Phản ứng quốc tế trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine

VOV.VN - Ngay sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại khu vực miền Đông Ukraine, nhiều quốc gia đã có phản ứng đầu tiên.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Quốc vương Qatar Hamad Al-Thani đã kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và xây dựng. Ông Al Thani cho rằng, cần giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, không thực hiện bất cứ điều gì có thể dẫn đến leo thang thêm cũng như ưu tiên hàng đầu và đảm bảo an toàn cho người dân. Qatar nhấn mạnh các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Cùng ngày, Trung tâm Quản lý Khủng hoảng và An ninh Quốc gia Jordan đã quyết định miễn trừ mọi điều kiện nhập cảnh liên quan tới Covid-19 cho công dân nước này đang cư trú tại Ukraine có nhu cầu trở về. Trong một tuyên bố, trung tâm nói rằng quyết định này vì lợi ích an toàn của công dân Jordan tại Ukraine, đồng thời cung cấp tất cả các cơ sở cần thiết để công dân có thể trở về sớm nhất. Yêu cầu kiểm tra PCR trong vòng 72 giờ trước khi đi du lịch và khi đến cũng đã bị hủy bỏ.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Israel kêu gọi công dân rời Ukraine ngay lập tức đến các nước láng giềng ở phía tây. Bộ Ngoại giao Israel kêu gọi công dân nước này ở Ukraine theo dõi các báo cáo của các phương tiện truyền thông và làm theo các hướng dẫn của lực lượng an ninh địa phương. Nước này cũng đã hủy tất cả các chuyến bay tới Ukraine. Israel cùng với các quốc gia khác đã chuyển đại sứ quán từ thủ đô Kiev đến thành phố Lviv ở phía tây. Tuy nhiên, Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Ukraine cho biết Nga đã pháo kích vào vùng Lviv vào sáng thứ Năm.

Hầu hết công dân Israel đã được sơ tán về nước trên các chuyến bay trong những tuần qua. Theo Bộ Ngoại giao nước này có tổng cộng 8.000 người Israel vẫn ở Ukraine. Đại diện đại sứ quán Israel đã đến các cửa khẩu biên giới trung tâm để giúp công dân sơ tán. Trong động thái liên quan, Israel lần đầu tiên tuyên bố ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Bộ Ngoại giao Israel hy vọng sẽ tìm ra một giải pháp ngoại giao để ổn định tình hình.

Cùng ngày, Cộng hòa Séc đã tạm thời đóng cửa Đại sứ quán tại Kiev. Bộ ngoại giao Séc cho biết cực lực lên án hành động của Nga, quyết định tiến hành một cuộc tấn công của Điện Kremlin là không thể chấp nhận được và trái với luật pháp quốc tế. Cùng với các nước Đồng minh, Cộng hòa Séc sẽ có các hành động đáp trả.

Thủ tướng Petr Fiala gọi đây là "hành động xâm lược phi lý" và cho rằng hành động này sẽ vấp phải phản ứng cứng rắn từ EU và NATO.  Ông cho biết Cộng hòa Séc đã sẵn sàng cho tất cả các kịch bản liên quan đến tình hình ở Ukraine. Cộng hòa Séc sẵn sàng giúp đỡ Ukraine và mọi công việc đang được thực hiện để giảm thiểu những ảnh hưởng tới công dân Séc.

Trước đó, Latvia cũng đã sơ tán nhân viên khỏi Đại sứ quán ở Kiev và thiết lập dịch vụ lãnh sự tạm thời ở thành phố Lviv, Ukraine.

Trong cuộc họp báo ngày hôm nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah cũng đã truyền tải lập trường của chính phủ Indonesia trước cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine.

Thứ nhất, Indonesia lo ngại về việc leo thang xung đột vũ trang trên lãnh thổ Ukraine sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sự an toàn của người dân và có ảnh hưởng đến hòa bình khu vực.

Thứ hai, Indonesia tái khẳng định rằng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc về sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia cần được tôn trọng và Indonesia lên án bất kỳ hành động nào vi phạm rõ ràng lãnh thổ và chủ quyền của một quốc gia.

Thứ ba, Indonesia tái khẳng định các bên cần tiếp tục ưu tiên đàm phán và ngoại giao để ngăn chặn và ưu tiên giải quyết hòa bình xung đột.

Cuối cùng, Đại sứ quán Indonesia đã thực hiện các bước cần thiết để bảo hộ công dân tại Ukraine theo các phương án dự phòng đề ra. Thông tin từ Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Indonesia tại Kiev cho biết, hiện có khoảng 138 công dân Indonesia tại Ukraine đang trong tình trạng an toàn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết thêm, cả Nga và Ukraine đều là những người bạn của Indonesia, vì vậy Indonesia hy vọng hai bên có thể đạt được thỏa thuận hòa bình trong việc giải quyết xung đột. Ngoài ra, theo ông, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể làm gián đoạn sự phục hồi kinh tế thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Nhật Bản đã mở cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) khẩn cấp liên quan đến việc Nga đã tiến hành hành động quân sự tại Ukraine sáng 24/2.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết đã tiếp nhận thông tin từ các bên liên quan về tình hình Ukraine, và chỉ đạo các cơ quan liên quan phải nỗ lực hết sức đảm bảo an toàn cho những công dân Nhật Bản vẫn còn đang ở Ukraine, đồng thời tiếp tục thu thập thông tin để có những ứng phó thích hợp.

Nhật Bản cực lực phê phán Nga, và cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế bao gồm Mỹ, các nước trong Nhóm G7 để có những ứng phó tức thì.

Nhật Bản cũng sẽ có những phương án cụ thể hướng tới gia tăng biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi đã có thảo luận kỹ với các bên liên quan. Biện pháp gia tăng được cho là sẽ tập trung vào việc liên quan đến qui chế xuất khẩu chất bán dẫn vào Nga, chế tài ngân hàng nhằm hạn chế hoạt động các ngân hàng của Nga…

Theo Bộ ngoại giao Nhật Bản, hiện còn khoảng gần 120 công dân Nhật Bản vẫn đang ở Ukraine nhưng chưa có thông báo nào về thiệt hại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây sẽ không đứng nhìn Nga tấn công Ukraine
Phương Tây sẽ không đứng nhìn Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm hôm nay (24/2), Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelensky rằng “phương Tây sẽ không đứng nhìn khi Tổng thống Putin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine”.

Phương Tây sẽ không đứng nhìn Nga tấn công Ukraine

Phương Tây sẽ không đứng nhìn Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm hôm nay (24/2), Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelensky rằng “phương Tây sẽ không đứng nhìn khi Tổng thống Putin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine”.

Bộ Quốc phòng Ukraine: “Quân đội Nga đang chịu tổn thất”
Bộ Quốc phòng Ukraine: “Quân đội Nga đang chịu tổn thất”

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 24/2 cho biết, các lực lượng của nước này đang đối phó với cuộc tấn công của Nga “một cách nghiêm túc” và gây tổn thất cho quân đội Nga.

Bộ Quốc phòng Ukraine: “Quân đội Nga đang chịu tổn thất”

Bộ Quốc phòng Ukraine: “Quân đội Nga đang chịu tổn thất”

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 24/2 cho biết, các lực lượng của nước này đang đối phó với cuộc tấn công của Nga “một cách nghiêm túc” và gây tổn thất cho quân đội Nga.

Nhật Bản sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga
Nhật Bản sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đưa ra phản ứng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thực hiện một chiến dịch quân sự ở miền Đông Ukraine.

Nhật Bản sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga

Nhật Bản sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đưa ra phản ứng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thực hiện một chiến dịch quân sự ở miền Đông Ukraine.

Liên Hợp Quốc kêu gọi Tổng thống Nga ngăn chặn “cuộc chiến tồi tệ nhất”
Liên Hợp Quốc kêu gọi Tổng thống Nga ngăn chặn “cuộc chiến tồi tệ nhất”

VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres hối thúc Tổng thống Vladimir Putin đưa quân trở lại Nga và ngăn chặn "những gì có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ".

Liên Hợp Quốc kêu gọi Tổng thống Nga ngăn chặn “cuộc chiến tồi tệ nhất”

Liên Hợp Quốc kêu gọi Tổng thống Nga ngăn chặn “cuộc chiến tồi tệ nhất”

VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres hối thúc Tổng thống Vladimir Putin đưa quân trở lại Nga và ngăn chặn "những gì có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ".

Phản ứng đầu tiên của châu Âu trước việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine
Phản ứng đầu tiên của châu Âu trước việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine

VOV.VN - Hầu như tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu đều có chung phản ứng, đó là chỉ trích hành động quân sự của Nga, cho rằng cuộc chiến mà Nga phát động đe dọa nghiêm trọng an ninh tại châu Âu.

Phản ứng đầu tiên của châu Âu trước việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine

Phản ứng đầu tiên của châu Âu trước việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine

VOV.VN - Hầu như tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu đều có chung phản ứng, đó là chỉ trích hành động quân sự của Nga, cho rằng cuộc chiến mà Nga phát động đe dọa nghiêm trọng an ninh tại châu Âu.