Những vấn đề trên bàn nghị sự của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc

VOV.VN -Giới quan sát quốc tế đang quan tâm đến chương trình nghị sự cuộc gặp của nguyên thủ quốc gia 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện chuyến công du đến Mỹ từ ngày 22-28/9/2015. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước từ năm 2013. Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chủ trì buổi đón tiếp trọng thể tại Nhà Trắng vào ngày 25/9. Đây được coi là hành động “đáp lễ” với ông Tập Cận Bình sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2014.

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh Cinet)

Giới quan sát quốc tế đang quan tâm đến chương trình nghị sự cuộc gặp của nguyên thủ quốc gia 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

An ninh mạng

ABC cho biết, các vụ tấn công mạng nhắm tới các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ là một trong những vấn đề khiến quan hệ Mỹ- Trung trở nên căng thẳng. Từ trước tới nay Trung Quốc thường xuyên bị nghi ngờ là xâm nhập các cơ sở dữ liệu cá nhân của hàng triệu nhân viên chính phủ Mỹ.

Nhưng Washington chú trọng tới những mối lợi kinh tế đối với Trung Quốc lớn hơn nhiều nạn trộm cắp thông tin qua mạng. Mối lợi này dường như cũng vượt lên trên cả các thông tin tình báo truyền thống.

Tháng 5 vừa qua, chính quyền Mỹ đã cáo buộc 5 quân nhân Trung Quốc chuyên ăn cắp dữ liệu của các tập đoàn Mỹ. Phản ứng lại việc này, Trung Quốc đã tuyên bố ngừng đối thoại chính thức với Mỹ về các vấn đề an ninh mạng. Mỹ cho biết đang chuẩn bị các biện pháp khác để trừng phạt tội phạm gián điệp công nghiệp nhưng động thái này sẽ chưa thực hiện trước khi cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới diễn ra.

Vấn đề Biển Đông

Các nước láng giềng của Trung Quốc gần đây luôn ở tình trạng “cảnh giác cao độ” trước các động thái xây dựng và cải tạo phi pháp các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng trái phép khoảng 3.000 mẫu đất trong một năm rưỡi qua, nạo vét cát từ đáy đại dương, gây hủy hoại môi trường.

Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương bên tấm ảnh chụp các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông (Ảnh AP)

Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Mỹ luôn lên án các động thái của Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực và cáo buộc những hành động này đe dọa tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.

Một số nhà lập pháp Mỹ yêu cầu Hải quân Mỹ cần thể hiện sức mạnh quân sự bằng cách tiếp cận các hòn đảo nhân tạo để tỏ rõ thái độ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối hành động này và cho rằng Mỹ chỉ nên quan tâm tới “việc của mình”.

Biến đổi khí hậu

Trung Quốc và Mỹ là hai nước gây nên nguồn khí thải lớn nhất, tác động đến hiện tượng nóng lên của toàn cầu, và chống biến đổi khí hậu là một trong những lĩnh vực có triển vọng hợp tác giữa 2 bên.

Tháng 11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra một tuyên bố chung về hạn chế khí thải, tạo một “cú hích” trước thềm hội nghị về biến đổi khí hậu vào tháng 12 tới đây tại Paris. Mỹ và Trung Quốc công bố tham gia nghiên cứu chung và 2 nước đang đưa ra các mục tiêu về cắt giảm khí thải.


Hợp tác kinh tế

Với kim ngạch thương mại song phương gần 600 tỷ USD mỗi năm, Mỹ và Trung Quốc có quan hệ hợp tác kinh tế thương mại sâu sắc - nhưng Mỹ tỏ ra không mấy hài lòng vì cán cân thương mại quá nghiêng về phía Trung Quốc. Theo ABC, Mỹ từ lâu đã “ép” Trung Quốc phải áp dụng mô hình kinh tế tự chủ hơn và cho phép các doanh nghiệp Mỹ tham gia thị trường nhiều hơn.

Trung Quốc đã thực hiện các cải cách theo hướng thị trường một cách thận trọng. Sự thay đổi đã khiến kinh tế phát triển chậm lại. Trung Quốc đã rót nhiều tỷ đô la để ngăn đà xuống dốc của giá cổ phiếu. Tất cả các động thái này khiến cho thế giới phải đặt câu hỏi về bảo hộ kinh tế của nhà nước, gây tổn hại đến thị trường toàn cầu.

Từ tháng 8/2015, tỷ giá đồng nhân dân tệ với đô la Mỹ tăng cao cũng làm dấy lên mối quan ngại rằng Trung Quốc đang nỗ lực phá giá đồng nội tệ để làm lợi cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, hai nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn thảo về các vấn đề nhân quyền và trao đổi ý kiến về tình hình Triều Tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TNS John McCain: Mỹ nên phớt lờ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
TNS John McCain: Mỹ nên phớt lờ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Lầu Năm Góc nên phớt lờ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách điều tàu Hải quân vào khu vực 12 hải lý ở các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép.

TNS John McCain: Mỹ nên phớt lờ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

TNS John McCain: Mỹ nên phớt lờ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Lầu Năm Góc nên phớt lờ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách điều tàu Hải quân vào khu vực 12 hải lý ở các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép.

Tỷ phú Jack Ma lại điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc
Tỷ phú Jack Ma lại điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc

VOV.VN -Tỷ phú Jack Ma – ông chủ của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba hàng đầu thế giới - đang điêu đứng vì bất ổn của kinh tế Trung Quốc.

Tỷ phú Jack Ma lại điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc

Tỷ phú Jack Ma lại điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc

VOV.VN -Tỷ phú Jack Ma – ông chủ của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba hàng đầu thế giới - đang điêu đứng vì bất ổn của kinh tế Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay rời thủ đô Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay rời thủ đô Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chỉ trích Trung Quốc phá vỡ cam kết chấm dứt động thái quân sự hóa các bãi đá tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chỉ trích Trung Quốc phá vỡ cam kết chấm dứt động thái quân sự hóa các bãi đá tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông.

Mỹ để ngỏ khả năng đáp trả Trung Quốc vì các cuộc tấn công mạng
Mỹ để ngỏ khả năng đáp trả Trung Quốc vì các cuộc tấn công mạng

VOV.VN - Tổng thống Obama ngày 16/9 đã để ngỏ khả năng Mỹ có những hành động đáp trả mạnh mẽ đối với Trung Quốc liên quan tới các cuộc tấn công mạng.

Mỹ để ngỏ khả năng đáp trả Trung Quốc vì các cuộc tấn công mạng

Mỹ để ngỏ khả năng đáp trả Trung Quốc vì các cuộc tấn công mạng

VOV.VN - Tổng thống Obama ngày 16/9 đã để ngỏ khả năng Mỹ có những hành động đáp trả mạnh mẽ đối với Trung Quốc liên quan tới các cuộc tấn công mạng.

'Mỹ ủng hộ các quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông'
'Mỹ ủng hộ các quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông'

VOV.VN -Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội: Về vấn đề Biển Đông, phía Hoa Kỳ cũng ủng hộ các quan điểm, lập trường của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển...

'Mỹ ủng hộ các quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông'

'Mỹ ủng hộ các quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông'

VOV.VN -Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội: Về vấn đề Biển Đông, phía Hoa Kỳ cũng ủng hộ các quan điểm, lập trường của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển...

Ông Tập Cận Bình đến Mỹ lúc cán cân quyền lực thay đổi?
Ông Tập Cận Bình đến Mỹ lúc cán cân quyền lực thay đổi?

VOV.VN -Chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từ 22-28/9 diễn ra trong bối cảnh cán cân quyền lực 2 nước đang có sự thay đổi.

Ông Tập Cận Bình đến Mỹ lúc cán cân quyền lực thay đổi?

Ông Tập Cận Bình đến Mỹ lúc cán cân quyền lực thay đổi?

VOV.VN -Chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từ 22-28/9 diễn ra trong bối cảnh cán cân quyền lực 2 nước đang có sự thay đổi.