Những mục tiêu Ukraine có thể nhắm tới khi nhận tên lửa ATACMS từ Mỹ

VOV.VN - Tên lửa ATACMS của Mỹ có tầm bắn lên tới 300 km, có thể giúp Ukraine nhắm tới bất cứ mục tiêu nào trên các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, bao gồm cả Crimea.

Kênh truyền hình NBC News dẫn các nguồn tin trong chính quyền và một quan chức Quốc hội Mỹ tiết lộ Tổng thống Joe Biden đã thông báo với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Washington sẽ cung cấp một số lượng hạn chế tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Nguồn tin không tiết lộ khi nào chính quyền Mỹ công bố gói viện trợ tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), cũng như thời điểm tên lửa sẽ thực sự được chuyển tới Ukraine.

Thêm lựa chọn cho cuộc phản công

Lực lượng Ukraine đã nhiều lần yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS. Những tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn phân mảnh nặng 500 pound (220kg) và có tầm bắn tối đa khoảng 300km. Điều này có thể cho phép lực lượng Ukraine vươn sâu hơn vào các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát bao gồm cả Crimea.

Tom Karako, Giám đốc Dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết: “ATACMS là hệ thống tấn công đất đối đất hàng đầu của pháo binh dã chiến. Nó cho phép pháo binh cơ động, phân tán, ẩn náu, đồng thời có thể khiến đối phương không thể xác định chính xác tên lửa được phóng từ đâu”.

ATACMS được thiết kế để có thể phóng từ bệ phóng HIMARS mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine. Phương tiện mặt đất có thể “bắn và chạy” sau khi phóng tên lửa để tránh bị tấn công đáp trả.

“Loại tên lửa này còn đem lại cho Ukraine thêm một lựa chọn linh hoạt trong cuộc phản công. Các loại tên lửa đòi hỏi phải phóng từ trên không sẽ hạn chế địa điểm và thời điểm Ukraine có thể sử dụng chúng. Về cơ bản, với ATACMS, lực lượng mặt đất sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa các bệ phóng tên lửa đến bất cứ nơi nào họ cần”, Gordon Lubold, phóng viên mảng an ninh quốc gia của WSJ, nói.

Chuyên gia Karako cho hay: “Một trong những tính năng thú vị của bệ phóng HIMARS là nó không tiết lộ chính xác loại tên lửa mà nó có thể phóng. Điều đó có lợi cho Ukraine bởi cho dù đối phương đang giám sát, họ cũng sẽ không biết chính xác tên lửa bên trong bệ phóng là gì, liệu đó có phải là ATACMS uy lực hơn so với đạn dược tầm ngắn hay không”.

Những mục tiêu nằm trong tầm bắn của ATACMS

Tầm bắn của ATACMS là khoảng 300km, xa hơn đáng kể so với tầm bắn 250km của Storm Shadow.

“Tầm bắn xa hơn đem lại lợi thế lớn hơn. Ukraine có thể khai hỏa từ vị trí an toàn hơn mà không cần phải đưa bệ phóng đến sát phòng tuyến của Nga để đánh vào các mục tiêu ở sâu hơn”, ông Karako nói.

Với tầm bắn như vậy, Ukraine có thể sử dụng ATACMS để nhắm vào gần như bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ do Nga kiểm soát, bao gồm Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol và cầu Crimea. Về mặt lý thuyết, ATACMS cũng cho phép lực lượng Ukraine tấn công các mục tiêu xa hơn trên đất Nga, nhưng Kiev đã cam kết chỉ sử dụng ATACMS trong phạm vi biên giới Ukraine (theo quan điểm của Ukraine bao gồm 4 vùng sáp nhập vào Nga năm 2022 và bán đảo Crimea).

Viktor Kevliuk, chuyên gia của Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, cho hay, lý do Ukraine cần ATACMS là sử dụng chúng để làm suy yếu khả năng phòng không mạnh mẽ của Nga. Theo ông, việc phá hủy các hệ thống phòng không của Nga sẽ cho phép không quân Ukraine, vốn đang thiếu máy bay tấn công, bay sâu hơn vào lãnh thổ do Nga kiểm soát và tấn công các mục tiêu ở đó.

Tầm bắn của ATACMS có thể buộc Moscow phải di chuyển các kho vũ khí, hậu cần và trung tâm chỉ huy cách xa mặt trận hơn 320km. Nhưng làm như vậy sẽ gây phức tạp cho nỗ lực tiếp tế cho lực lượng Nga đang ngăn chặn đà tiến của Ukraine trong cuộc phản công.

ATACMS có thể đạt tốc độ tối đa Mach 3 (3.700km/h), nhanh hơn đáng kể so với các tên lửa khác. Tên lửa hành trình Storm Shadow có tốc độ khoảng 1.000km/h, còn tên lửa Kh-101 của Nga có tốc độ tối đa khoảng 1.130km/h.

Theo Federico Borsari, thành viên của Chương trình An ninh và Quốc phòng xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu, các tên lửa có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 3.700 km/h rất khó bị đánh chặn trong giai đoạn cuối do chúng lao xuống quá nhanh.

Hệ thống dẫn đường của ATACMS kết hợp với GPS, giúp nó nhắm mục tiêu chính xác cao, chống bị gây nhiễu và áp chế điện tử, đồng thời giảm thiểu thiệt hại phụ khi va chạm. ATACMS cũng được thiết kế để có thể bắn trúng nhiều loại mục tiêu. Nó có khả năng cơ động cao trên không, cho phép bắn trúng mục tiêu từ nhiều góc độ khác nhau.

Tên lửa của ATACMS có thể mang một trong hai loại đầu đạn: đầu đạn đơn hoặc đạn chùm. Đầu đạn đơn và đạn chùm được thiết kế riêng cho những mục đích khác nhau nhưng cả 2 đều có thể nhắm tới nhiều mục tiêu khác nhau. Đầu đạn đơn có khả năng nhắm mục tiêu tốt hơn vào các mục tiêu đơn lẻ cụ thể trong khi đạn chùm có hiệu quả cao nhất khi nhắm vào binh lính và thiết bị đang di chuyển của đối phương.

Vì sao Mỹ quyết định gửi ATACMS cho Ukraine?

Hiện chưa rõ Mỹ sẽ cung cấp biến thể nào cho Ukraine. Bất chấp yêu cầu của Ukraine từ lâu, Mỹ vẫn do dự trong việc gửi ATACMS cho đến thời điểm hiện tại.

“Có lo ngại rằng Ukraine có thể sử dụng ATACMS nhắm mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Nhưng chúng ta cũng đang ở thời điểm phản công, nó diễn ra chậm hơn rất nhiều so với dự kiến của bất kỳ ai. Vì vậy Mỹ có thể đang bật đèn xanh cho việc cung cấp các hệ thống vũ khí khác mà Washington từng không muốn gửi cho Kiev trước đây”, ông Gordon nói.

Chính quyền của Tổng thống Biden phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Ukraine và cả Quốc hội Mỹ trong việc gửi tên lửa ATACMS. Tháng 6/2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua một nghị quyết lưỡng đảng ủng hộ việc gửi ATACMS tới Ukraine. Chính quyền ông Biden cũng đã đảo ngược quyết định về một số vũ khí trước đây, giống như với xe tăng Abrams.

Một số quan chức bày tỏ lo ngại về kho dự trữ ATACMS trong nước của Mỹ bởi thực tế Washington không dư thừa nhiều tên lửa loại này.

Việc Mỹ thay đổi quyết định cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine diễn ra trong bối cảnh một quan chức quân đội Mỹ cho biết tên lửa thay thế ATACMS, Tên lửa tấn công chính xác PrSM, sẽ được đưa vào kho dự trữ của Mỹ trong thời gian tới. PrSM có thể đạt tầm bắn hơn 320km, xa hơn so với ATACMS.

“Điều đó cũng có thể giảm bớt áp lực lên kho dự trữ của Mỹ để Washington cung cấp ATACMS cho Ukraine”, ông Gordon nhận định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình cảnh của Ukraine nếu tiếp tục phản công trong mùa đông khắc nghiệt
Tình cảnh của Ukraine nếu tiếp tục phản công trong mùa đông khắc nghiệt

VOV.VN - Tuyên bố tiếp tục cuộc phản công trong mùa đông bất chấp điều kiện thời tiết không thuận lợi và thiếu hụt về lực lượng cũng như vũ khí, Ukraine được cho là sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Tình cảnh của Ukraine nếu tiếp tục phản công trong mùa đông khắc nghiệt

Tình cảnh của Ukraine nếu tiếp tục phản công trong mùa đông khắc nghiệt

VOV.VN - Tuyên bố tiếp tục cuộc phản công trong mùa đông bất chấp điều kiện thời tiết không thuận lợi và thiếu hụt về lực lượng cũng như vũ khí, Ukraine được cho là sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

WSJ: Quân đội Nga đã thích nghi với chiến trường ở Ukraine
WSJ: Quân đội Nga đã thích nghi với chiến trường ở Ukraine

VOV.VN - Việc quân đội Nga thích nghĩ với điều kiện chiến trường ở Ukraine có thể gây khó khăn cho Kiev trong việc giành lại các vùng lãnh thổ đã mất, báo Wall Street Journal nhận định.

WSJ: Quân đội Nga đã thích nghi với chiến trường ở Ukraine

WSJ: Quân đội Nga đã thích nghi với chiến trường ở Ukraine

VOV.VN - Việc quân đội Nga thích nghĩ với điều kiện chiến trường ở Ukraine có thể gây khó khăn cho Kiev trong việc giành lại các vùng lãnh thổ đã mất, báo Wall Street Journal nhận định.

Cựu trợ lý Tổng thống Ukraine: Xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035
Cựu trợ lý Tổng thống Ukraine: Xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

VOV.VN - Cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, ông Aleksey Arestovich, cho rằng, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể tiếp tục kéo dài hơn một thập kỷ, đồng thời dự đoán 2 nước láng giềng khó có thể giải quyết những khác biệt trong tương lai gần.

Cựu trợ lý Tổng thống Ukraine: Xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

Cựu trợ lý Tổng thống Ukraine: Xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

VOV.VN - Cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, ông Aleksey Arestovich, cho rằng, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể tiếp tục kéo dài hơn một thập kỷ, đồng thời dự đoán 2 nước láng giềng khó có thể giải quyết những khác biệt trong tương lai gần.