Soros: Tương lai châu Âu ảm đạm sau khi Anh rời EU (Brexit)

VOV.VN - Việc Anh rời EU được dự báo sẽ tác động tiêu cực trầm trọng lên cả Anh và Liên minh châu Âu (EU) trong các tuần, các tháng sắp tới.

VOV.VN xin giới thiệu bản dịch toàn văn bài viết của tác giả George Soros -một nhà đầu cơ khét tiếng - đăng trên trang web project-syndicate.org nói về vấn đề Brexit và châu Âu:

***

Tôi tin rằng nước Anh đã có thứ tốt nhất trong tất cả các thỏa thuận với Liên minh châu Âu: Họ là thành viên của một thị trường chung nhưng không nằm trong khối đồng tiền chung châu Âu (eurozone), đồng thời không bị ràng buộc bởi một số quy định khác của EU. Thế nhưng chừng ấy cũng không đủ níu kéo cử tri Liên hiệp Vương quốc Anh lựa chọn ở lại EU. Vì sao vậy?

Nhà đầu cơ khét tiếng George Soros. Ảnh: Guardian.

Câu trả lời nằm ở các cuộc thăm dò dư luận trong các tháng trước cuộc trưng cầu dân ý “Brexit”.

Cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu và cuộc tranh cãi Brexit thúc đẩy lẫn nhau.

Phe “Rời bỏ” khai thác vấn nạn di cư ngày càng xấu đi (với biểu tượng là hình ảnh kinh hoàng về hàng ngàn người tị nạn tập trung ở Calais, nỗ lực nhập cảnh vào Anh bằng bất cứ phương cách nào) nhằm tạo ra nỗi sợ về nạn di cư “không kiểm soát” từ các nước EU khác sang Anh.

Trong khi đó giới chức châu Âu trì hoãn các quyết định quan trọng về chính sách tị nạn nhằm tránh một tác động tiêu cực lên cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý ở Anh, và do vậy làm cho cảnh tượng hỗn loạn tương tự như ở Calais cứ kéo dài mãi.

Quyết định của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho mở rộng cửa biên giới Đức để đón nhận người nhập cư là một cử chỉ truyền cảm hứng. Tuy nhiên quyết định này chưa được suy tính kỹ càng, bởi vì nó đã phớt lờ nhân tố “lực kéo”. Một làn sóng người tị nạn đột ngột đổ xô vào [châu Âu] đã làm xáo trộn cuộc sống thường nhật của người dân trong toàn khối EU.

Hơn nữa, việc thiếu các cơ chế kiểm soát cần thiết đã tạo ra nỗi sợ, và ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ người dân địa phương, giới chức phụ trách trật tự công cộng đến bản thân những người tị nạn. Việc thiếu vắng đó cũng mở đường cho sự trỗi dậy nhanh chóng của các chính đảng bài ngoại chống châu Âu, như là Đảng Độc lập Anh Quốc – đảng đi tiên phong trong chiến dịch Brexit. Trong khi đó chính phủ các quốc gia và các thể chế trong EU dường như thiếu năng lực xử lý khủng hoảng.

Giờ thì kịch bản khủng khiếp mà mọi người e sợ đã và đang hiện thực hóa, khiến cho xu hướng tan rã của EU trên thực tế là không thể đảo ngược được.

Liên hiệp Anh ly khai khỏi EU. Ảnh: fortune.com.

Nước Anh cuối cùng có thể hoặc không thể tương đối khá hơn các nước khác bằng cách rút khỏi EU. Thế nhưng trong ngắn hạn và trung hạn, nền kinh tế và người dân EU phải “nếm đòn” đáng kể.

Cụ thể đồng bảng Anh đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ qua, ngay sau cuộc trưng cầu, còn thị trường tài chính trên toàn thế giới nhiều khả năng tiếp tục hỗn loạn trong lúc diễn ra quá trình đàm phán dài lâu và phức tạp cho cuộc ly hôn của Anh khỏi EU về mặt chính trị và kinh tế. Những hậu quả thực sự đối với nền kinh tế có thể sánh được với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008.

Quá trình này chắc chắn còn đầy những điều bất chắc và rủi ro chính trị nữa. Điều bị đe dọa là sự sống còn của dự án châu Âu. Brexit sẽ mở bung cửa ra cho các thế lực chống châu Âu bên trong Liên minh EU. Trên thực tế, chẳng bao lâu sau khi người ta công bố kết quả trưng cầu dân ý về Brexit thì Mặt trận Dân tộc của Pháp ra lời kêu gọi “Frexit” (Pháp rời EU), còn nhân vật dân túy Hà Lan Geert Wilders thì cổ xúy “Nexit” (Hà Lan rời EU).

Ngoài ra, tự bản thân Liên hiệp Anh có thể sẽ không tồn tại được nữa. Scotland, đã bỏ phiếu áp đảo để ở lại EU, dự kiến có thể sẽ thực hiện một chiến dịch nữa để tách khỏi Liên hiệp Anh. Trong khi đó một số quan chức của Bắc Ireland – nơi các cử tri ủng hộ phe Ở lại, đã kêu gọi thống nhất với Cộng hòa Ireland.

Phản ứng của EU trước Brexit đã tỏ rõ là một đe dọa khôn lường khác. Các lãnh đạo EU rất mong muốn ngăn cản các quốc gia thành viên khác theo chân nước Anh rời khỏi EU, và do vậy họ chẳng có tâm trạng nào để mang lại cho nước Anh các điều khoản có thể làm dịu quá trình họ rời EU, nhất là các điều khoản liên quan đến việc tiếp cận thị trường chung của châu Âu.

Với việc EU đóng góp tới một nửa doanh thu thương mại của nước Anh, thì tác động lên các nhà xuất khẩu [của Anh] sẽ rất mạnh, bất chấp một tỷ giá hối đoái cạnh tranh hơn. Và với các thể chế tài chính chuyển các hoạt động tài chính và nhân viên của mình sang các trung tâm thuộc Eurozone trong các năm tới, thành phố London (cùng thị trường bất động sản London) sẽ khó lòng thoát được cơn đau của quá trình rời EU.

Nhưng những đe dọa đối với châu Âu còn tệ hơn thế nhiều. Căng thẳng giữa các quốc gia thành viên có thể đạt tới điểm tan vỡ, không chỉ do vấn đề nhập cư, mà còn do căng thẳng đặc biệt giữa các nước chủ nợ và con nợ trong khối Eurozone. Đồng thời các nhà lãnh đạo bị suy yếu ở Pháp và Đức hiện đang tập trung thẳng vào các vấn đề trong nước. Ở Italy, sự sụt giảm 10% trên thị trường chứng khoán theo sau Brexit là tín hiệu rõ ràng cho thấy đất nước này dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện – điều này lại có thể dễ dàng đưa phong trào Năm Sao dân túy (hiện đã giành được chức thị trưởng ở Rome) lên cầm quyền trong năm tới.

Chẳng có điềm báo tốt nào cho một chương trình cải cách eurozone nghiêm túc - mà sẽ phải bao gồm một liên minh ngân hàng thực sự, một liên minh tài khóa hạn chế và những cơ chế mạnh hơn đảm bảo trách nhiệm dân chủ. Thời gian thì lại không ủng hộ châu Âu, trong bối cảnh áp lực bên ngoài từ những nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga càng đổ thêm dầu vào ngọn lửa lục đục chính trị trong nội bộ châu Âu.

Tóm lại toàn châu Âu (tính cả Anh) sẽ thiệt hại do việc mất thị trường chung và mất các giá trị chung mà EU có vai trò bảo vệ. Nhưng EU đã thực sự tan rã và không còn thỏa mãn các nhu cầu và cảm hứng của các công dân trong khối. EU đang hướng tới một sự tan rã vô trật tự, và làm cho châu Âu rơi vào trạng thái tệ hại hơn so với cả khi EU chưa bao giờ ra đời.

Phải công nhận EU là một kết cấu có khiếm khuyết. Sau Brexit, tất cả những ai tin vào các giá trị và nguyên tắc mà EU được sinh ra để theo đuổi phải đoàn kết chặt chẽ với nhau để cứu khối này bằng cách triệt để tái thiết nó. Tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người tham gia vào quá trình này khi người ta được chứng kiến hậu quả của Brexit trong các tuần và các tháng sắp tới./.

(Bài viết thể hiện quan điểm của Soros - tác giả nhiều cuốn sách về tài chính châu Âu, sau khi cử tri Anh bỏ phiếu để ra khỏi EU).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hậu trưng cầu ý dân: Nước Anh rối bời còn EU cứng rắn
Hậu trưng cầu ý dân: Nước Anh rối bời còn EU cứng rắn

VOV.VN - Trong khi lãnh đạo châu Âu muốn Anh ra đi càng nhanh càng tốt, thì nước Anh, từ chính phủ đến các đảng đối lập muốn kéo dài thời gian rút khỏi EU.

Hậu trưng cầu ý dân: Nước Anh rối bời còn EU cứng rắn

Hậu trưng cầu ý dân: Nước Anh rối bời còn EU cứng rắn

VOV.VN - Trong khi lãnh đạo châu Âu muốn Anh ra đi càng nhanh càng tốt, thì nước Anh, từ chính phủ đến các đảng đối lập muốn kéo dài thời gian rút khỏi EU.

Đức, Pháp, Italy cam kết về “động lực mới” cho EU sau Brexit
Đức, Pháp, Italy cam kết về “động lực mới” cho EU sau Brexit

VOV.VN - Lãnh đạo Pháp, Đức, Italy ngày 27/6 cam kết về một động lực mới cho Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh.

Đức, Pháp, Italy cam kết về “động lực mới” cho EU sau Brexit

Đức, Pháp, Italy cam kết về “động lực mới” cho EU sau Brexit

VOV.VN - Lãnh đạo Pháp, Đức, Italy ngày 27/6 cam kết về một động lực mới cho Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh.

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?
Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

VOV.VN - Nga và Trung Quốc khá thân nhau nhưng lại khác biệt trong thái độ về việc Anh rời EU. Sự kiện Brexit khiến họ được gì, mất gì?

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

VOV.VN - Nga và Trung Quốc khá thân nhau nhưng lại khác biệt trong thái độ về việc Anh rời EU. Sự kiện Brexit khiến họ được gì, mất gì?

Anh lâm vào rối loạn chính trị sau Brexit
Anh lâm vào rối loạn chính trị sau Brexit

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh đang có dấu hiệu trầm trọng hơn khi lãnh đạo Công đảng đối lập Anh đang phải đối mặt với áp lực rời bỏ vị trí này.

Anh lâm vào rối loạn chính trị sau Brexit

Anh lâm vào rối loạn chính trị sau Brexit

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh đang có dấu hiệu trầm trọng hơn khi lãnh đạo Công đảng đối lập Anh đang phải đối mặt với áp lực rời bỏ vị trí này.

Anh đứng trước cuộc khủng hoảng kép sau Brexit
Anh đứng trước cuộc khủng hoảng kép sau Brexit

VOV.VN - Anh đang đứng trước cuộc khủng hoảng kép: khoảng trống quyền lực và bất ổn kinh tế sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit gây chấn động thế giới.

Anh đứng trước cuộc khủng hoảng kép sau Brexit

Anh đứng trước cuộc khủng hoảng kép sau Brexit

VOV.VN - Anh đang đứng trước cuộc khủng hoảng kép: khoảng trống quyền lực và bất ổn kinh tế sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit gây chấn động thế giới.