Phía sau lời xin lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn rơi Su-24

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng xin lỗi Nga trong bối cảnh Ankara đang phải đối mặt với những thách thức suy thoái kinh tế và sức ép bị cô lập trong khu vực. 

Quan hệ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng sau khi cường kích Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vào tháng 11/2015. Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đó đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại nhưng Tổng thống Erdogan lại cho rằng chính ông Putin mới phải là người xin lỗi. Ông Erdogan lúc đó đã cho rằng chiếc Su-24 đã vi phạm vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lời qua tiếng lại giữa lãnh đạo 2 nước đã đẩy vụ việc trở nên “nóng” đến mức tưởng như rạn nứt trong quan hệ của Nga và Thổ là không thế hàn gắn. Thế nhưng, đầu tuần này, mọi việc đã thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 27/6, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa ra lời xin lỗi và nhận trách nhiệm về vụ việc. 

Máy bay chiến đấu Su-24 của Nga. (Ảnh minh họa: Sputnik).

Phát biểu tại thủ đô Ankara, Tổng thống Erdogan cho biết ông lấy làm tiếc về vụ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga vào năm ngoái đồng thời bày tỏ sự tin tưởng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm bình thường hóa quan hệ với Nga, chấm dứt tình trạng căng thẳng vốn không có lợi cho cả 2 nước.

Người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga cùng ngày xác nhận, Tổng thống Vladimir Putin đã nhận được bức thư của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó, ông Erdogan nói sẵn sàng giải quyết tình hình quanh vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga. Ông Erdogan cũng nhấn mạnh sẵn sàng cùng Nga giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực và hợp tác chống khủng bố. 

Theo Sputnik, trong bức thư gửi ông Putin, Tổng thống Erdogan nói rằng ông "chia sẻ nỗi đau với gia đình của phi công bị bắn chết và gửi lời chia buồn đến họ", đồng thời "mong họ tha lỗi". 

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ còn cho biết, nước này cũng đang tiến hành truy tố nghi phạm Alparslan Celik- người bị cáo buộc đã nã súng làm phi công trên chiến đấu cơ Su-24 của Nga thiệt mạng.

Nguyên nhân nào phía sau lời xin lỗi và những động thái chủ động làm lành với Nga của Thổ Nhĩ Kỳ? 

Lợi ích về kinh tế

Để trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị bắn hạ, Nga đã cho ngừng tất cả các tour du lịch trọn gói đến Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Nga, đồng thời ngừng nhập khẩu hoa quả, rau củ, và thịt gia cầm từ Thổ Nhĩ Kỳ. 

Bloomberg cho biết, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu ước tính lệnh trừng phạt của Nga năm 2015 đã khiến tăng trường kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ bị mất đi từ 0,3 - 0,7 điểm phần trăm trong năm 2016. Tuy nhiên, thời điểm đó ông Erdogan vẫn chưa hề thay đổi ý định trước những nguy cơ kinh tế này. Tuy nhiên, thời điểm đó ông Erdogan vẫn chưa hề thay đổi ý định trước những nguy cơ kinh tế này.

Thêm vào đó, số lượng các du khách Nga đến thành phố Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ (vốn là điểm đến ưa thích của người Nga) giảm đến 95% so với cùng kỳ năm 2015.

Số lượng các du khách Nga đến thành phố Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh. (ảnh: tripadvisor).

Tác động này hẳn sẽ không quá ảnh hưởng đến Thổ Nhĩ Kỳ vì số du khách châu Âu đến nước này nhiều gấp 5 lần số du khách Nga. Nhưng năm nay, người Anh và người Đức lại giảm hẳn việc đi du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại an ninh, dẫn đến kết quả là tổng số du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ giảm đến 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải suy nghĩ lại.

Trong một động thái đáng chú ý, cũng vừa mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ bị cắt đứt cách đây 6 năm. Điều này cho phép Thổ Nhĩ Kỳ có thể đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga.

Gazprom - tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga, hiện đang cung cấp khoảng 55% nhu cầu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Nối lại quan hệ với Israel, Thổ Nhĩ Kỳ rất kỳ vọng vào dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Israel sang Cyprus đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, Israel nhận thức được sự rủi ro của dự án, đã lên một kế hoạch khác, gửi khí đốt đến hóa lỏng ở Ai Cập, từ đó vận chuyển và xuất khẩu bằng tàu thay vì sử dụng đường ống.

Rốt cuộc, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn rất cần Nga cho nhu cầu năng lượng của mình. Hơn thế nữa, ông Erdogan cũng có thể thương thuyết với Nga, để có thể xây dựng dự án đường dẫn khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ xuống phía nam châu Âu- một dự án có thể mang lại lợi ích to lớn cho Ankara.

Sức ép cô lập

Giới chuyên gia cho rằng, lời xin lỗi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan được đưa ra trong bối cảnh đất nước này đang chịu sức ép cô lập ngày càng lớn từ cộng đồng quốc tế.

Theo New York Times, ông Erdogan đang bị rơi vào tình thế cô lập bởi lập trường độc đoán của ông khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tình thế đối đầu với châu Âu trong những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng người tị nạn, đường lối chính sách đối ngoại cứng rắn, trong đó có cả chiến lược thất bại ở Syria. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters.

Giới chuyên gia nhận định, động thái xoa dịu mới đây của Ankara đối với Moscow có thể được xem như là một nỗ lực nhằm sửa chữa một số sai lầm do chính sách đối ngoại của ông Erdogan gây ra.

Asli Aydintasbas, chuyên gia về đối ngoại của Hội đồng châu Âu nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải nếm trải những cảm nhận về sự cô lập trong vài năm gần đây, sau khi chuyển từ chính sách “không có mối bất hòa nào với láng giềng” sang tình trạng không có nước láng giềng nào không có vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Đây là thời điểm cô đơn nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, dường như chỉ có Qatar và Saudi Arabia là những người bạn duy nhất của nước này", bà Aydintasbas nói.

Theo ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng thiết lập quan hệ bạn bè hữu nghị với các nước Hồi giáo xung quanh, một động thái mới so với quá khứ. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhầm, đặc biệt là ở Syria, nơi mà Ankara đang cố phát động lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cáo buộc là đã để cho các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) di chuyển tự do giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria. 

Trong trường hợp quan hệ giữa Nga- Thổ Nhĩ Kỳ kinh tế đã vượt qua chính trị, bà Aydintasbas nói. Giao thương giữa hai nước đã mang lại lợi ích đáng kể cho Nga, chủ yếu là bởi Nga đã bán được rất nhiều dầu và khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng được hưởng lợi với hơn 3 triệu người Nga đi du lịch qua nước này mỗi năm. Sự thiếu hụt dòng khách du lịch từ Nga (nhóm du khách nước ngoài lớn thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ sau Đức) đã gây thiệt hại to lớn đối với ngành công nghiệp du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ.

Louis Fishman, giáo sư từ Đại học Brooklyn, Mỹ, cho rằng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, việc nối lại quan hệ với Israel không chỉ đơn thuần là về nhu cầu khí đốt mà còn là một nỗ lực nhằm lấy lại sức mạnh trong khu vực.

"Nối lại quan hệ với Israel và Nga là yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại của Thổ Nhĩ Kỳ", bà Aydintasbas nói.

Cengiz Candar, một học giả thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Đại học Stockholm, Thụy Điển cho biết: "Chúng ta đang nhìn thấy những đường nét của chủ nghĩa thực dụng Erdogan. Bây giờ Ankara có thể tuyên bố với cả thế giới rằng: "Hãy nhìn xem, chúng tôi đang cải thiện mối quan hệ trong khu vực với các nước láng giềng. Chúng tôi đang đi đúng hướng"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga về vụ bắn rơi cường kích Su-24
Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga về vụ bắn rơi cường kích Su-24

VOV.VN - Ông Tayyip Erdogan có lời xin lỗi vì cái chết của viên phi công trong vụ máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tại khu vực biên giới của Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga về vụ bắn rơi cường kích Su-24

Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga về vụ bắn rơi cường kích Su-24

VOV.VN - Ông Tayyip Erdogan có lời xin lỗi vì cái chết của viên phi công trong vụ máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tại khu vực biên giới của Syria.

Xin lỗi Nga vụ Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ muốn sớm bình thường hóa quan hệ
Xin lỗi Nga vụ Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ muốn sớm bình thường hóa quan hệ

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 27/6 cho biết, nước này sẽ sớm bình thường hóa quan hệ với Nga.

Xin lỗi Nga vụ Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ muốn sớm bình thường hóa quan hệ

Xin lỗi Nga vụ Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ muốn sớm bình thường hóa quan hệ

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 27/6 cho biết, nước này sẽ sớm bình thường hóa quan hệ với Nga.

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ

VOV.VN - Sau 6 năm gián đoạn, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã đạt được thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ.

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ

VOV.VN - Sau 6 năm gián đoạn, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã đạt được thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ.

Cải thiện quan hệ với Nga là ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ
Cải thiện quan hệ với Nga là ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết, lãnh đạo hai nước sẽ tiếp tục có các cuộc trao đổi để “phá băng” quan hệ trong thời gian tới.

Cải thiện quan hệ với Nga là ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ

Cải thiện quan hệ với Nga là ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết, lãnh đạo hai nước sẽ tiếp tục có các cuộc trao đổi để “phá băng” quan hệ trong thời gian tới.

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bồi thường cho Nga vụ bắn rơi Su-24
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bồi thường cho Nga vụ bắn rơi Su-24

VOV.VN - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho rằng, cả Ankara và Moscow đều mong muốn bình thường hóa quan hệ sau vụ máy bay Su-24.

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bồi thường cho Nga vụ bắn rơi Su-24

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bồi thường cho Nga vụ bắn rơi Su-24

VOV.VN - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho rằng, cả Ankara và Moscow đều mong muốn bình thường hóa quan hệ sau vụ máy bay Su-24.