Quan hệ Mỹ-Trung sẽ thay đổi ra sao trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình?

VOV.VN - Năm 2023 sẽ là thời điểm đánh dấu những cột mốc chính trị quan trọng đối với Trung Quốc và Mỹ.

Trong quan hệ Mỹ-Trung, hoạt động kết thúc năm 2022 là cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2021. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh ông Tập Cận Bình vừa đắc cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba tại đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi ông Biden có được chiến thắng quan trọng ở thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ.

Mở màn cho năm 2023, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán sẽ là chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Vẫn chưa rõ liệu cuộc đối thoại ở Bali và chuyến thăm Trung Quốc của ông Blinken có giúp xoa dịu căng thẳng và mang lại sự ổn định cho quan hệ song phương trong năm mới hay không?

Về phía Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden đang tìm cách ổn định quan hệ với Trung Quốc để giảm nguy cơ xung đột. Nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy Washington sẽ điều chỉnh lại cách tiếp cận cứng rắn hoặc nhượng bộ những vấn đề mà Trung Quốc cho là lợi ích cốt lõi của họ trong vấn đề Tân Cương, Đài Loan, Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.

Giới phân tích cho rằng, trong năm 2023, cơ hội cải thiện quan hệ Mỹ-Trung có thể khó khăn hơn. Bởi Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống và quan hệ với Trung Quốc được dự đoán sẽ là vấn đề tập trung nhiều sự quan tâm của các ứng cử viên.

Nền chính trị tại Mỹ hiện đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể thúc đẩy lập trường cạnh tranh và cứng rắn hơn với Trung Quốc, khiến Nhà Trắng khó thể hiện sự linh hoạt trong việc đối phó với Bắc Kinh. Cuộc cạnh tranh lợi thế đảng phái có thể sẽ thúc đẩy chuyến thăm cấp cao tiếp theo của các nghị sỹ Mỹ tới Đài Loan vào đầu năm 2023, cùng với các phiên điều trần của quốc hội và những dự luật mới để kiềm chế Bắc Kinh.

Đối với Trung Quốc, nhiều người cho rằng, nước này sẽ chờ đợi theo dõi và xem xét diễn biến của cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2024 trước khi đưa ra những quyết định có thể tác động tới quan hệ song phương. Nếu Mỹ tăng cường công kích Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử tổng thống thì điều đó có thể dẫn đến sự trả đũa leo thang từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc xem xét tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ là ai trước khi đưa ra quyết định có thể khiến Trung Quốc hành động một cách kiềm chế.

Chưa kể, Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề trong nước cần phải giải quyết. Với đường lối và chiến lược được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm vực dậy nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, khủng hoảng thị trường nhà đất, sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng, suy thoái toàn cầu và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Thời điểm hàn gắn quan hệ

Một số nhà phân tích nhận định, cả Mỹ và Trung Quốc cần phải nắm bắt thời điểm để hàn gắn quan hệ trước khi những vấn đề chính trị trong nước cản trở nỗ lực này.

Bắc Kinh có thể tính toán rằng những cuộc đối thoại mới có thể ngăn chặn các biện pháp gây tổn hại hơn nữa đến lợi ích của nước này, chẳng hạn như biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn mà Mỹ công bố vào tháng 10/2022. Một sự cải thiện trong quan hệ song phương cũng có thể khiến các chính phủ phương Tây suy nghĩ lại về kế hoạch hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ của họ.

Tuy vậy, không có lý do gì để cho rằng Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách với những điều mà họ cho là “lợi ích cốt lõi” vốn đang gây tranh cãi, hoặc hạn chế nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Thay vào đó, sau thời gian dài gián đoạn do đại dịch Covid-19, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tăng cường các nỗ lực ngoại giao để giành được vị thế lớn hơn trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Washington.

Ông Drew Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ và là chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học quốc gia Singapore lưu ý: “Tôi không thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh đang có sự điều chỉnh về chính sách hoặc những cam kết mà họ đã đưa ra. Trong bất cứ cuộc thảo luận nào, Bắc Kinh cũng bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng họ sẽ không nhân nhượng dù chỉ là một chút trong các vấn đề tranh chấp”. Theo chuyên gia này, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đã bước vào giai đoạn “quản lý hậu quả”.

Năm 2023 được cho là năm hàm chứa nhiều mâu thuẫn. Các nhà phân tích hy vọng cả Tổng thống Joe Biden lẫn Chủ tịch Tập Cận Bình – những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm xử lý khủng hoảng có thể quản lý áp lực cạnh tranh khốc liệt và chèo lái mối quan hệ Mỹ - Trung một cách an toàn trong thời điểm được dự đoán là sẽ có nhiều bất ổn hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc xác định không đối đầu với Mỹ, hợp tác sâu hơn với Nga
Trung Quốc xác định không đối đầu với Mỹ, hợp tác sâu hơn với Nga

VOV.VN - Phát biểu tại một sự kiện tổ chức ngày 25/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nêu ra 6 nhiệm vụ chính của ngành ngoại giao nước này và cho biết năm 2023 sẽ có nhiều điểm sáng trong ngoại giao chủ nhà của Trung Quốc.

Trung Quốc xác định không đối đầu với Mỹ, hợp tác sâu hơn với Nga

Trung Quốc xác định không đối đầu với Mỹ, hợp tác sâu hơn với Nga

VOV.VN - Phát biểu tại một sự kiện tổ chức ngày 25/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nêu ra 6 nhiệm vụ chính của ngành ngoại giao nước này và cho biết năm 2023 sẽ có nhiều điểm sáng trong ngoại giao chủ nhà của Trung Quốc.

Trung Quốc trừng phạt hai cựu quan chức ngoại giao Mỹ
Trung Quốc trừng phạt hai cựu quan chức ngoại giao Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (23/12) tuyên bố trừng phạt hai cựu quan chức ngoại giao Mỹ để trả đũa việc nước này trừng phạt hai quan chức Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng hồi đầu tháng.

Trung Quốc trừng phạt hai cựu quan chức ngoại giao Mỹ

Trung Quốc trừng phạt hai cựu quan chức ngoại giao Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (23/12) tuyên bố trừng phạt hai cựu quan chức ngoại giao Mỹ để trả đũa việc nước này trừng phạt hai quan chức Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng hồi đầu tháng.

Trung Quốc phản đối Mỹ đưa 36 công ty vào danh sách đen hạn chế xuất khẩu
Trung Quốc phản đối Mỹ đưa 36 công ty vào danh sách đen hạn chế xuất khẩu

VOV.VN - Bộ Thương mại Trung Quốc chiều 16/12 đã lên tiếng phản đối việc Mỹ đưa thêm 36 công ty nước này vào danh sách đen hạn chế xuất khẩu, đồng thời gọi đây là hành vi “bóp méo thị trường và bắt nạt kinh tế”.

Trung Quốc phản đối Mỹ đưa 36 công ty vào danh sách đen hạn chế xuất khẩu

Trung Quốc phản đối Mỹ đưa 36 công ty vào danh sách đen hạn chế xuất khẩu

VOV.VN - Bộ Thương mại Trung Quốc chiều 16/12 đã lên tiếng phản đối việc Mỹ đưa thêm 36 công ty nước này vào danh sách đen hạn chế xuất khẩu, đồng thời gọi đây là hành vi “bóp méo thị trường và bắt nạt kinh tế”.