Phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga như thế nào?

VOV.VN - Nước Nga không ngừng bị cô lập khỏi phương Tây cũng như các thể chế do phương Tây dẫn dắt. Thế nhưng cuộc gặp của Tổng thống Nga Putin ở Tehran (Iran) đã tạo ra khác biệt lớn khiến phương Tây bất an.

Nga bác bỏ cáo buộc cản trở xuất khẩu ngũ cốc, bằng thỏa thuận đột phá

Tổng thống Nga Putin đã bật đèn xanh cho thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen – thỏa thuận lớn đầu tiên giữa Moscow và Kiev kể từ khi Nga mở chiến dịch tiến công quân sự vào Ukraine vào cuối tháng 2/2022.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu hôm 22/7: “Đây là một thỏa thuận của cả thế giới. Nó sẽ giúp ích cho các nước đang phát triển đang ở bên bờ phá sản và những người yếu thế đang đứng trước nguy cơ đói khát. Nó sẽ giúp ổn định giá lương thực toàn cầu  vốn đã ở mức cao kỷ lục thậm chí trước cả chiến tranh”.

Thỏa thuận trên do Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Liên Hợp Quốc thương lượng đạt được. Thỏa thuận tạo ra khuôn khổ cho việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine ra toàn cầu. Văn bản này tạo ra một “trung tâm kiểm soát” với nhân lực là quan chức của nhóm trên nhằm theo dõi và điều phối hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ một hành lang hàng hải an toàn riêng do các bên chỉ định. Theo đó, lương thực được xuất đi từ các thành phố cảng của Ukraine là Odessa, Chernomorsk, và Yuzhny.

Các bên không công bố ngay chi tiết của bản kế hoạch này. Giới chức Nga trước đó nhất quyết yêu cầu tàu bè Ukraine chở ngũ cốc ra khỏi nước này phải chịu sự kiểm tra của hải quân Nga nhằm đề phòng các tàu bè đó có thể chở thiết bị quân sự trở lại Ukraine. Theo phiên bản cuối cùng của thỏa thuận, các tàu Ukraine khi quay trở lại nước này sẽ bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra.

Bốn bên đạt được một thỏa thuận sơ bộ vào tuần trước nhưng phải nhận được tín hiệu đồng ý từ Tổng thống Nga Putin. Ông Putin đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để hoàn tất việc nhất trí về thỏa thuận. Ông Putin cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực trung gian cho một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trong thời gian vài tháng qua.

Trong khi đó, trợ lý Tổng thống Ukraine - Mykhailo Podolyak nhấn mạnh rằng về mặt kỹ thuật thì không có thỏa thuận trực tiếp nào giữa Nga và Ukraine. Thay vào đó, cả hai nước ký riêng rẽ cùng một “thỏa thuận nhỏ” với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên thỏa thuận này đánh dấu thỏa thuận thực chất đầu tiên, dù là thông qua ủy nhiệm, giữa Moscow và Kiev kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra.

Nga nhận được sự ủng hộ to lớn và công khai của Iran

Tổng thống Putin tới Iran vào hôm 19/7 để gặp Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei của Iran. Tehran đưa ra tuyên bố ủng hộ đầy đủ cho các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.

Đại Giáo chủ Khamenei viết trên mạng xã hội Twitter: “Chiến tranh là điều khó khăn và khủng khiếp. Cộng hòa Hồi giáo Iran không bao giờ mong muốn chứng kiến dân thường bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Tuy nhiên, trong vấn đề Ukraine, nếu Nga không chủ động ra tay, phía bên kia sẽ khởi động chiến tranh”.

Ông Khamenei bổ sung: “NATO là một thực thể nguy hiểm. Phương Tây hoàn toàn chống đối một nước Nga mạnh mẽ và độc lập. Nếu tình thế thuận lợi cho NATO thì họ sẽ không biết đến giới hạn nào. Nếu họ không bị ngăn chặn ở Ukraine, sau này họ sẽ phát động một cuộc chiến tương tự ở Crimea”.

Cả Nga và Iran đều có một điểm chung là phải chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trong bối cảnh ấy, hãng khí đốt khổng lồ của Nga – Gazprom đã ký một thỏa thuận 40 tỷ USD với Công ty dầu mỏ quốc gia Iran (NTOC) để giúp các nhà sản xuất của Iran phát triển lĩnh vực dầu khí trên toàn quốc.

Cũng vào ngày 19/7, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc họp thượng đỉnh với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp Iran Raisi để bàn về xung đột ở Syria. Nga và Iran là các nước chính hậu thuẫn cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các phái chống chính phủ ở miền Bắc Syria. Hội nghị thượng đỉnh đã không giải quyết các khác biệt này. Tổng thống Erdogan đã không lấy được sự ủng hộ của Nga và Iran cho một cuộc tấn công mới của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria với lý do “tiến đánh các nhóm khủng bố”.

Chiến dịch ngoại giao một tuần của Nga

Một thông cáo chung do ba nhà lãnh đạo Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đã tái khẳng định cam kết của họ đối với toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Thông báo cho biết, “an ninh và ổn định” ở Đông Bắc Syria “chỉ có thể đạt được trên cơ sở bảo tồn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này”. Tuy vậy, trên chuyến bay trở về nhà, Tổng thống Erdogan nói với phóng viên rằng ông sẽ không gác lại phương án quân sự ở miền Bắc Syria cho đến khi các mối quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ được giải quyết.

Thỏa thuận ngũ cốc đã khép lại một tuần ngoại giao của Nga mà theo các chuyên gia có mục đích chứng minh cho phương Tây thấy rằng chiến dịch của họ nhằm cô lập Nga về kinh tế và chính trị đã thất bại.

John Drennan thuộc Viện Hòa bình Mỹ nói với CNBC: “Tôi cho rằng người Nga sẽ làm nổi bật hội nghị nói trên như một minh chứng cho việc họ không thực sự bị cô lập, họ là một nhân vật chính ở Trung Đông. Tuy nhiên, có thể Nga đang cần đến sự hậu thuẫn quân sự của Iran, như nhận định của phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby”.

Hội nghị của ông Putin ở Tehran (Iran) chứng tỏ rằng mặc dù Mỹ và châu Âu cố gắng xây dựng một mặt trận thống nhất lớn toàn cầu chống lại Kremlin, một phần đáng kể của thế giới phi phương Tây vẫn duy trì quan điểm trung lập. Một số trường hợp như Iran và Trung Quốc thậm chí còn ủng hộ rõ ràng cho Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc tế hoan nghênh thoả thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc Nga-Ukraine
Quốc tế hoan nghênh thoả thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc Nga-Ukraine

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế kỳ vọng thoả thuận giữa Nga, Ukraine, Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ về việc nối lại các chuyến hàng ngũ cốc trên biển Đen sẽ giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Quốc tế hoan nghênh thoả thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc Nga-Ukraine

Quốc tế hoan nghênh thoả thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc Nga-Ukraine

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế kỳ vọng thoả thuận giữa Nga, Ukraine, Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ về việc nối lại các chuyến hàng ngũ cốc trên biển Đen sẽ giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Azerbaijan - tâm điểm chiến lược dầu khí của Mỹ trong bối cảnh xung đột Ukraine
Azerbaijan - tâm điểm chiến lược dầu khí của Mỹ trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột quân sự ở Ukraine và cuộc chiến dầu khí giữa Nga và phương Tây đã làm rõ hơn nữa tầm quan trọng chiến lược của Azerbaijan đối với Mỹ và phương Tây.

Azerbaijan - tâm điểm chiến lược dầu khí của Mỹ trong bối cảnh xung đột Ukraine

Azerbaijan - tâm điểm chiến lược dầu khí của Mỹ trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột quân sự ở Ukraine và cuộc chiến dầu khí giữa Nga và phương Tây đã làm rõ hơn nữa tầm quan trọng chiến lược của Azerbaijan đối với Mỹ và phương Tây.

“Dòng chảy phương Bắc” là công cụ lợi hại để Nga gây sức ép với EU
“Dòng chảy phương Bắc” là công cụ lợi hại để Nga gây sức ép với EU

VOV.VN - Với hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, Nga dễ dàng chi phối an ninh năng lượng tại châu Âu, từ đó có khả năng tác động vào tâm lý xã hội và chính trị, chính sách của các nước này.

“Dòng chảy phương Bắc” là công cụ lợi hại để Nga gây sức ép với EU

“Dòng chảy phương Bắc” là công cụ lợi hại để Nga gây sức ép với EU

VOV.VN - Với hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, Nga dễ dàng chi phối an ninh năng lượng tại châu Âu, từ đó có khả năng tác động vào tâm lý xã hội và chính trị, chính sách của các nước này.

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?
Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.

Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?
Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?

VOV.VN - Nga từng có tham vọng biến thủ đô Moscow thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ ở Ukraine đã làm giấc mơ đó khó thành hiện thực, ít nhất là vào lúc này.

Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?

Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?

VOV.VN - Nga từng có tham vọng biến thủ đô Moscow thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ ở Ukraine đã làm giấc mơ đó khó thành hiện thực, ít nhất là vào lúc này.

Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc
Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng Mỹ liên kết với Nga thì sẽ có lợi hơn cho chính họ. Nhưng chính sách của Mỹ đối với Nga đang đẩy Nga nghiêng về cực Trung Quốc, từ đó tạo ra các bất lợi lớn cho chính phương Tây.

Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc

Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng Mỹ liên kết với Nga thì sẽ có lợi hơn cho chính họ. Nhưng chính sách của Mỹ đối với Nga đang đẩy Nga nghiêng về cực Trung Quốc, từ đó tạo ra các bất lợi lớn cho chính phương Tây.

Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine
Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tuyên bố, ông đã nêu với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Bắc Kinh đang “không trung lập” trong vấn đề Nga - Ukraine và đang giúp Moscow mở rộng tuyên truyền.

Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine

Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tuyên bố, ông đã nêu với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Bắc Kinh đang “không trung lập” trong vấn đề Nga - Ukraine và đang giúp Moscow mở rộng tuyên truyền.

Ấn Độ cân bằng thế nào giữa Mỹ và Nga trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh mới?
Ấn Độ cân bằng thế nào giữa Mỹ và Nga trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh mới?

VOV.VN - Ấn Độ được xem là quốc gia thân Mỹ trong các hội nghị BRICS gần đây. Nhưng Mỹ không hài lòng với việc Ấn Độ đạt nhiều thỏa thuận với Nga. Ấn Độ vẫn chú trọng cân bằng quan hệ với cả Nga dù Nga thân Trung Quốc và đối đầu với Mỹ.

Ấn Độ cân bằng thế nào giữa Mỹ và Nga trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh mới?

Ấn Độ cân bằng thế nào giữa Mỹ và Nga trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh mới?

VOV.VN - Ấn Độ được xem là quốc gia thân Mỹ trong các hội nghị BRICS gần đây. Nhưng Mỹ không hài lòng với việc Ấn Độ đạt nhiều thỏa thuận với Nga. Ấn Độ vẫn chú trọng cân bằng quan hệ với cả Nga dù Nga thân Trung Quốc và đối đầu với Mỹ.