Sau 1 năm sụt giảm hình ảnh vì Covid-19, Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức lớn

VOV.VN - 2020 là một năm đầy thách thức đối với Trung Quốc trên trường quốc tế, khi các nhà ngoại giao “chiến lang” của nước này phải đối mặt với một thế giới ngày càng gia tăng mâu thuẫn và đối đầu.

Hình ảnh của Trung Quốc bị suy giảm

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành, Trung Quốc bị mắc kẹt trong một loạt cuộc tranh chấp với nhiều cường quốc khu vực như Ấn Độ, Australia, leo thang căng thẳng với châu Âu và Mỹ. Thái độ với Bắc Kinh, đặc biệt là ở phương Tây, đã trở nên cứng rắn hơn trong năm 2020.  

Các nhà phân tích cho biết, sau khi dịch Covid-19 - bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, nhiều quốc gia tăng cường cảnh giác trước những toan tính địa chính trị của Trung Quốc. Một số nước đã đánh giá lại quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc và vai trò của Bắc Kinh trong một trật tự quốc tế mới.

Jacques deLisle, chuyên gia nghiên cứu luật pháp và chính trị Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania đánh giá, khi Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, Mỹ và đồng minh sẽ càng tập trung đối phó với mối đe dọa xuất phát từ các khả năng của Trung Quốc. Còn Bắc Kinh sẽ sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích của nước này.

Ông  Jacques deLisle nói: “Điều đó khiến việc leo thang đối đầu và căng thẳng là gần như không thể tránh được. Đã có những lo ngại về việc xung đột Trung-Mỹ và rộng hơn là giữa Trung Quốc với Phương Tây có thể ăn sâu vào tiềm thức của các bên. Chúng ta vẫn chưa bước vào một cuộc chiến tranh Lạnh mới nhưng đây sẽ không còn là một viễn cảnh xa vời nữa”.

Năm 2021 được dự báo ít có khả năng mang lại cho Trung Quốc triển vọng lạc quan về mặt ngoại giao. Đặc biệt, khi Mỹ và phương Tây ngày càng gia tăng đồng thuận phải thực hiện chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc sau những lời chỉ trích cho rằng Bắc Kinh thiếu sự tương hỗ và đang thực hiện các hành vi gây hấn trên khắp thế giới.

Pradeep Taneja, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc và quan hệ quốc tế tại  Đại học Melbourne đánh giá: “Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các lợi ích của nước này như những gì họ đã làm trong một vài năm qua, với cách hành xử bất chấp và tiếp tục khuyến khích các quan chức, các nhà ngoại giao theo đuổi chiến lược ngoại giao chiến lang, tôi cho rằng chúng ta sẽ phải chứng kiến nhận thức tiêu cực ngày càng gia tăng đối với Trung Quốc”.

Ngay cả khi Mỹ rút khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu, phiên bản thay thế của Trung Quốc vẫn không nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Thay vào đó, việc Trung Quốc mắc sai lầm trong đối phó dịch bệnh Covid-19 ở giai đoạn đầu, cùng những cáo buộc thiếu minh bạch thông tin đã làm suy giảm hình ảnh của nước này.

Trung Quốc đang đánh mất niềm tin

Theo một cuộc khảo sát của Pew Research, công bố vào tháng 10 vừa qua, quan điểm tiêu cực về Trung Quốc lên đến mức mức cao nhất ở Tây Ban Nha, Đức, Canada, Hà Lan, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Thụy Điển và Australia.

Trong lúc cộng đồng quốc tế đang phải làm quen với trạng thái “bình thường mới” do ảnh hưởng của đại dịch và vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế, thì Trung Quốc lại cho rằng, thành công của nước này trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 đã mang lại “quãng thời gian quý báu cho thế giới” để chống dịch. Bắc Kinh cũng ca ngợi những thành tựu kinh tế của họ sau suy thoái và không quên  quảng bá sự hào phóng trước việc hỗ trợ thiết bị y tế cho các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo giới phân tích, luận điệu này dường như có sức thuyết phục với người dân Trung Quốc hơn là với khán giả nước ngoài.

Kết quả là Bắc Kinh đã phải đối mặt với làn sóng phản ứng mạnh mẽ trên toàn cầu. Các nỗ lực tuyên truyền và nỗ lực nhân đạo của Bắc Kinh bị truyền thông nước ngoài cho là ẩn giấu động cơ chính trị. Nhiều quốc gia như Hà Lan, Canada, Philippines phải loại bỏ hoặc từ chối sử dụng khẩu trang và thiết bị y tế không đủ tiêu chuẩn của Trung Quốc.

Ông Jacques deLisle, chuyên gia về chính trị Trung Quốc và chính sách đối ngoại tại Đại học Baptist nhận xét: “Trung Quốc đã phải hứng chịu làn sóng chỉ trích vào mùa xuân năm 2020 và bây giờ khi cuộc chiến sản xuất vaccine đang tăng nhiệt, điều bạn thấy là nước này đang nỗ lực cạnh tranh với các quốc gia khác và đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm vaccine. Tuy vậy, nhiều nơi đã thể hiện sự thiếu tin tưởng đối với vaccine Covid-19 do Trung Quốc sản xuất”.

Mối quan hệ xấu đi nhanh chóng giữa Mỹ và Trung Quốc đã phủ bóng đen lên đường lối ngoại giao của Trung Quốc năm 2020. Thời gian qua, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này liên tục gây sức ép với nhau trong lĩnh vực thương mại, công nghệ, cáo buộc nhau gây bùng dịch bệnh Covid-19 và cạnh tranh gay gắt về các lợi ích chiến lược. Hai bên không chỉ đưa ra những phát ngôn cứng rắn mà còn liên tiếp thực hiện các hành động ăn miếng trả miếng như trục xuất các nhà báo, đóng cửa lãnh sự quán, trừng phạt các quan chức và ban hành hạn chế đối với nhiều công ty.

Ngay cả khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chuẩn bị tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1/2020, vẫn có một sự đồng thuận của lưỡng đảng Mỹ cho rằng, chính sách hợp tác mà Mỹ áp dụng suốt nhiều thập kỷ qua đã thất bại trong việc kiềm chế Trung Quốc.

Bài toán khó với Bắc Kinh

Đối với những quốc gia khác, sự đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc khiến họ rơi vào tình thế bấp bênh và buộc phải thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc, để làm sao cân bằng giữa lợi ích về kinh tế với mối lo ngại về an ninh.

Cuộc tranh luận về Trung Quốc đặc biệt sôi nổi ở Australia, quốc gia chứng kiến mối quan hệ với Bắc Kinh giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Việc Canberra kêu gọi tiến hành cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch Covid-19 đã tạo ra “điểm sôi” mới khiến quan hệ hai bên leo thang căng thẳng. Để đáp trả, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế thương mại đối với hàng hóa của Australia, làm dấy lên những lời kêu gọi giảm sự tương tác về kinh tế với Trung Quốc và ngăn chặn hành vi “cưỡng ép kinh tế” của nước này.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng rạn nứt vào năm 2020 khi hai bên rơi vào cuộc xung đột nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ tại khu vực biên giới nằm trên dãy Himalaya.

Nhưng vẫn có một số tin tức tốt dành cho Trung Quốc. Vào giữa tháng 11 vừa qua, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, với sự tham gia 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây là thỏa thuận thương mại tự do đa phương đầu tiên mà Trung Quốc ký kết, nhằm thúc đẩy vai trò của nước này trong khu vực sau khi Mỹ giảm dần sự ảnh hưởng.

Giới phân tích cho rằng, để cải thiện hình ảnh quốc tế, Trung Quốc nên đóng vai trò là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và hành xử một cách đúng mực. Theo cách nói của chuyên gia Sourabh Gupta, thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ - Trung ở Washington, những lời lẽ tốt đẹp về Trung Quốc nên xuất phát từ những bên thật sự được hưởng lợi từ hành động thiết thực Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ sắp giáng thêm đòn trừng phạt đối với nhiều quan chức Trung Quốc
Mỹ sắp giáng thêm đòn trừng phạt đối với nhiều quan chức Trung Quốc

VOV.VN - Biện pháp trừng phạt có thể được áp đặt sớm nhất là vào hôm nay (7/12), nhằm vào nhiều quan chức trong chính phủ Trung Quốc.

Mỹ sắp giáng thêm đòn trừng phạt đối với nhiều quan chức Trung Quốc

Mỹ sắp giáng thêm đòn trừng phạt đối với nhiều quan chức Trung Quốc

VOV.VN - Biện pháp trừng phạt có thể được áp đặt sớm nhất là vào hôm nay (7/12), nhằm vào nhiều quan chức trong chính phủ Trung Quốc.

Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump
Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump

VOV.VN - Chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã tạo cho Trung Quốc cơ hội rõ ràng để khẳng định vai trò đầu tàu trên nhiều lĩnh vực. Thay vì nắm lấy "cơ hội vàng", Bắc Kinh lại chứng kiến uy tín ngày càng sụt giảm.

Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump

Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump

VOV.VN - Chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã tạo cho Trung Quốc cơ hội rõ ràng để khẳng định vai trò đầu tàu trên nhiều lĩnh vực. Thay vì nắm lấy "cơ hội vàng", Bắc Kinh lại chứng kiến uy tín ngày càng sụt giảm.

Mỹ và Nhật Bản tập trận quy mô lớn, gửi cảnh báo “sắc lạnh” tới Trung Quốc
Mỹ và Nhật Bản tập trận quy mô lớn, gửi cảnh báo “sắc lạnh” tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận được xem là lời cảnh báo với Trung Quốc rằng Nhật Bản sẽ có lập trường kiên quyết hơn về các tranh chấp trên biển dưới sự hậu thuẫn của Mỹ.

Mỹ và Nhật Bản tập trận quy mô lớn, gửi cảnh báo “sắc lạnh” tới Trung Quốc

Mỹ và Nhật Bản tập trận quy mô lớn, gửi cảnh báo “sắc lạnh” tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận được xem là lời cảnh báo với Trung Quốc rằng Nhật Bản sẽ có lập trường kiên quyết hơn về các tranh chấp trên biển dưới sự hậu thuẫn của Mỹ.