Ông Mike Pence mắc kẹt giữa lòng trung thành với Trump và việc bị coi là “kẻ phản bội”

VOV.VN - Với tư cách Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Mike Pence phải đảm đương một nhiệm vụ khó xử nhưng không thể tránh né, khi phải chủ trì phiên họp chung của lưỡng viện quốc hội để kiểm phiếu đại cử tri và xác nhận chiến thắng của Joe Biden.

Đối mặt với “trận lôi đình” từ Tổng thống Trump và người ủng hộ

Phó Tổng thống Mike Pence đầu tuần này kêu gọi những người ủng hộ trẻ tuổi hãy “tiếp tục chiến đấu”, khi họ hô vang “4 năm nữa” và “hãy ngăn chặn hành vi gian lận” để ủng hộ cho quan điểm sai lầm rằng Tổng thống Trump là người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử năm nay.

“Tôi hứa rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi phiếu bầu hợp pháp được kiểm đếm và những lá phiếu bất hợp pháp bị loại bỏ. Vì vậy, với tất cả những gì chúng tôi đã làm, hãy tiếp tục chiến đấu”, ông Pence nói trong một sự kiện hôm 22/12.

Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy 2 tuần nữa, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ phải tuyên bố rằng, cuộc chiến đã kết thúc và Tổng thống Trump là người thua cuộc. Một phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1/2021 sẽ là những bước cuối cùng để xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Với tư cách là Chủ tịch Thượng viện, ông Pence có nhiệm vụ mở phong bì, kiểm đếm phiếu đại cử tri từ 50 bang và thông báo kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn.

Một số người ủng hộ ông Trump cho rằng, ông Pence sẽ là “kẻ phản bội” nếu không từ chối đảm nhiệm vai trò này. Nhưng Phó Tổng thống Pence không thể nào từ chối thực hiện nhiệm vụ đó ngay cả khi ông muốn như vậy. Những yêu cầu này đã gây áp lực cho ông Pence, người khó có thể thoát khỏi cơn thịnh nộ của Tổng thống Trump và những người ủng hộ.

“Tổng thống Trump có thể sẽ nói với ông Pence rằng, cứ tuyên bố rằng chúng tôi đã tái đắc cử”, Joel Goldstein, giáo sư tại Trường Luật Đại học Saint Louis (Mỹ) nói.

Các cố vấn cho biết, ông Pence đang hy vọng ngày 6/1 tới sẽ yên bình và không có bất kỳ cuộc chiến không cần thiết nào. Theo Washington Post, Phó Tổng thống đang lên kế hoạch thực hiện chuyến công du nước ngoài ngay sau ngày 6/1.

Gần đây, Tổng thống Trump mới nhận ra rằng Phó Tổng thống sẽ đóng một vai trò quan trọng vào ngày 6/1 và đã yêu cầu các cộng sự, trong đó có cả ông Pence, có thể làm gì đó để ngăn cản chiến thắng của ông Biden. Theo các cố vấn, ông Trump đã nổi giận sau khi nhóm chính trị bảo thủ Lincoln Project phát sóng một quảng cáo cho rằng ông Pence đang bỏ mặc Tổng thống.

Các cố vấn cho biết, Phó Tổng thống đang cố gắng không gây ra những rạn nứt sâu sắc với ông Trump. Văn phòng của ông Pence cũng tham gia vào quá trình chuyển giao quyền lực, mặc dù bản thân ông Trump thì không.

Trong nhiều tuần qua, ông Pence đã phải đối mặt với nhiều sự hỗn loạn. Ngày 21/12, ông Pence đã tham dự cuộc họp của Nhà Trắng với các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện, những người có dự định thách thức kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn tại Quốc hội vào ngày 6/1. Ông Pence nói với họ rằng, nhiệm vụ của ông là mở phong bì và kiểm phiếu đại cử tri, chứ không phải là xác định tính hợp pháp của chúng.

Tuy nhiên, những tin đồn về quyền lực của Pence tại cuộc họp ở Quốc hội đã bị phóng đại rất nhiều trên mạng xã hội. Một số người ủng hộ ông Trump cho rằng, ông Pence có thể sử dụng vai trò chủ tọa để làm mất hiệu lực kết quả tại nhiều bang. Điều này khiến thẻ hashtag “Pence card” (Quyền lực của Pence-ND) đã trở thành xu hướng trên mạng xã hội.

Nhưng đó là sự hiểu lầm về một điều khoản trong Bộ luật Mỹ quy định rằng nếu một bang không nộp phiếu đại cử tri trước ngày thứ Tư thứ 4 của tháng 12, phó tổng thống nên thúc giục bang đó nhanh chóng hoàn thành. Quy định này cũng không cho phép phó tổng thống từ chối bất kỳ phiếu đại cử tri nào.

“Hành động của ông Pence trong 2 tuần tới sẽ xác định ông ấy là người có cơ hội vào năm 2024 hay là kẻ phản bội”, Rogan O’Handley, một nhà hoạt động bảo thủ viết trên Twitter.

Nhiệm vụ khó xử nhất đối với ông Mike Pence

Một số nhà lập pháp nói rằng, khi Phó Tổng thống Pence công bố kết quả bỏ phiếu tại phiên họp Quốc hội, họ sẽ thách thức kết quả bầu cử của một số bang mà ông Biden chiến thắng. Khi một thành viên của mỗi viện trong Quốc hội đưa ra thách thức kết quả, Hạ viện và Thượng viện sẽ tranh luận và xem xét có nên loại bỏ phiếu đại cử tri của bang hay không. Chỉ khi Hạ viện và Thượng viện cùng nhất trí, kết quả bỏ phiếu mới có thể bị loại bỏ.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell không ép buộc các thành viên của mình phải tham gia việc thách thức kết quả. Việc chấp nhận kết quả có thể đồng nghĩa với việc “xa lánh” với những nền tảng vẫn còn quyền lực của ông Trump, nhưng phản đối chúng có thể bị coi là phá hoại nền dân chủ.

Nhưng Tổng thống Trump lại muốn một cuộc chiến như vậy. Một quan chức cấp cao cho biết, ông Trump “nổi giận với tất cả mọi người”, không chỉ riêng với Phó Tổng thống Pence vì ông ấy muốn các cố vấn của mình chiến đấu nhiều hơn nữa.

“Tại một cuộc họp ở Florida hôm nay, mọi người đều hỏi tại sao đảng Cộng hòa không sẵn sàng chiến đấu và chống lại thực tế là đảng Dân chủ đã đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống?”, ông Trump viết trên Twitter hôm 24/12 từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, một người ủng hộ ông Trump nhiệt thành cho rằng sẽ là sai lầm cho ông McConnell hoặc bất kỳ ai khác cản trở những thách thức nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Tuy nhiên, ông Gingrich dự đoán rằng, ông Pence sẽ hành động rất công bằng.

Phó Tổng thống Mike Pence sẽ đảm nhiệm việc tuyên bố ông Biden và bà Kamala Harris là những người chiến thắng. Đây có thể là khoảnh khắc khó xử với ông Pence khi bị đưa vào thế phải cân bằng giữa lòng trung thành với Tổng thống Trump và nghĩa vụ theo Hiến pháp cũng như cân nhắc về tương lai chính trị của mình. Đặc biệt, khi ông Pence đang cân nhắc khả năng tranh cử tổng thống vào năm 2024.

Edward Foley, một giáo sư luật tại Đại học Bang Ohio cho biết, công việc của Quốc hội không phải là xác định xem cuộc bầu cử có gian lận hay không, mà là xác nhận kết quả trên giấy chứng nhận bỏ phiếu có chữ ký của thống đốc bang.

Các đồng minh đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump đã nói đến dự định gửi một nhóm đại cử tri “thay thế” tới Quốc hội. Tuy nhiên, dường như nỗ lực này sẽ không thành công, và không rõ có bất kỳ đại cử tri nào của ông Trump thực hiện điều này hay không.

Ông Mike Pence không phải là phó tổng thống đầu tiên rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi tuyên bố một tổng thống mới. Trước đó, sau cuộc bầu cử năm 2000 với người chiến thắng là George W. Bush, cựu Phó Tổng thống Al Gore đã được yêu cầu tuyên bố đối thủ của ông là tổng thống kế nhiệm vào ngày 6/1/2001, trước những phản đối gay gắt của một số thành viên đảng Dân chủ cho rằng phiếu bầu ở Florida bị kiểm đếm sai.

“Tôi nghĩ những gì mà phó tổng thống có thể làm thực sự rất hạn chế. Nhưng một trong những điều mà phó tổng thống có thể làm là sử dụng quyền lực để đoàn kết đất nước và cam kết tuân thủ luật pháp của nền dân chủ”, giáo sư Goldstein nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vaccine COVID-19
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vaccine COVID-19

VOV.VN - Sự kiện này đã được truyền hình trực tiếp nhằm thuyết phục người dân Mỹ rằng vaccine ngừa COVID-19 an toàn.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vaccine COVID-19

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vaccine COVID-19

VOV.VN - Sự kiện này đã được truyền hình trực tiếp nhằm thuyết phục người dân Mỹ rằng vaccine ngừa COVID-19 an toàn.

Không có nhiệm kỳ Trump 2.0, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ đi đâu?
Không có nhiệm kỳ Trump 2.0, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ đi đâu?

VOV.VN - Mặc dù là Phó Tổng thống trong chính quyền Donald Trump, nhưng ông Pence vẫn là nhân vật giành được nhiều sự quan tâm cho đề cử ứng viên tổng thống năm 2024 của đảng Cộng hòa.

Không có nhiệm kỳ Trump 2.0, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ đi đâu?

Không có nhiệm kỳ Trump 2.0, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ đi đâu?

VOV.VN - Mặc dù là Phó Tổng thống trong chính quyền Donald Trump, nhưng ông Pence vẫn là nhân vật giành được nhiều sự quan tâm cho đề cử ứng viên tổng thống năm 2024 của đảng Cộng hòa.

“Cú gieo xúc xắc” cuối cùng của Trump tại Quốc hội và thế khó của Mike Pence
“Cú gieo xúc xắc” cuối cùng của Trump tại Quốc hội và thế khó của Mike Pence

VOV.VN - Phiên họp Quốc hội Mỹ vào tháng 1 tới là cơ hội cuối cùng để ông Trump thách thức kết quả bầu cử trong khi đây cũng là thời điểm Phó Tổng thống Pence rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

“Cú gieo xúc xắc” cuối cùng của Trump tại Quốc hội và thế khó của Mike Pence

“Cú gieo xúc xắc” cuối cùng của Trump tại Quốc hội và thế khó của Mike Pence

VOV.VN - Phiên họp Quốc hội Mỹ vào tháng 1 tới là cơ hội cuối cùng để ông Trump thách thức kết quả bầu cử trong khi đây cũng là thời điểm Phó Tổng thống Pence rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.