Thế giới 7 ngày:

Philippines quyết theo kiện Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông

VOV.VN - Các luật sư và quan chức hàng đầu của Philippines sẽ tranh luận tại Tòa PCA nhằm làm rõ vấn đề quyền tài phán của tòa trong vụ kiện Trung Quốc.

Một phiên điều trần tại Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc tại La Haye, Hà Lan (Ảnh: BBC)

1. Từ ngày 7-11/7, Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ở La Haye (Hà Lan) sẽ được mở để nghe phái đoàn của Philippines trình bày các luận cứ liên quan đến vụ Manila kiện Bắc Kinh về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose hôm 3/7 cho biết rằng, các cuộc tranh luận miệng tại Tòa PCA sẽ tập trung vào duy nhất một vấn đề là liệu tòa Liên Hợp Quốc có quyền tài phán đối với vụ kiện của Philippines hay không.

Kể từ khi đâm đơn kiện Trung Quốc vào tháng 1/2013, Philippines đã nộp các luận cứ dưới dạng văn bản bao gồm nhiều tài liệu đồ sộ và các chứng cứ khác để củng cố thách thức pháp lý của mình đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Khi được hỏi về tác động của vụ kiện đối với hoạt động của Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, ông Jose cho rằng quyết định của tòa sẽ là “một bước căn bản đầu tiên hướng tới việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình dựa trên luật pháp”.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn từ chối tham gia vào các quy trình pháp lý này và khăng khăng cho rằng mình có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với 90% Biển Đông.

Một biểu ngữ mang dòng chữ, "nói Không vì dân chủ và nhân phẩm" bên ngoài nhà thờ tại Quảng trườngMonastiraki, Athen (Ảnh: AP)

2. Hôm nay (5/7), người dân Hy Lạp sẽ bước vào cuộc trưng cầu dân ý quyết định tương lai của đất nước này tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). 

Các cuộc thăm dò dư luận mới được công bố cho thấy, tỷ lệ người dân Hy Lạp lựa chọn giữa 2 câu trả lời “CÓ” và “KHÔNG” là tương đối cân bằng, với khoảng cách chênh lệch chỉ từ 0,4 đến 1%. Trong khi đó, số người dân Hy Lạp đang lưỡng lự với quyết định của mình chiếm từ 5,9 đến 12%. Giới quan sát nói rằng, những người này sẽ nắm giữ số phiếu quyết định kết quả cuộc trưng cầu dân ý.

Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã khẳng định chính phủ của ông sẽ tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu ý dân, dù nó là “CÓ” hay là “KHÔNG”. Tuy nhiên, trong lúc này đã có những ý kiến bày tỏ lo ngại về thực trạng “chia rẽ sâu sắc” tại Hy Lạp vì kết quả có thế nào thì quan điểm bất đồng sẽ còn tồn tại sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7.

Hy Lạp và các chủ nợ hiện đã ngừng đàm phán và đang chờ đợi kết quả cuộc trưng cầu ý dân. Giới chức châu Âu đã kêu gọi người dân Hy Lạp lựa chọn “CÓ”, đồng thời đề cập việc tiếp tục đàm phán với Hy Lạp sau cuộc trưng cầu ý dân, nhấn mạnh “cánh cửa vẫn để mở với Hy Lạp”. 

Rõ ràng, Liên minh châu Âu không muốn mất Hy Lạp, cũng như phải đối mặt những hệ lụy không hề nhỏ từ việc này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng không dễ dàng từ bỏ lập trường cứng rắn của mình.

Tổng thống Nga Putin phát biểu tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia (Ảnh: Ria Novosti)

3. Ngày 3/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi sự điều chỉnh trong chính sách an ninh quốc gia nhằm giúp nước này ứng phó tốt hơn với những thách thức và các mối đe dọa mới từ bên ngoài.

Trong một tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia, Tổng thống Nga cho biết, trước hết, cần phải nhanh chóng đánh giá các rủi ro và thách thức về mặt kinh tế, chính trị. Dựa trên những đánh giá này,  Nga sẽ đưa ra những điều chỉnh trong chính sách an ninh quốc gia.

Ông Putin nhấn mạnh, Nga sẽ tiếp tục hợp tác và trao đổi với các quốc gia khác dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích của nhau, song điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác này là các nước không được gây nguy hại cho an ninh và chủ quyền của Nga.

Tuyên bố được ông Putin đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ Nga - phương Tây đang ở giai đoạn căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Mỹ - Cuba bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm thù địch (Ảnh minh họa, nguồn Getty Images)

4. Trong một tuyên bố được đưa ra vào tối 1/7 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ và Cuba đã nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao và mở cửa lại Đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước.

Phát biểu tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama cho biết, Mỹ sẽ tổ chức lễ thượng cờ tại Đại sứ quán ở thủ đô Havana trong mùa hè năm nay. Nghi lễ này không đơn thuần mang tính hình thức mà trên thực tế sẽ đánh dấu sự thay đổi tích cực trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba. 

Theo Tổng thống Mỹ, bình thường hóa quan hệ ngoại giao sẽ mở đường cho các hoạt động đầu tư, du lịch, giáo dục, văn hóa và đoàn tụ gia đình giữa Mỹ và Cuba, cũng như cho quá trình hợp tác song phương trong các vấn đề như phát triển, chống khủng bố và dịch bệnh. 

Tổng thống Obama cũng hối thúc Quốc hội Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cuba, nhấn mạnh rằng chính sách này chỉ ngăn chặn Mỹ tiếp cận với tương lai của Cuba và khiến cuộc sống của người dân Cuba khó khăn hơn.

Người dân Cuba bày tỏ hoan nghênh quyết định bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba đồng thời hy vọng việc thiết lập đại sứ quán tại mỗi nước của nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân hai nước.

Xác chiếc máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 của Indonesia sau khi rơi xuống một khu dân cư ở thành phố Medan phía bắc Sumatra (Ảnh: Reuters)

5. Ngày 30/6, một chiếc máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 của Indonesia đã đâm xuống một khu dân cư ở thành phố Medan phía bắc Sumatra và bốc cháy dữ dội khiến 141 người thiệt mạng bao gồm toàn bộ số người có mặt trên máy bay và một số nạn nhân khác dưới mặt đất.

Chiếc Hercules C-130 của Không quân Indonesia chở 122 người, gồm 12 thành viên phi hành đoàn và 110 hành khách, khởi hành từ căn cứ không quân tại thành phố Medan lúc 12h08, (giờ địa phương) ngày 30/6 và dự kiến hạ cánh tại quần đảo Natuna.  

Tuy nhiên, máy bay rơi xuống một khu dân cư, chỉ 2 phút sau khi cất cánh. Các nhân chứng cho biết, chiếc máy bay đã phát nổ ngay trước khi rơi xuống khu vực có nhiều ngôi nhà và một khách sạn. 

Đây là thảm họa hàng không thứ 2 xảy ra tại Medan. Năm 2005, một máy bay của hãng hàng không địa phương Mandal Airlines đã bị rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh tại một khu vực đông dân cư, làm ít nhất 150 người thiệt mạng.

Chiếc phà bị lật úpngoài khơi thành phố Ormoc (Ảnh: Philstar)

6. Ngày 2/7, chiếc phà chở 187 người, gồm hành khách và nhân viên trên phà đã bị lật chỉ vài phút sau khi rời cảng thành phố Omroc, tỉnh Leyte, Philippines.

Sau khi xảy ra vụ tai nạn, lực lượng cứu hộ đã cứu sống 134 người, 41 người đã chết và hiện vẫn còn 12 người mất tích.

Hiện giới chức đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ lật phà. Những người sống sót cho biết, chiếc phà bị nghiêng dốc về bên phải khi bị một con sóng lớn đánh, sau đó bị lật sau khi vừa rời cảng ở Omroc. Theo một hành khách, chiếc phà còn chở xi-măng và gạo nhưng không có vẻ là bị quá tải.

Các nhân viên cứu hộ nỗ lực cứu người bị kẹt trong chiếc tàu gặp nạn (Ảnh Reuters)

7. Ngày 2/7, một đoàn tàu hỏa của quân đội Pakistan đã bị trật bánh và lao xuống sông khi đang đi qua cây cầu bắc qua kênh Chanawan gần thành phố công nghiệp Gujranwala ở phía Đông tỉnh Punjab.

Các nhân viên cứu hộ và các thợ lặn thuộc biên chế quân đội Pakistan đã vớt được 80 hành khách, trong đó có 5 người bị thương. Người phát ngôn quân đội Pakistan, Thiếu tướng Asim Bajwa cho biết đến ngày 3/7, các nhóm cứu hộ đã vớt được 17 thi thể và việc tìm kiếm vẫn đang tiếp diễn.

Điều tra ban đầu cho thấy, không có thiết bị nổ nào được tìm thấy tại hiện trường, các nhà chức trách Pakistan loại trừ khả năng có bàn tay của khủng bố.

Người phát ngôn ngành Đường sắt Pakistan Abdul Rauf Tahir cho biết, ngay trước khi tàu quân sự xảy ra tai nạn, một chiếc tàu chở khách khác chở hàng trăm người cũng đi qua chiếc cầu này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Putin kêu gọi sửa đổi các chính sách an ninh quốc gia Nga
Tổng thống Putin kêu gọi sửa đổi các chính sách an ninh quốc gia Nga

VOV.VN - Theo ông Putin, điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác với nước khác là các nước không được gây nguy hại cho an ninh và chủ quyền của Nga.

Tổng thống Putin kêu gọi sửa đổi các chính sách an ninh quốc gia Nga

Tổng thống Putin kêu gọi sửa đổi các chính sách an ninh quốc gia Nga

VOV.VN - Theo ông Putin, điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác với nước khác là các nước không được gây nguy hại cho an ninh và chủ quyền của Nga.

Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ ngoại giao
Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ ngoại giao

VOV.VN - Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba sẽ chính thức được nối lại sau hơn nửa thế kỷ gián đoạn.

Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ ngoại giao

Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ ngoại giao

VOV.VN - Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba sẽ chính thức được nối lại sau hơn nửa thế kỷ gián đoạn.

Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý
Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý

VOV.VN - Cuộc đấu giữa xu hướng ủng hộ và phản đối kế hoạch cải cách của chủ nợ quốc tế diễn ra quyết liệt. Kinh tế Hy Lạp tổn thất 1,2 tỷ euro trong tuần qua.

Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý

Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý

VOV.VN - Cuộc đấu giữa xu hướng ủng hộ và phản đối kế hoạch cải cách của chủ nợ quốc tế diễn ra quyết liệt. Kinh tế Hy Lạp tổn thất 1,2 tỷ euro trong tuần qua.

Xót xa hình ảnh thân nhân nạn nhân vụ tai nạn máy bay Indonesia
Xót xa hình ảnh thân nhân nạn nhân vụ tai nạn máy bay Indonesia

VOV.VN - Những giọt nước mắt đau đớn rơi trên gương mặt thân nhân trong ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vụ tai nạn máy bay Indonesia.

Xót xa hình ảnh thân nhân nạn nhân vụ tai nạn máy bay Indonesia

Xót xa hình ảnh thân nhân nạn nhân vụ tai nạn máy bay Indonesia

VOV.VN - Những giọt nước mắt đau đớn rơi trên gương mặt thân nhân trong ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vụ tai nạn máy bay Indonesia.

Tàu quân sự Pakistan lao xuống kênh, số người thiệt mạng tăng lên 17
Tàu quân sự Pakistan lao xuống kênh, số người thiệt mạng tăng lên 17

VOV.VN- Số người thiệt mạng trong vụ một chiếc tàu hỏa của quân đội Pakistan lao xuống kênh do cầu sập đã lên đến con số 17.

Tàu quân sự Pakistan lao xuống kênh, số người thiệt mạng tăng lên 17

Tàu quân sự Pakistan lao xuống kênh, số người thiệt mạng tăng lên 17

VOV.VN- Số người thiệt mạng trong vụ một chiếc tàu hỏa của quân đội Pakistan lao xuống kênh do cầu sập đã lên đến con số 17.

Philippines sắp đấu khẩu pháp lý về Biển Đông tại tòa Liên Hợp Quốc
Philippines sắp đấu khẩu pháp lý về Biển Đông tại tòa Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Phái đoàn của Philippines đã chuẩn bị kỹ càng cho việc lập luận để khẳng định tòa Liên Hợp Quốc có thẩm quyền đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Philippines sắp đấu khẩu pháp lý về Biển Đông tại tòa Liên Hợp Quốc

Philippines sắp đấu khẩu pháp lý về Biển Đông tại tòa Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Phái đoàn của Philippines đã chuẩn bị kỹ càng cho việc lập luận để khẳng định tòa Liên Hợp Quốc có thẩm quyền đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc.