Những cuộc bầu cử định hình thế giới trong năm 2022

VOV.VN - Năm 2022 chứng kiến hàng loạt cuộc bầu cử trên thế giới với những cái tên có thể định hình sự thay đổi của không chỉ một quốc gia mà còn cả khu vực.

Quyết định tương lai châu Âu

Ngay khi bước sang năm mới, các nghị sĩ Italy sẽ lựa chọn ra một tổng thống mới - một vị trí chủ yếu có ý nghĩa về mặt nghi thức. Ứng viên được ủng hộ hiện nay là Thủ tướng Mario Draghi - một trong những lãnh đạo được kính trọng nhất trong Liên minh châu Âu, người từng là cựu lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu và nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất.

Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu ông Draghi được lựa chọn trở thành Tổng thống thì gần như chắc chắn chính phủ liên minh Italy sẽ sụp đổ và dẫn đến một cuộc bầu cử khác khi các chính phủ ở đây giải tán trung bình 13 tháng/lần. Dù vậy, việc ông Draghi trở thành tổng thống "có thể là nhân tố làm ổn định chính trị trong 7 năm tới", công ty xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đánh giá. Cặp đôi quyền lực mới của EU là ông Draghi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể sẽ giúp lấp đầy khoảng trống để lại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Để như vậy, ông Macron cần giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử vòng hai vào tháng 4/2022 để tiếp tục trở thành ông chủ Điện Elysée trong 5 năm nữa. Khả năng ứng phó với đại dịch và một nền kinh tế đang lên khiến ông Macron có một vị trí vững chắc để đảm bảo triển vọng tái đắc cử. Dù vậy, các chính sách kinh tế của ông Macron, chẳng hạn như kế hoạch cải cách lương hưu và nới lỏng các quy định lao động có thể vẫn đình trệ.

"Người dân Pháp không thể chấp nhận một cuộc cải cách đau đớn sau những năm trải qua các biện pháp hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của họ", ngân hàng ING của Hà Lan cảnh báo.

Cho tới nay, ít nhất 10 đối thủ của ông Macron đang tiến hành chiến dịch tranh cử và những bước ngoặt vào phút cuối hoàn toàn có thể đảo ngược tình hình. Dù vậy, ông Macron từng đánh bại các chính trị gia kỳ cựu năm 2017 ở tuổi 38 để trở thành Tổng thống.

Nhiều cử tri cánh tả, với sự bất mãn trước nền chính trị thân thiện với doanh nghiệp của ông Macron và tỷ lệ lạm phát cao nhất thập kỷ, đã tuyên bố họ sẽ ở nhà thay vì bỏ phiếu cho ông, thậm chí cả khi điều đó có thể khiến một nhân vật cực hữu trở thành tổng thống.

"Trong cuộc bầu cử vào tháng 4/2022, giống như cách đây 5 năm, vấn đề không chỉ là người đứng đầu Điện Elysée mà còn là tương lai châu Âu", Giovanni Capoccia, chuyên gia chính trị tại Đại học Oxford đánh giá.

Tương lai châu Âu cũng đứng trước những điều khó đoán trong cuộc bầu cử vào tháng 4 ở Hungary, nơi Thủ tướng Viktor Orbán - một nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu sẽ đối đầu với thị trưởng theo quan điểm bảo thủ của một thị trấn nhỏ Peter Marki-Zay. Các quan chức châu Âu dường như đều mong muốn sự ra đi của ông Orbán sau 11 năm - người đã khiến Hungary trở thành quốc gia bị chỉ trích nhiều nhất trong liên minh 27 quốc gia này.

Tuy nhiên, những nhân tố bên ngoài có thể khiến ông Orbán giành được lợi thế. Những người theo quan điểm bảo thủ ở Mỹ sẽ tổ chức một hội nghị ở Budapest vào tháng 3/2022 để ủng hộ ông Orbán. Bên cạnh đó, những thỏa thuận đường sắt và điện hạt nhân, được thành lập với những khoản nợ từ Nga và Trung Quốc có thể khiến những nước này quan tâm đến chiến thắng của ông Orbán.

"Mặc dù Moscow và Bắc Kinh nhìn chung không đóng vai trò gì trong những cuộc bầu cử tại các quốc gia nhỏ ở Trung Âu nhưng Hungary có thể là một ngoại lệ", Andras Racz, học giả cấp cao về an ninh và quốc phòng tại Hội đồng Đối ngoại Đức đánh giá.

"Một cuộc bầu cử tự do và công bằng ở Hungary có vai trò quan trọng với trật tự của châu Âu và thế giới", chuyên gia này bình luận.

Bầu cử ở châu Á

Ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử ở Hàn Quốc vào tháng 3 tới nhằm thay thế Tổng thống Moon Jae-in cũng như mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Cùng với 55 triệu dân Hàn Quốc - những người đang phản đối tham nhũng, giá nhà tăng và thất nghiệp, cả Mỹ và Trung Quốc (những đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc) đều quan tâm đến cuộc bầu cử này.

"Một trong những mối quan tâm lớn nhất của người dân Hàn Quốc là lựa chọn một ứng viên có thể khôi phục nền kinh tế và khiến cho cuộc sống của họ ổn định", Sang Kim - chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc tại Mỹ ở Washington cho hay.

Các cử tri ở Philippines cũng chứng kiến sự thay đổi lớn về chính trị trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2022 khi họ chọn ra người kế nhiệm Tổng thống Rodrigo Duterte. Bất kỳ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này đều sẽ cần khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 của Philippines. Trong số hàng loạt ứng viên, người chiến thắng có thể được bầu chỉ với 25% phiếu cử tri, do đó, cuộc bầu cử này trở nên rất khó đoán.

Bầu cử ở châu Phi và châu Mỹ

Sự bất mãn trên quy mô lớn trong đại dịch Covid-19 cũng tác động đến các cuộc bầu cử ở những quốc gia khác như: Kenya, với cuộc bầu cử vào tháng 8, đang chứng kiến sự bất ổn gia tăng sau khi ngành công nghiệp du lịch sụp đổ hay Colombia, với cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5, đang trải qua hàng loạt cuộc biểu tình phản đối. Lebanon, dự kiến tổ chức bầu cử vào tháng 5, cũng chứng kiến các cuộc biểu tình phản đối và sự thất vọng của người dân trước một nền kinh tế sụp đổ.

Tại Brazil, Tổng thống Jair Bolsonaro sẽ đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt để đảm bảo khả năng tái đắc cử trước cựu lãnh đạo cánh tả Luiz Inačio Lula da Silva vào ngày 2/10. Ông Bolsonaro từng hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, bác bỏ việc đeo khẩu trang và tiêm vaccine diện rộng, đồng thời nói với những người ủng hộ ông rằng, chỉ một cuộc bầu cử gian lận mới khiến ông thất bại.

Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ và tương lai của Biden

Cuối cùng, ngày 8/11, các cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu toàn bộ 435 thành viên Hạ viện và 34 trong số 100 thành viên Thượng viện. Đây là cuộc bầu cử có thể định hình các chương trình nghị sự của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những năm tới.

Nếu đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát một hoặc cả Thượng viện và Hạ viện, họ sẽ có quyền lực ngăn chặn các kế hoạch kinh tế của Tổng thống Biden, cũng như củng cố đa số thành viên có quan điểm bảo thủ tại Tòa án Tối cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chạy đua vũ trang sẽ đốt nóng cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung năm 2022
Chạy đua vũ trang sẽ đốt nóng cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung năm 2022

VOV.VN - Chạy đua vũ trang dựa trên công nghệ tiên tiến sẽ chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung năm 2022.

Chạy đua vũ trang sẽ đốt nóng cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung năm 2022

Chạy đua vũ trang sẽ đốt nóng cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung năm 2022

VOV.VN - Chạy đua vũ trang dựa trên công nghệ tiên tiến sẽ chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung năm 2022.

Cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ tăng nhiệt vào năm 2022, đối đầu vẫn là xu thế chủ đạo
Cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ tăng nhiệt vào năm 2022, đối đầu vẫn là xu thế chủ đạo

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế, địa chính trị và cuộc cạnh tranh này được dự đoán sẽ nóng hơn trong năm 2022.

Cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ tăng nhiệt vào năm 2022, đối đầu vẫn là xu thế chủ đạo

Cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ tăng nhiệt vào năm 2022, đối đầu vẫn là xu thế chủ đạo

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế, địa chính trị và cuộc cạnh tranh này được dự đoán sẽ nóng hơn trong năm 2022.

Nhật Bản chờ đón năm mới 2022: Đẩy mạnh cải cách về kinh tế và chính sách đối ngoại
Nhật Bản chờ đón năm mới 2022: Đẩy mạnh cải cách về kinh tế và chính sách đối ngoại

VOV.VN - Sau khi Thủ tướng Kishida Fumio chính thức lên nắm quyền lãnh đạo Nhật Bản thay cho cựu Thủ tướng Suga. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới của Nhật Bản đã có nhiều điều chỉnh về chính sách với mong muốn thúc đẩy hơn nữa uy tín và vị thế của nước Nhật trong bối cảnh mới.

Nhật Bản chờ đón năm mới 2022: Đẩy mạnh cải cách về kinh tế và chính sách đối ngoại

Nhật Bản chờ đón năm mới 2022: Đẩy mạnh cải cách về kinh tế và chính sách đối ngoại

VOV.VN - Sau khi Thủ tướng Kishida Fumio chính thức lên nắm quyền lãnh đạo Nhật Bản thay cho cựu Thủ tướng Suga. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới của Nhật Bản đã có nhiều điều chỉnh về chính sách với mong muốn thúc đẩy hơn nữa uy tín và vị thế của nước Nhật trong bối cảnh mới.