Quy trình phản đối kết quả bầu cử ở Quốc hội Mỹ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Sự phản đối kết quả đại cử tri ở Quốc hội Mỹ trong phiên họp ngày 6/1 (giờ Mỹ) gần như chắc chắn diễn ra nhưng quy trình này sẽ bắt đầu và kết thúc như thế nào?

Ngày 6/1, trong phiên họp chung của Quốc hội nhằm xác nhận chiến thắng của ông Biden, một số nghị sĩ đảng Cộng hòa khẳng định họ sẽ phản đối kết quả bầu cử tại một hoặc nhiều bang. Mặc dù không có bằng chứng nhưng họ cáo buộc cuộc bầu cử vừa qua đã xảy ra gian lận.

Động thái này của các nghị sĩ, ít nhất là bề ngoài nhằm ủng hộ nỗ lực của ông Trump trong việc thách thức kết quả bầu cử, gần như chắc chắn sẽ thất bại, đồng thời khoét sâu thêm những chia rẽ trong lòng nước Mỹ.

Vì sao việc phản đối kết quả bầu cử không hiệu quả?

Nỗ lực phản đối kết quả bầu cử của một số thành viên đảng Cộng hòa chắc chắn sẽ thất bại bởi lý do chính là phần lớn lưỡng đảng Mỹ trong cả Hạ viện và Thượng viện đều chấp nhận kết quả bầu cử đã được xác nhận ở một số bang. Việc thách thức kết quả bầu cử được một số thượng nghị sĩ và hơn 100 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa ủng hộ. Tuy nhiên, Quốc hội có tới 535 thành viên nên con số trên vẫn chưa đủ chiếm đa số để bất kỳ quyết định nào được thông qua.

Đảng Dân chủ đang chiếm đa số trong Hạ viện và họ đều nhất trí với kết quả ở các bang ông Biden giành chiến thắng. Trong khi đó, đảng Cộng hòa chia rẽ sâu sắc về vấn đề này. Những gì diễn ra ngày 6/1 sẽ thể hiện xu hướng trên. Đây thực sự là thời điểm không giống bất kỳ thời điểm nào trong Quốc hội từ trước đến nay.

Theo Hiến pháp, quy trình của Đại cử tri đoàn chính là cách thức những lá phiếu được kiểm và phiên họp chung ở Quốc hội là một kiểu xác nhận kết quả cuối cùng. Cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ không phải một cuộc tổng tuyển cử trực tiếp trên toàn quốc. Thay vào đó, các bang sẽ xác nhận kết quả và quyết định các đại cử tri đi bỏ phiếu.

Thượng viện và Hạ viện sẽ tổ chức một phiên họp chung lúc 13h ngày 6/1 khi tất cả các nghị sĩ tập trung tại Tòa nhà Quốc hội để xác nhận kết quả bầu cử, đó là ông Biden đã giành chiến thắng. Thậm chí, cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr cũng khẳng định rằng, ông không nhận thấy có bất kỳ bằng chứng nào về sự gian lận bầu cử trên diện rộng có thể làm thay đổi kết quả. Các kết quả này cũng nhiều lần được các quan chức của các bang xác nhận.

Điều gì xảy ra khi Quốc hội họp ngày 6/1?

Có 6 bang các thành viên đảng Cộng hòa muốn thách thức kết quả bầu cử. Quy trình diễn ra sẽ là kết quả từ những bang này được mang đến trong các phong bì, sau đó Phó Tổng thống Mike Pence sẽ mở chúng và đọc kết quả.

Khi ông Pence thực hiện quy trình này, bất kỳ thành viên nào trong Quốc hội cũng có thể phản đối. Để bất kỳ quyết định thách thức kết quả bầu cử nào diễn ra, sẽ cần có 1 thành viên trong Hạ viện và 1 thành viên trong Thượng viện đề nghị bằng văn bản. Hiện nay, một vài thượng nghị sĩ cho biết họ sẽ tham gia ký vào văn bản này.

Một trong những bang đầu tiên bị thách thức kết quả hiện nay là Arizona. Một số thành viên đảng Cộng hòa trong Hạ viện sẽ thực hiện điều này. Ông Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, cũng khẳng định ông sẽ thách thức kết quả bầu cử. Nếu việc phản đối kết quả bầu cử diễn ra, quy trình xác nhận kết quả sẽ dừng lại. Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ quay lại cơ quan của mình tranh luận. Mỗi bên sẽ có 2 tiếng để thảo luận, sau đó sẽ bỏ phiếu và quay lại Quốc hội, trình bày kết quả của mình. Quy trình này dự kiến sẽ diễn ra trong một ngày dài.

Vì sao quy trình trên mất nhiều thời gian?

Tại Thượng viện, đảng Cộng hòa đang chia rẽ. Thậm chí ngay cả khi chiếm đa số, không phải toàn bộ thành viên đảng Cộng hòa đều sẵn sàng thách thức kết quả bầu cử.

Khi các nghị sĩ quay trở lại trong một phiên họp chung, việc thách thức kết quả bầu cử ở Georgia sẽ thất bại. Viễn cảnh này cũng sẽ lần lượt xảy ra ở các bang như Arizona, Pennsylvania và có thể là Georgia, Nevada, Michigan và Wisconsin.

Bang duy nhất chúng ta biết chắc chắn sẽ phản đối kết quả bầu cử là Pennsylvania. Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho biết ông sẽ thách thức kết quả phiếu đại cử tri.

Nếu tất cả các bang trên đều bị thách thức kết quả, lưỡng viện Mỹ sẽ phải trải qua nhiều giờ tranh luận. Giới lãnh đạo dự kiến sẽ phải cố gắng để chắc chắn có một kết quả rõ ràng cho tới khi quy trình này hoàn tất, thậm chí điều đó đồng nghĩa với việc Quốc hội phải làm việc suốt đêm và quay lại vào ngày hôm sau.

Từng có tiền lệ trong lịch sử

Một số phó tổng thống từng phải chủ trì chính cuộc họp xác nhận thất bại của họ. Phó Tổng thống Al Gore đã chủ trì cuộc họp Quốc hội năm 2001 về cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2000. Ông cũng phải ký vào một văn bản xác nhận chiến thắng của đối thủ.

Trước đó, các nghị sĩ từng đưa ra thách thức bầu cử nhưng chưa có thách thức nào diễn ra trên quy mô như hiện nay. Do đó, cuộc họp Quốc hội ngày 6/1 tới (giờ Mỹ) chính là một sự kiện đáng chú ý và chưa từng có tiền lệ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngầm nhận thua trước Biden, vì sao Trump vẫn muốn thách thức kết quả bầu cử?
Ngầm nhận thua trước Biden, vì sao Trump vẫn muốn thách thức kết quả bầu cử?

VOV.VN - Mặc dù kín đáo thừa nhận đã thua trong cuộc bầu cử vừa qua nhưng Tổng thống Trump vẫn có những lý do riêng để thách thức kết quả bầu cử đến cùng.

Ngầm nhận thua trước Biden, vì sao Trump vẫn muốn thách thức kết quả bầu cử?

Ngầm nhận thua trước Biden, vì sao Trump vẫn muốn thách thức kết quả bầu cử?

VOV.VN - Mặc dù kín đáo thừa nhận đã thua trong cuộc bầu cử vừa qua nhưng Tổng thống Trump vẫn có những lý do riêng để thách thức kết quả bầu cử đến cùng.

Phó Tổng thống Mike Pence đau đầu "giải bài toán" lòng trung thành với Trump
Phó Tổng thống Mike Pence đau đầu "giải bài toán" lòng trung thành với Trump

VOV.VN - Dù làm hài lòng Tổng thống Trump hay thực hiện đúng bổn phận của mình theo Hiến pháp thì lựa chọn nào cũng khiến Phó Tổng thống Mike Pence rơi vào thế khó.

Phó Tổng thống Mike Pence đau đầu "giải bài toán" lòng trung thành với Trump

Phó Tổng thống Mike Pence đau đầu "giải bài toán" lòng trung thành với Trump

VOV.VN - Dù làm hài lòng Tổng thống Trump hay thực hiện đúng bổn phận của mình theo Hiến pháp thì lựa chọn nào cũng khiến Phó Tổng thống Mike Pence rơi vào thế khó.

Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Trump đã tới Washington để phản đối kết quả bầu cử
Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Trump đã tới Washington để phản đối kết quả bầu cử

VOV.VN - Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã tới thủ đô Washington từ nhiều bang khác nhau để phản đối kết quả cuộc bầu cử.

Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Trump đã tới Washington để phản đối kết quả bầu cử

Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Trump đã tới Washington để phản đối kết quả bầu cử

VOV.VN - Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã tới thủ đô Washington từ nhiều bang khác nhau để phản đối kết quả cuộc bầu cử.