng nghị viện Mỹ. Việc ông Trump có đánh bại được ông Biden hay không phịu thuộc rất nhiều vào những thành công và thất bại trong suốt nhiệm kỳ đầu làm Tổng thống đầu kéo dài 4 năm của ông, quá trình ông thực hiện chiến dịch tranh cử hay hiện thực hóa các cam kết và chính sách ông đưa ra.

Có thể nói còn rất nhiều điều có thể thay đổi từ nay cho đến cuộc bầu cử chính thức vào năm 2020. Các số liệu thống kê cho thấy Tổng thống Trump thắng cử năm 2016 là do số người bỏ phiếu cho ông ra quyết định ở thời điểm sát nút, tức là 1 tuần cuối trước bầu cử họ mới đưa ra quyết định ủng hộ cho ông và đó là lý do cho kết qủa bất ngờ vào phút chót./.

Giáo sư Peter John Bergerson giảng dạy môn Hành chính công / Chính sách công tại Khoa Khoa học Chính trị và Hành chính công, Đại học Florida Gulf Coast. Các lĩnh vực chuyên môn của ông bao gồm nghiên cứu các tổ chức chính phủ Mỹ, chính phủ tiểu bang, chính quyền đô thị, liên bang và chính sách tư pháp. Giáo sư Bergerson là tác giả của một số sách và ấn phẩm về giáo dục và chính sách công.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trump nói đùa với Putin: Đừng có can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020
Trump nói đùa với Putin: Đừng có can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020

VOV.VN - Tại Hội nghị G20 ở Nhật Bản, ông Trump đã nói đùa với ông Putin rằng Nga đừng có can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Trump nói đùa với Putin: Đừng có can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020

Trump nói đùa với Putin: Đừng có can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020

VOV.VN - Tại Hội nghị G20 ở Nhật Bản, ông Trump đã nói đùa với ông Putin rằng Nga đừng có can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Infographics: Kết quả bầu cử Mỹ 2018 và tương quan Dân chủ-Cộng hòa
Infographics: Kết quả bầu cử Mỹ 2018 và tương quan Dân chủ-Cộng hòa

VOV.VN - Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ chia nhau quyền kiểm soát lần lượt Hạ viện và Thượng viện của Quốc hội trong khi đảng Dân chủ nắm thêm 7 ghế Thống đốc.

Infographics: Kết quả bầu cử Mỹ 2018 và tương quan Dân chủ-Cộng hòa

Infographics: Kết quả bầu cử Mỹ 2018 và tương quan Dân chủ-Cộng hòa

VOV.VN - Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ chia nhau quyền kiểm soát lần lượt Hạ viện và Thượng viện của Quốc hội trong khi đảng Dân chủ nắm thêm 7 ghế Thống đốc.

Bầu cử Tổng thống 2020: Nước Mỹ sẽ gọi tên ông Trump một lần nữa?
Bầu cử Tổng thống 2020: Nước Mỹ sẽ gọi tên ông Trump một lần nữa?

VOV.VN - Trọng tâm chiến dịch tái tranh cử của ông Trump là chính sách đối ngoại, được hiện thực hóa bằng những hành động mang lại chiến thắng cho nước Mỹ.

Bầu cử Tổng thống 2020: Nước Mỹ sẽ gọi tên ông Trump một lần nữa?

Bầu cử Tổng thống 2020: Nước Mỹ sẽ gọi tên ông Trump một lần nữa?

VOV.VN - Trọng tâm chiến dịch tái tranh cử của ông Trump là chính sách đối ngoại, được hiện thực hóa bằng những hành động mang lại chiến thắng cho nước Mỹ.