Quân đội Trung Quốc suy giảm sức chiến đấu do tham nhũng

VOV.VN - Giới chuyên gia quân sự nước này cảnh báo tham nhũng trong quân đội Trung Quốc đã tới mức nguy hiểm chưa từng thấy.

Khi căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước châu Á do những tranh chấp biển đảo, các tướng lĩnh đương chức hoặc đã nghỉ hưu của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng như giới truyền thông nước này đã đặt câu hỏi nghi ngờ PLA đã đánh mất khả năng giành chiến thắng trong chiến tranh vì quá tham nhũng.

Binh sĩ và khí tài quân đội Trung Quốc (PLA)

Một loạt bài viết trên báo chí nhà nước trong vài tháng lại đây đã vạch ra mối tương đồng giữa nạn tham nhũng tràn lan trong quân đội Trung Quốc hiện đại với thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến Trung-Nhật 120 năm trước, cũng do nạn tham nhũng trong quân đội.

Các mối quan ngại càng rõ trong bối cảnh PLA đang hiện đại hóa nhanh chóng, từ việc phát triển các chiến đấu cơ tàng hình cho tới việc hạ thủy hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc vào năm 2012. Với nguồn ngân sách quốc phòng chỉ kém mỗi Mỹ, quân đội Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh ngày càng tăng tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, làm cho cả khu vực lẫn Washington e ngại.

Hai vụ scandal xảy ra gần đây đã bóc trần nạn tham nhũng thâm căn cố đế trong PLA – một mục tiêu quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng đại quy mô mà ông Tập Cận Bình phát động.

Hồi tháng 6/2014, Trung Quốc cho biết họ sẽ đưa ra tòa án quân sự tướng Từ Tài Hậu, người nghỉ hưu vào năm 2013 (khi đó giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương), vì tội nhận hối lộ.

Trước đó, đầu năm 2014, giới chức đã buộc tội tham nhũng đối với một đệ tử của ông Từ là tướng Cốc Tuấn Sơn. Ông Cốc là phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần PLA cho đến khi bị sa thải vào năm 2012. Các nguồn tin nói với Reuters rằng ông Cốc bị tố đã “bán” hàng trăm chức vụ trong quân đội, thu hàng triệu USD từ một vị trị cho phép ông tác động đến việc bổ nhiệm và các hợp đồng liên quan đến đất đai quốc phòng.

Một số viên tướng và chuyên gia Trung Quốc lo lắng việc mua bán chức tước trong quân đội -một bí mật “công khai” được nhiều người biết đến từ lâu – khiến cho những người có tài năng bị gạt sang một bên.

Tướng về hưu La Viện nói với cổng tin tức The Paper có trụ sở ở Thượng Hải rằng “Cho dù anh chi bao nhiêu tiền cho quân đội, sẽ vẫn không bao giờ đủ nếu tiếp tục xuất hiện các quan chức tham nhũng”.

“Số tiền mà các quan chức tham nhũng như Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn Sơn bòn rút lên đến hàng trăm triệu hoặc trăm tỷ nhân dân tệ. Với số lượng tiền đó có thể chế tạo được bao nhiêu chiến đấu cơ? Nếu không loại bỏ được tham nhũng thì chúng ta sẽ bị đánh bại trước khi tham chiến”.

Mốc 1979

Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu quân đội đông tới 2,3 triệu quân nhân – quân đội lớn nhất thế giới – phải ngày càng trở nên sẵn sàng chiến đấu mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn nhấn mạnh quan hệ hòa bình với các nước láng giềng.

Lần cuối mà quân đội Trung Quốc “thử lửa” một cách đáng kể là vào năm 1979 khi họ ùa xuống đánh Việt Nam nhằm hậu thuẫn cho chế độ diệt chủng Pol Pot. Lần đó PLA đã thảm bại khi dám gây chiến với một đội quân được tôi luyện trong thực tiễn chiến tranh hàng chục năm trời.

Trung Quốc đẩy mạnh trấn áp tham nhũng trong quân đội vào cuối thập niên 1990, cấm PLA tham gia kinh doanh. Nhưng do thiếu cơ chế giám sát, quân đội Trung Quốc đã quay trở lại tham gia vào các giao dịch thương mại trong những năm gần đây.

Các chuyên gia quân sự cho biết, đối với những sĩ quan hối lộ để được thăng chức, việc tham nhũng là một cách bù đắp lại các khoản “đầu tư” trước đây của họ. Các trường hợp tham nhũng bao gồm việc cho doanh nghiệp tư nhân thuê đất quốc phòng, bán biển số quân sự, chiếm đoạt các căn hộ PLA bất hợp pháp, hay nhận “lại quả” khi mua thực phẩm hoặc thiết bị.

Thể hiện rõ quyết tâm chống tham nhũng loại này, Chủ tịch Tập nhiều khả năng  sẽ đề bạt tướng Lưu Nguyên, một nhân vật dũng cảm tố cáo tham nhũng, vào Quân ủy Trung ương. Tướng Lưu Nguyên vào năm 2012 đã tung ra các cáo buộc mở đường cho việc buộc tội tham nhũng đối với cả tướng Cốc và Từ. Ông Lưu Nguyên hiện là chính ủy Tổng cục Hậu cần PLA.

Cảnh báo từ quá khứ

Mối quan ngại ngàycàng gia tăng trong Trung Quốc về tham nhũng quân sự trùng với dịp kỷ niệm 120 năm ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Trung-Nhật – một cuộc chiến kết thúc bằng việc ký kết nhượng Đài Loan cho Nhật Bản một năm sau đó.

Báo chí Trung Quốc tập trung vào nạn tham nhũng quân sự, coi đó là một trong các lý do chính dẫn tới thất bại của Trung Quốc trước Nhật Bản vào thời kỳ nhà Thanh suy yếu.

Tuần báo Học Tập của trường Đảng Trung ương mới đây đã đưa chủ đề này ra thảo luận.

Tờ báo viết: Cuối đời nhà Thanh, quân đội đã thoái hóa nghiêm trọng. Kỷ luật lỏng lẻo, huấn luyện hời hợt, đánh bạc tràn lan, binh sĩ hủ hóa với việc đi lầu xanh và hút thuốc phiện…

Tướng Kun Lunyan, một bình luận viên quân sự có tiếng, đã viết trên Hoàn cầu Thời báo vào tháng 5 như sau: “Tham nhũng quân sự đã tới một cấp độ nguy hiểm chưa từng có tiền lệ”.

Ông Kun viết: “Liệu chúng ta có muốn bi kịch lịch sử lặp lại với quân đội nhân dân?”. Ông ghi nhận quân nhân Trung Quốc hiện nay ghê sợ vấn nạn chỉ được thăng chức nếu chịu lót tiền.

Giới chức Trung Quốc ý thức rõ một lý do khiến Quốc dân đảng Trung Quốc thua cuộc trong nội chiến Trung Quốc là do nạn tham nhũng tràn lan trong đảng này.

Viết về giai đoạn nội chiến Quốc-Cộng đó, Tân Hoa xã nhắc lại chi tiết các phần tử tham nhũng đã bị xử bắn trong giai đoạn 1930 và 1940.

“Lịch sử đã chứng minh đi chứng minh lại rằng nguy cơ lớn nhất đối với quân đội không phải là hỏa lực và thuốc súng mà là sự xâm lấn của nạn tham nhũng vào trong hàng ngũ của mình”./.

Xem thêm bài về Trung Quốc:

>> Trung Quốc bành trướng thế lực ở châu Mỹ-Latin

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Trung Quốc xử lý hơn 25.000 người liên quan tới tham nhũng
Trung Quốc xử lý hơn 25.000 người liên quan tới tham nhũng

VOV.VN - Thông tin trên được Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống tham nhũng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đưa ra trong buổi họp báo sáng 25/7.

Trung Quốc xử lý hơn 25.000 người liên quan tới tham nhũng

Trung Quốc xử lý hơn 25.000 người liên quan tới tham nhũng

VOV.VN - Thông tin trên được Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống tham nhũng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đưa ra trong buổi họp báo sáng 25/7.

Con trai Chu Vĩnh Khang – Tâm điểm điều tra tham nhũng của Trung Quốc
Con trai Chu Vĩnh Khang – Tâm điểm điều tra tham nhũng của Trung Quốc

VOV.VN - Chu Bân, con trai của trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cũng đã bị bắt giữ vì dính líu vào các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Con trai Chu Vĩnh Khang – Tâm điểm điều tra tham nhũng của Trung Quốc

Con trai Chu Vĩnh Khang – Tâm điểm điều tra tham nhũng của Trung Quốc

VOV.VN - Chu Bân, con trai của trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cũng đã bị bắt giữ vì dính líu vào các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Giám đốc kênh CCTV-9 Trung Quốc bị bắt với cáo buộc tham nhũng
Giám đốc kênh CCTV-9 Trung Quốc bị bắt với cáo buộc tham nhũng

VOV.VN - Liu Wen, Giám đốc kênh CCTV-9- kênh phim tài liệu của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bị bắt để điều tra về cáo buộc này.

Giám đốc kênh CCTV-9 Trung Quốc bị bắt với cáo buộc tham nhũng

Giám đốc kênh CCTV-9 Trung Quốc bị bắt với cáo buộc tham nhũng

VOV.VN - Liu Wen, Giám đốc kênh CCTV-9- kênh phim tài liệu của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bị bắt để điều tra về cáo buộc này.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?
Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?

VOV.VN - Tiết lộ mới đây cho thấy lực lượng tình báo tín hiệu của Mỹ (mà đại diện là NSA) cao tay đến nhường nào.

Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?

Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?

VOV.VN - Tiết lộ mới đây cho thấy lực lượng tình báo tín hiệu của Mỹ (mà đại diện là NSA) cao tay đến nhường nào.

Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng
Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng

VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc.

Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng

Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng

VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc tiếp tục bị tố cáo ăn cắp qua mạng
Quân đội Trung Quốc tiếp tục bị tố cáo ăn cắp qua mạng

VOV.VN - Thêm một công ty an ninh internet nữa của Mỹ đứng ra phanh phui gián điệp mạng của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc tiếp tục bị tố cáo ăn cắp qua mạng

Quân đội Trung Quốc tiếp tục bị tố cáo ăn cắp qua mạng

VOV.VN - Thêm một công ty an ninh internet nữa của Mỹ đứng ra phanh phui gián điệp mạng của Trung Quốc.