Phe đối lập Myanmar NUG tuyên chiến với chính quyền quân sự

VOV.VN - Phe đối lập "Chính phủ Đoàn kết Quốc gia" (NUG) ngầm tại Myanmar vừa chính thức kêu gọi một cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm tấn công các đơn vị quân đội và các quan chức trong chính quyền quân sự tại quốc gia Đông Nam Á này.

Lời tuyên chiến chính thức như vậy được đưa ra sau nhiều tháng bất ổn tại Myanmar, với các cuộc tấn công ngày càng gia tăng nhằm vào các lực lượng an ninh chính phủ. Các cuộc tấn công đó do các lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) thực hiện để chống lại cuộc đảo chính quân sự xảy ra vào ngày 1/2/2021.

Kêu gọi "chiến tranh nhân dân" trên quy mô toàn quốc

Cụ thể, thông qua một thông cáo chính thức và một bài diễn văn phát trên mạng xã hội Facebook, "quyền Tổng thống" của tổ chức NUG,  Lashi La, vào hôm 7/9/2021 công bố "một cuộc chiến tranh nhân dân chống lại chính quyền quân sự". Ông này gọi đó là một "cuộc cách mạng công chúng trên toàn đất nước Myanmar".

Hiện nay Hội đồng Hành chính Quốc gia (SAC) về bản chất chính là chính quyền do quân đội Myanmar dựng lên và nắm giữ trực tiếp.

Lashi La đã trình bày 14 điểm liên quan đến cuộc cách mạng toàn quốc này. Ông kêu gọi PDF "nhắm tới hệ thống chỉ huy của chính quyền quân sự và lực lượng quân đội ở khu vực tương ứng của mình".

Chưa rõ có phải Lashi La đang kêu gọi cả toàn bộ hơn 150 lực lượng PDF trên toàn quốc hay không. Hiện nay chỉ một số lượng nhỏ trong các lực lượng này là cam kết trung thành với NUG. Theo NUG, trong tháng 8/2021, các lực lượng PDF đã thực hiện 400 vụ giao chiến và gây 800 thương vong cho quân đội Myanmar, còn gọi là Tatmadaw.

Tiếp đó, Lashi La  kêu gọi "tất cả các quan chức được quân đội bổ nhiệm ở các cấp chính quyền khác nhau hãy lập tức rời bỏ vị trí của mình".

Tuyên bố trên của Lashi La có khả năng sẽ thúc đẩy thêm sự ra đi của các quan chức địa phương, những người vốn đã bị các tay súng nhắm tới. Văn phòng của họ cũng bị đánh bom ở nhiều thành phố, thị xã trên khắp đất nước Myanmar kể từ hồi tháng 3 vừa qua. Có thể tới hàng trăm quan chức như vậy đã bị giết hoặc làm bị thương. 

Điểm 13 trong phát biểu của Lashi La đề cập cụ thể tất cả các công chức: "Chúng tôi cảnh báo và cấm các ông bà tới nhiệm sở".

Về số lượng các cá nhân dính đến SAC và quân đội Myanmar bị tấn công, Đảng Phát triển và Đoàn kết Liên minh (USDP) - đảng cầm quyền trước đây (được quân đội hậu thuẫn) công bố vào đầu tháng 9/2021 rằng 253 thành viên của đảng này đã bị ám sát kể từ khi xảy ra đảo chính. USDP quy thẳng trách nhiệm về các vụ ám sát cho NUG.

Hiện chưa thể kiểm chế độc lập các con số trên. Nhưng việc ông Lashi La đề cập trực tiếp đến các quan chức trong chính quyền có thể thúc đẩy một làn sóng tấn công trực diện vào các "mục tiêu mềm" này.

Các điểm khác trong phát biểu của ông La kêu gọi các PDF tuân theo các "quy tắc và cách hành xử quân sự" của NUG nhằm "bảo vệ tính mang và tài sản của tất cả người dân ở các làng mạc đô thị tương ứng của anh em".

Bên cạnh đó, "quyền Tổng thống" NUG còn kêu gọi dân thường tránh hoạt động đi lại không cần thiết và "báo cáo kịp thời cho các PDF về các động thái của Hội đồng quân sự".

Điểm thứ 7 kêu gọi các tổ chức vũ trang dân tộc (EAO) "lập tức tấn công chính quyền của tướng Min Aung Hlaing và Hội đồng quân sự bằng nhiều hình thức khác nhau; hãy kiểm soát hoàn toàn đất của mình".

Những ai hưởng ứng lời kêu gọi?

Một số nhóm vũ trang dân tộc đã cung cấp chỗ tá túc và sự ủng hộ cho NUG và huấn luyện các PDF thuộc các phe phái khác nhau.

Một số nhóm vũ trang dân tộc cam kết trung thành với NUG, trong khi số khác như các nhóm của tộc người Kachin, Kayin, và Kayha mới chỉ tái khẳng định sự chống đối của họ đối với chính quyền quân sự. Một số nhóm, đặc biệt ở các bang Shan và Rakhine, đã từ chối công nhận hoặc hợp tác với NUG. Như vậy lời kêu gọi của NUG về sự phối hợp các EAO chỉ mang tính truyền cảm hứng nhiều hơn là mang tính xác nhận.

Hiện tại đa phần các EAO đang bận tâm với xung đột bên trong khu vực hoạt động của chính họ, nơi chiến sự có xu hướng mở rộng, và họ không nhất thiết có cùng quan điểm toàn quốc của NUG. Tất cả các EAO đều đang phải vật lộn với tình trạng khủng hoảng nhân đạo do xung đột, lũ lụt, và đại dịch Covid-19.

Lashi La cũng bày tỏ mong muốn "lực lượng biên phòng và dân quân...(do Tatmadaw kiểm soát) sẽ đứng về hàng ngũ nhân dân và tấn công kẻ thù của nhân dân".

Tuy nhiên, điều này khó xảy ra như mong muốn của NUG vì các lực lượng này đang mở rộng hoạt động để ủng hộ SAC và tấn công các nhóm PDF.

Hiện có nhiều thông tin về việc tăng cường tuyển tân binh cho các lực lượng bán quân sự này.

Ngoài ra, "quyền Tổng thống" NUG La còn kêu gọi tất cả các quân nhân và nhân viên cảnh sát hãy gia nhập các lực lượng PDF và báo cáo lên "Bộ Quốc phòng" của NUG. Có lác đác thông tin về các vụ đào tẩu sang phe đối phương như vậy, đặc biệt là trong lực lượng cảnh sát, nhưng khả năng gia tăng số người gia nhập phe đối lập là không cao nếu như gia đình họ không được bảo đảm an toàn.

Thông báo của Lashi La gọi cuộc nổi dậy này là một "cuộc cách mạng chính nghĩa" và cho rằng Liên Hợp Quốc "hiểu những gì chúng tôi làm là do cần thiết".

Đoạn đăng tải của Lashi La dưới hình thức video trên mạng Facebook đã nhận được 558.000 lượt xem, 65.000 lượt thích, và 8.100 bình luận.

Thông báo của ông La đã làm dấy lên mối quan ngại rộng khắp trong các đô thị trên khắp Myanmar về khả năng PDF gia tăng tấn công còn quân đội và an ninh Myanmar sẽ gia tăng trả thù.

Trước các diễn biến mới này, người dân ở thành phố Yangon đã bắt đầu tích trữ thực phẩm và thuốc men.

Vì sao NUG tung ra lời kêu gọi vào ngày 7/9?

Nhiều người đồn đoán rằng thời điểm này là nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế ngay trước phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào giữa tháng 9/2021.

NUG hy vọng Ủy ban Quốc thư của Liên Hợp Quốc sẽ phê chuẩn không chỉ vị trí của Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun (đã bị chính quyền quân sự sa thải), người đã ly khai khỏi SAC vào tháng 2/2021 và ủng hộ chính quyền song song mà còn cả sự công nhận rộng hơn đối với NUG với tư cách là chính quyền hợp pháp của Myanmar.

Tuy nhiên khả năng công nhận NUG là rất thấp và họ phải hiểu rằng bất cứ sự leo thang xung đột vũ trang sẽ khiến phương Tây cảnh giác.

Lời kêu gọi của NUG xảy ra đúng vào dịp đặc phái viên ASEAN đã kêu gọi ngừng bắn tại Myanmar để đảm bảo viện trợ nhân đạo và chính quyền quân sự Myanmar cũng chấp nhận ngừng bắn theo hướng đó.

Có thể NUG tính toán rằng leo thang căng thẳng vào lúc này sẽ kích động nổi dậy diện rộng và củng cố sự ủng hộ dành cho các PDF và EAO. Nhưng nhiều người ở Myanmar lo sợ nước cờ này có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Một tham vọng đánh đòn nốc ao vào lúc này ở Myanmar được đánh giá là rất bất khả thi và có thể làm cho nội chiến tại đây thêm kéo dài và đẫm máu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính quyền quân sự Myanmar chấp nhận đề xuất ngừng bắn của ASEAN
Chính quyền quân sự Myanmar chấp nhận đề xuất ngừng bắn của ASEAN

VOV.VN - Theo Hãng tin Kyodo, Nhật Bản, các nhà cầm quyền quân sự tại Myanmar đã đồng ý với đề xuất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tạm dừng xung đột để mở đường cho hỗ trợ nhân đạo.

Chính quyền quân sự Myanmar chấp nhận đề xuất ngừng bắn của ASEAN

Chính quyền quân sự Myanmar chấp nhận đề xuất ngừng bắn của ASEAN

VOV.VN - Theo Hãng tin Kyodo, Nhật Bản, các nhà cầm quyền quân sự tại Myanmar đã đồng ý với đề xuất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tạm dừng xung đột để mở đường cho hỗ trợ nhân đạo.

Myanmar đứng trước thảm cảnh tử vong hàng loạt do Covid-19 không kém gì Ấn Độ
Myanmar đứng trước thảm cảnh tử vong hàng loạt do Covid-19 không kém gì Ấn Độ

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội ở Myanmar khiến nhiều người chết trong tình trạng thiếu oxy y tế. Những vấn đề nội bộ đang làm dịch bệnh thêm trầm trọng. Quốc gia này đang cần sự hỗ trợ y tế từ quốc tế hơn bao giờ hết.

Myanmar đứng trước thảm cảnh tử vong hàng loạt do Covid-19 không kém gì Ấn Độ

Myanmar đứng trước thảm cảnh tử vong hàng loạt do Covid-19 không kém gì Ấn Độ

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội ở Myanmar khiến nhiều người chết trong tình trạng thiếu oxy y tế. Những vấn đề nội bộ đang làm dịch bệnh thêm trầm trọng. Quốc gia này đang cần sự hỗ trợ y tế từ quốc tế hơn bao giờ hết.

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar
Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

VOV.VN - Trung Quốc nổi tiếng về mối quan hệ nồng ấm với chính quyền quân sự Myanmar. Nhưng Nga còn tích cực chìa tay với Myanmar hơn nữa. Myanmar đang là cánh cổng địa chiến lược của Nga.

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

VOV.VN - Trung Quốc nổi tiếng về mối quan hệ nồng ấm với chính quyền quân sự Myanmar. Nhưng Nga còn tích cực chìa tay với Myanmar hơn nữa. Myanmar đang là cánh cổng địa chiến lược của Nga.

Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”
Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”

VOV.VN - Giữa lúc Myanmar đang trong trạng thái bất ổn kể từ cuộc đảo chính quân sự, việc xét xử nhà lãnh đạo dân sự San Suu Kyi có thể làm phức tạp thêm tình hình tại đây như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”

Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”

VOV.VN - Giữa lúc Myanmar đang trong trạng thái bất ổn kể từ cuộc đảo chính quân sự, việc xét xử nhà lãnh đạo dân sự San Suu Kyi có thể làm phức tạp thêm tình hình tại đây như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Myanmar đứng bên bờ một cuộc nội chiến quy mô lớn và tàn khốc
Myanmar đứng bên bờ một cuộc nội chiến quy mô lớn và tàn khốc

VOV.VN - Các cuộc tấn công mới nhằm vào các căn cứ quân sự của Myanmar là chỉ dấu cho thấy khả năng xung đột vũ trang tại nước này phát triển từ vùng biên giới tới các trung tâm đô thị, trở thành nội chiến phức tạp quy mô lớn.

Myanmar đứng bên bờ một cuộc nội chiến quy mô lớn và tàn khốc

Myanmar đứng bên bờ một cuộc nội chiến quy mô lớn và tàn khốc

VOV.VN - Các cuộc tấn công mới nhằm vào các căn cứ quân sự của Myanmar là chỉ dấu cho thấy khả năng xung đột vũ trang tại nước này phát triển từ vùng biên giới tới các trung tâm đô thị, trở thành nội chiến phức tạp quy mô lớn.

Bí ẩn đội quân dân tộc Arakan đối đầu quyết liệt với quân đội Myanmar
Bí ẩn đội quân dân tộc Arakan đối đầu quyết liệt với quân đội Myanmar

VOV.VN - Đội quân dân tộc Arakan (AA) từng có những trận chiến máu lửa chống lại quân đội trung ương Myanmar. Tuy nhiên AA cũng đối đầu với chính quyền dân sự NLD nên sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2/2021, AA nhận được sự hậu thuẫn nhất định từ chính quân đội Myanmar...

Bí ẩn đội quân dân tộc Arakan đối đầu quyết liệt với quân đội Myanmar

Bí ẩn đội quân dân tộc Arakan đối đầu quyết liệt với quân đội Myanmar

VOV.VN - Đội quân dân tộc Arakan (AA) từng có những trận chiến máu lửa chống lại quân đội trung ương Myanmar. Tuy nhiên AA cũng đối đầu với chính quyền dân sự NLD nên sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2/2021, AA nhận được sự hậu thuẫn nhất định từ chính quân đội Myanmar...

Bạo lực leo thang ở Myanmar khi phong trào kháng chiến vũ trang trỗi dậy
Bạo lực leo thang ở Myanmar khi phong trào kháng chiến vũ trang trỗi dậy

VOV.VN - Trước việc quân đội Myanmar ngày càng cứng rắn trong trấn áp biểu tình, phe đối lập Myanmar bắt đầu có dấu hiệu tăng cường vũ trang có tổ chức để “kháng chiến”.

Bạo lực leo thang ở Myanmar khi phong trào kháng chiến vũ trang trỗi dậy

Bạo lực leo thang ở Myanmar khi phong trào kháng chiến vũ trang trỗi dậy

VOV.VN - Trước việc quân đội Myanmar ngày càng cứng rắn trong trấn áp biểu tình, phe đối lập Myanmar bắt đầu có dấu hiệu tăng cường vũ trang có tổ chức để “kháng chiến”.

Cựu Hoa hậu Myanmar gia nhập phiến quân, cầm súng đối đầu với chính quyền quân sự
Cựu Hoa hậu Myanmar gia nhập phiến quân, cầm súng đối đầu với chính quyền quân sự

VOV.VN - Người đẹp Htar Htet Htet – đại diện của Myanmar tại cuộc thi hoa hậu Grand International tổ chức ở Thái Lan năm 2013, vừa tuyên bố đã gia nhập lực lượng phiến quân của các dân tộc thiểu số, sẵn sàng dâng hiến đời mình cho cuộc đối đầu với chính quyền quân sự nước này.

Cựu Hoa hậu Myanmar gia nhập phiến quân, cầm súng đối đầu với chính quyền quân sự

Cựu Hoa hậu Myanmar gia nhập phiến quân, cầm súng đối đầu với chính quyền quân sự

VOV.VN - Người đẹp Htar Htet Htet – đại diện của Myanmar tại cuộc thi hoa hậu Grand International tổ chức ở Thái Lan năm 2013, vừa tuyên bố đã gia nhập lực lượng phiến quân của các dân tộc thiểu số, sẵn sàng dâng hiến đời mình cho cuộc đối đầu với chính quyền quân sự nước này.