Kỳ 2:

Những thách thức trong tham vọng chấn hưng nông thôn của Trung Quốc

VOV.VN - Là một quốc gia XHCN, sau một thời gian dài đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, Trung Quốc quay lại chú ý vấn đề nông thôn. Chấn hưng nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với nước này trong tình hình mới. Tuy nhiên, chính sách đó cũng gặp phải nhiều thách thức.

>> Xem Kỳ 1: Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc

Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực

Việc thúc đẩy chấn hưng nông thôn ở Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm sản xuất lương thực nội địa của nước này không thể đáp ứng được lối sống và các thói quen tiêu dùng hiện tại. Bối cảnh rộng lớn hơn là các đứt gãy trong thương mại lương thực toàn cầu và thảm họa thiên nhiên, sự thiếu hụt sản xuất lương thực, và tác động của đại dịch Covid-19 lên các chuỗi cung ứng, buộc Trung Quốc phải suy nghĩ lại cách tiếp cận đối với vấn đề an ninh lương thực.

Trong lúc nhu cầu lương thực tăng cao, Trung Quốc đối mặt với sự sụt giảm chất lượng và số lượng đất canh tác do đô thị hóa, thâm canh, và tình trạng xói mòn rửa trôi. Nghiên cứu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy nông thôn Trung Quốc chỉ có gần 850m2 đất canh tác bình quân đầu người, nghĩa là Trung Quốc cần phải có sản lượng nông nghiệp cao hơn từ nguồn đất canh tác nhỏ hơn.

Đồng thời, nguồn nước của Trung Quốc cũng đang gặp sức ép đáng kể do các vấn đề về chất lượng, số lượng, và phân bổ. Các vấn đề này trở nên phức tạp hơn do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thay đổi nhân khẩu, và một lực lượng lao động nông thôn nhỏ bé.

Để vượt qua các thách thức về lương thực, nguồn nước, lao động, năng lượng, và các vấn đề liên quan, chính quyền trung ương Trung Quốc có thể sử dụng chiến lược chấn hưng nông thôn cùng với các mục tiêu khác (như mục tiêu sản lượng quốc gia…) để khuyến khích sản xuất nông nghiệp nuôi chính người dân trong nước. Thí dụ, để tăng sản xuất nông nghiệp nội địa, giới chức Trung Quốc đã đề ra nhiều kế hoạch và chính sách khác nhau, bao gồm một luật mới về an ninh ngũ cốc và các mục tiêu sản xuất ngũ cốc hàng năm.

Các mục tiêu trên cũng phù hợp với mục tiêu lớn hơn của Trung Quốc về bảo đảm an ninh lương thực – một ưu tiên ngày càng cao của Bắc Kinh trong khuôn khổ chiến lược phát triển “tuần hoàn kép” mới. Chiến lược này hướng tới việc tăng mức độ tự lực cánh sinh để giảm các bất trắc từ bên ngoài, do vậy khu vực nông thôn của Trung Quốc được xem là có tiềm năng lớn trong thúc đẩy nhu cầu nội địa và bảo đảm tự túc nông nghiệp.

Xóa đói giảm nghèo

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình xác định xóa đói giảm nghèo là một trong các ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Trong lịch sử dài lâu của mình, Trung Quốc chủ yếu là một nước nông nghiệp, nên vùng nông thôn được xem là xương sống cho sự phát triển tổng thể của đất nước này. Vào năm 1949, đa số người dân Trung Quốc sống dưới ngưỡng nghèo. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, họ đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích hiện đại hóa nông nghiệp, từ đó giúp hơn 700 triệu cư dân nông thôn thoát khỏi đói nghèo.

Trong 8 năm qua, Trung Quốc đã đưa 98,99 triệu cư dân nông thôn nghèo cùng cực ra khỏi tình trạng này. Bên cạnh đó, toàn bộ 832 huyện nghèo và 128.000 ngôi làng cũng được loại khỏi danh sách nghèo. Vào tháng 2/2021, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố “chiến thắng hoàn toàn” trong việc loại bỏ tình trạng nghèo cùng cực ở nước nay. Đây là một cột mốc sau khi quốc gia Đông Bắc Á này mỗi năm đưa xấp xỉ 10 triệu người ra khỏi tình trạng nghèo cùng cực. Nhờ vậy, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo được đề ra trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững, 10 năm trước thời hạn.

Tại Hội nghị Công tác nông thôn năm 2021, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng cơ sở cho chấn hưng nông thôn là củng cố các thành tựu của xóa đói giảm nghèo. Để đạt được mục đích đó, Trung Quốc đã công bố kế hoạch tăng mức độ có việc làm trong nhóm thoát nghèo. Vào tháng 1/2022, Trung Quốc tuyên bố rằng họ phấn đấu trong năm nay bảo đảm cung cấp việc làm cho ít nhất 30 triệu người thoát nghèo.

Liu Huanxin – Phó Chánh văn phòng Nhóm chỉ đạo Công tác nông thôn Trung ương và Trưởng Ban quản trị Chấn hưng nông thôn Quốc gia, lưu ý rằng vào năm 2021, xấp xỉ 31,45 triệu cư dân nông thôn thoát nghèo đã tìm được việc làm. Tương tự, vào năm 2020 con số này là xấp xỉ 30,19 triệu người.

Theo Liu, các giải pháp mới sẽ tăng hợp tác dịch vụ lao động nội địa giữa các huyện, thành phố, và tỉnh.

Thu nhập ròng trung bình của những người thoát nghèo ở Trung Quốc đã gia tăng do các nỗ lực của nước này củng cố thành quả xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy chấn hưng nông thôn. Ước tính từ các dữ liệu chính thức cho thấy thu nhập ròng trung bình có khả năng đạt 12.500 nhân dân tệ (tương đương khoảng 1.968 USD) vào năm 2021, tức là tăng hơn 16,5% so với năm trước đó.

Thông qua chấn hưng nông thôn, khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị có thể rút ngắn – đây là điều kiện cần thiết để củng cố phát triển nông thôn có sự điều phối. Như Bộ trưởng Nông nghiệp và vấn đề nông thôn Trung Quốc – Đường Nhân Kiện, lưu ý vào tháng 12/2021, chìa khóa để giải quyết tình trạng phát triển thiếu cân bằng của Trung Quốc nằm ở nông nghiệp, nông thôn, và cư dân nông thôn. Nếu bị bỏ mặc không được giải quyết, khoảng cách ngày càng tăng giữa người nghèo và người giàu như trong việc tiếp cận 3 dịch vụ lớn (giáo dục, y tế, và nhà ở) có thể tạo ra mối đe dọa cho giới lãnh đạo Trung Quốc và ổn định xã hội tại đất nước này.

Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nông dân

Một khía cạnh cơ bản của chiến dịch thúc đẩy chấn hưng nông thôn là bảo đảm đáp ứng nhu cầu căn bản của các cư dân nông thôn cùng với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Chẳng hạn, vào năm 2021, “Tài liệu số 1” đề cập các chính sách dài hạn để nâng cao cuộc sống và phúc lợi của người dân nông thôn. Trong đó có việc bảo đảm thu nhập cho nông dân và cải thiện cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ công ích thiết yếu ở vùng nông thôn.

Vào tháng 1/2022, ông Đường công bố rằng sẽ có sự tập trung lớn hơn nữa vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng công ở vùng nông thôn và điều kiện vệ sinh để thúc đẩy chấn hưng nông thôn. Liên quan đến điều này, bài báo gần đây của ông Đường đăng trên tạp chí Cầu Thị tuyên bố rằng một Chương trình hồi sinh nông thôn xanh 5 năm sẽ được phát động trong khuôn khổ chiến lược hồi sinh nông thôn của chính phủ Trung Quốc.

Chương trình trên lần đầu do ông Tập Cận Bình phát động ở tỉnh Chiết Giang vào năm 2003. Khi đó ông Tập giữ cương vị Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang. Chương trình mang ý tưởng kỹ thuật sinh thái tập trung vào khái niệm “nước trong và núi rậm rạp là các tài sản vô giá”. Chương trình hướng tới cải biến tỉnh này thông qua tích hợp quản lý nước, quản lý rác thải, và tái chế. Đến năm 2017, có 27.000 làng hoàn thành chương trình phục hồi ban đầu, chiếm tới khoảng 97% số làng ở tỉnh Chiết Giang. Đến tháng 9/2018, chương trình được Liên Hợp Quốc tôn vinh. Có khả năng chính phủ Trung Quốc đang muốn nhân rộng mô hình này ra toàn quốc.

Kế hoạch của Trung Quốc thúc đẩy chấn hưng nông thôn tích hợp nhiều chính sách, mục tiêu quốc gia nhằm chuyển biến nước này và cuộc sống của nông dân. Chiến lược chấn hưng nông thôn mang lại môi trường và nông dân nhiều cơ hội khi nó hướng tới giải quyết các khác biệt vùng miền về kinh tế xã hội, khoảng cách đang nới rộng giữa nông thôn và thành thị, và thúc đẩy phát triển bền vững vùng nông thôn.

Chấn hưng nông thôn ở Trung Quốc có một số câu hỏi được đặt ra như sau: Làm thế nào chính quyền trung ương thực thi chiến lược này ở mọi cấp? Để thành công, chiến lược cần tới những cơ chế pháp lý nào? Chiến dịch chấn hưng liệu có bền vững không? Cần bao nhiêu nước và năng lượng để tiến hành chấn hưng nông thôn? Các nhu cầu đối ngược nhau giữa đô thị, công nghiệp, và nông nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ thành công của chiến lược? Rồi việc tiêu thụ năng lượng trong chấn hưng nông thôn có ngăn cản Trung Quốc đạt được mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2060? Và sản lượng nông nghiệp tăng lên sẽ bảo đảm an ninh lương thực của Trung Quốc đến mức độ nào?

Tuy nhiên, các quan ngại nói trên có thể giảm nhẹ hoặc tránh được nhờ vào sự phát triển về công nghệ, bao gồm áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong canh tác để đạt hiệu quả sản xuất lớn hơn, sử dụng các giống cây trồng chỉnh sửa gen để có sản lượng cao hơn, tạo thịt nuôi cấy để đáp ứng nhu cầu trong nước, và sử dụng các nguồn nước thay thế…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế
Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

VOV.VN - Hiện nay Mỹ đang nhấn mạnh quá nhiều tới khía quân sự-an ninh trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ theo đuổi một chiến lược ngày càng không tương thích với nền tảng kinh tế của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đó.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

VOV.VN - Hiện nay Mỹ đang nhấn mạnh quá nhiều tới khía quân sự-an ninh trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ theo đuổi một chiến lược ngày càng không tương thích với nền tảng kinh tế của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đó.

Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới về chấn hưng nông thôn, xử lý hàng loạt các vấn đề lớn kéo dài của nước này như khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, an ninh lương thực, tình trạng đói nghèo...

Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới về chấn hưng nông thôn, xử lý hàng loạt các vấn đề lớn kéo dài của nước này như khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, an ninh lương thực, tình trạng đói nghèo...

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực
Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nước này phải tự túc được lương thực và đây là vấn đề chiến lược liên quan đến vận mệnh dân tộc Trung Hoa.

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nước này phải tự túc được lương thực và đây là vấn đề chiến lược liên quan đến vận mệnh dân tộc Trung Hoa.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài
Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19
Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

VOV.VN - Những biện pháp chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Tại Tây An – điểm nóng dịch bệnh mới đây, người ta đã tiến hành phong tỏa gắt gao và cư dân thành phố phải bước qua chuỗi ngày gian khó. Bù lại, Covid-19 từng bước bị đẩy lùi.

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

VOV.VN - Những biện pháp chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Tại Tây An – điểm nóng dịch bệnh mới đây, người ta đã tiến hành phong tỏa gắt gao và cư dân thành phố phải bước qua chuỗi ngày gian khó. Bù lại, Covid-19 từng bước bị đẩy lùi.

Trung Quốc phát triển “kinh tế bạc” để ứng phó với tình trạng già hóa dân số lâu dài
Trung Quốc phát triển “kinh tế bạc” để ứng phó với tình trạng già hóa dân số lâu dài

VOV.VN - Trung Quốc vừa ban hành các hướng dẫn mới về việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người già, phù hợp với các nỗ lực của quốc gia này trong việc xử lý vấn đề già hóa dân số nhanh chóng. Theo đó, “kinh tế bạc” sẽ được thúc đẩy phát triển.

Trung Quốc phát triển “kinh tế bạc” để ứng phó với tình trạng già hóa dân số lâu dài

Trung Quốc phát triển “kinh tế bạc” để ứng phó với tình trạng già hóa dân số lâu dài

VOV.VN - Trung Quốc vừa ban hành các hướng dẫn mới về việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người già, phù hợp với các nỗ lực của quốc gia này trong việc xử lý vấn đề già hóa dân số nhanh chóng. Theo đó, “kinh tế bạc” sẽ được thúc đẩy phát triển.

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?
Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

VOV.VN - Bất chấp hai thập kỷ được đầu tư và ưu tiên, khu vực miền Tây của Trung Quốc vẫn nghèo khó và lạc hậu so với các tỉnh miền đông duyên hải.

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

VOV.VN - Bất chấp hai thập kỷ được đầu tư và ưu tiên, khu vực miền Tây của Trung Quốc vẫn nghèo khó và lạc hậu so với các tỉnh miền đông duyên hải.

Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100
Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100

VOV.VN - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình, vừa phát động chiến dịch rút bài học từ lịch sử khi ngày kỷ niệm 100 năm sắp tới gần.

Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100

Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100

VOV.VN - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình, vừa phát động chiến dịch rút bài học từ lịch sử khi ngày kỷ niệm 100 năm sắp tới gần.