Quốc gia Trung Đông nhỏ bé có thể kéo châu Âu khỏi sự phụ thuộc khí đốt Nga

VOV.VN - Qatar, một quốc gia Trung Đông, đang nổi lên như một trong những tia hy vọng khả quan nhất của châu Âu trong việc loại bỏ khí đốt tự nhiên của Nga.

Các quan chức Qatar và châu Âu cho biết, Đức, Pháp, Bỉ và Italy đang đàm phán với nước này để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên cơ sở dài hạn. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã tới Qatar trong tháng 3 để thông báo về quan hệ đối tác năng lượng và cam kết xây dựng kho dự trữ đầu tiên để nhận các chuyến hàng LNG từ Qatar và các nhà sản xuất khí đốt khác.

“Đây mới chỉ là bước khởi đầu”, ông Habeck nói hôm 20/3.

Qatar có trở thành “vị cứu tinh” cho khí đốt châu Âu?

Qatar đã trở nên giàu có trong 2 thập kỷ qua nhờ bán khí đốt tự nhiên được làm lạnh thành chất lỏng, một quy trình được sử dụng để vận chuyển nhiên liệu, cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số khách hàng châu Á theo hợp đồng dài hạn. Điều này giúp đất nước chưa tới 3 triệu dân trở thành quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ hai thế giới.

Qatar từ lâu đã muốn mở rộng thị trường khí đốt sang châu Âu. Tuy nhiên, bên mua ở khu vực này tỏ ra chần chừ, khi họ có nguồn cung rẻ hơn từ Nga có thể được vận chuyển bằng các đường ống hiện có, với các hợp đồng ngắn hạn và linh hoạt hơn.

Hiện tại, châu Âu đang tìm kiếm các nguồn khí đốt tự nhiên mới để thay thế nguồn nhập khẩu từ Nga, vốn chiếm 38% lượng khí đốt nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). Ngoài Qatar, các nước châu Âu đang thảo luận với các nhà sản xuất khí đốt ở Angola, Algeria, Libya và Mỹ.

Qatar nổi lên như một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất về nguồn cung khí đốt cho châu Âu vì nước này đang có kế hoạch chi 28,7 tỷ USD nhằm tăng công suất sản xuất khí đốt lên 40%, tương đương khoảng 33 triệu tấn khí đốt mỗi năm vào năm 2026. Điều này sẽ có thể bù đắp toàn bộ lượng LNG của Nga xuất khẩu sang châu Âu.

Nhiều nhà sản xuất khác đang bơm hết công suất, nhưng cũng chưa thể cung cấp nhiều khí đốt hơn cho châu Âu.

“Về cơ bản, Qatar đã xuất hiện đúng chỗ, đúng thời điểm với các nguồn lực phù hợp”, chuyên gia Steven Wright tại Đại học Hamad Bin Khalifa ở Doha cho biết.

Trong việc đảm bảo các thỏa thuận với châu Âu, Qatar đã tỏ ra khá thận trọng. Những thỏa thuận như vậy đôi khi mất nhiều tháng để đàm phán và hiện chưa có quốc gia châu Âu nào đi đến việc ký kết hợp đồng chính thức.

Theo Wall Street Journal, khí đốt của Qatar sẽ không thể thay đổi nguồn cung khí đốt của châu Âu ngay lập tức. Qatar hiện đang bơm hết công suất và gửi các lô hàng LNG đã được đặt hàng từ lâu tới châu Á, nơi các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cần phải đồng ý để Qatar chuyển hướng khí đốt sang châu Âu. 

Qatar ước tính rằng chỉ khoảng 10-15% lượng LNG của họ có thể chuyển hướng sang châu Âu trong ngắn hạn và những lô hàng này sẽ có giá cao hơn so với khí đốt của Nga.

“Chúng tôi có kế hoạch tăng các hợp đồng dài hạn tới châu Âu trong nhiều năm. Nhìn chung, chúng tôi sẽ có nhiều khả năng cung cấp khí đốt hơn trong một vài năm tới, vì vậy những cuộc thảo luận về việc sắp xếp các hợp đồng dài hạn sẽ giúp đảm bảo châu Âu không phải trải qua tình trạng thiếu năng lượng một lần nữa”, một quan chức Qatar cho biết.

Khó khăn khi Qatar cung cấp khí đốt cho châu Âu

Các cuộc đàm phán về nguồn cung khí đốt của Qatar diễn ra khẩn trương hơn khi châu Âu xem xét lệnh cấm đối với dầu của Nga. Các nước châu Âu vẫn mua khí đốt của Nga, nhưng đang lên kế hoạch dự phòng vì Moscow gần đây đã tuyên bố các quốc gia không thân thiện phải thanh toán khí đốt bằng đồng rúp thay vì euro hay USD.

Nguồn cung khí đốt của Nga tới châu Âu được cung cấp qua đường ống dẫn khí. Tuy nhiên, không có đường ống dẫn khí đốt từ Qatar đến châu Âu nên năng lượng của quốc gia Vùng Vịnh sẽ phải vận chuyển đến châu Âu ở dạng hóa lỏng.

“Việc hóa lỏng khí tự nhiên tiêu tốn nhiều năng lượng, thải ra khí carbon và làm mất đi những lợi ích về khí hậu. Sẽ rất khó cho các nhà hoạch định chính sách châu Âu khi họ đưa ra các chương trình nghị sự đầy tham vọng về khí hậu và các mục tiêu đạt phát thải khí bằng 0”, Yousef Alshammari, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Hoàng gia London, cho biết.

Karen Young, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông của Washington, cho biết, các quốc gia châu Âu cũng sẽ cần cơ sở hạ tầng để tiếp nhận các chuyến hàng khí hóa lỏng. Những cơ sở này sẽ thể sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng. “Vận chuyển khí đốt từ Qatar có thể dễ dàng hơn đối với các quốc gia đã có cơ sở hạ tầng như Anh và Tây Ban Nha”, bà Young nói.

“Vấn đề là châu Âu đang bước vào một thị trường LNG không thể đáp ứng nhu cầu ngay lập tức về khối lượng lớn. Tất nhiên, Qatar có thể cung cấp nhiều khí đốt hơn đến châu Âu, nhưng họ vẫn chưa làm dù giá khí đốt ở châu Âu đang rất cao. Điều này cho thấy dòng chảy khí đốt của Qatar có thể gắn bó với châu Á hơn chúng ta nghĩ”, Nikos Tsafos, nhà phân tích năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga đe dọa khóa van khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng Rúp, châu Âu phản ứng mạnh
Nga đe dọa khóa van khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng Rúp, châu Âu phản ứng mạnh

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa yêu cầu châu Âu trả tiền khí đốt Nga bằng đồng Rúp từ ngày hôm nay (1/4) nếu không muốn bị cắt nguồn cung.

Nga đe dọa khóa van khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng Rúp, châu Âu phản ứng mạnh

Nga đe dọa khóa van khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng Rúp, châu Âu phản ứng mạnh

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa yêu cầu châu Âu trả tiền khí đốt Nga bằng đồng Rúp từ ngày hôm nay (1/4) nếu không muốn bị cắt nguồn cung.

Tổng thống Nga ký sắc lệnh thanh toán khí đốt bằng rúp với các quốc gia không thân thiện
Tổng thống Nga ký sắc lệnh thanh toán khí đốt bằng rúp với các quốc gia không thân thiện

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin tuyên bố, ông đã ký sắc lệnh thiết lập thủ tục mới trong việc thanh toán khí đốt của Nga với các quốc gia không thân thiện.

Tổng thống Nga ký sắc lệnh thanh toán khí đốt bằng rúp với các quốc gia không thân thiện

Tổng thống Nga ký sắc lệnh thanh toán khí đốt bằng rúp với các quốc gia không thân thiện

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin tuyên bố, ông đã ký sắc lệnh thiết lập thủ tục mới trong việc thanh toán khí đốt của Nga với các quốc gia không thân thiện.

Phương Tây phải mở tài khoản ở ngân hàng Nga nếu muốn mua khí đốt Nga
Phương Tây phải mở tài khoản ở ngân hàng Nga nếu muốn mua khí đốt Nga

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa ký sắc lệnh quy định về việc mua bán khí đốt đối với những quốc gia được coi là “không thân thiện”.

Phương Tây phải mở tài khoản ở ngân hàng Nga nếu muốn mua khí đốt Nga

Phương Tây phải mở tài khoản ở ngân hàng Nga nếu muốn mua khí đốt Nga

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa ký sắc lệnh quy định về việc mua bán khí đốt đối với những quốc gia được coi là “không thân thiện”.