Sức mạnh của Mỹ năm 2023 bị kéo căng và nỗi thấp thỏm của các đồng minh

VOV.VN - Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran sẽ tạo ra những thách thức cho chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong năm 2023.

Năm 2022 được cho là thời gian Mỹ dành để củng cố an ninh quốc gia. Washington đã khép lại năm 2021 với việc rút khỏi Afghanistan đầy hỗn loạn. Một số nhà quan sát cho rằng chính quyền Tổng thống Biden đã đạt được một số kết quả. Theo đó, tại châu Âu, Tổng thống Biden đã đoàn kết phương Tây hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga mà không khiến NATO rơi vào một cuộc đối đầu trực tiếp với Moscow.

Tuy nhiên, về dài hạn, điều này sẽ cần phải xem xét. Rời khỏi Afghanistan giúp Mỹ có thời gian và nguồn lực để tập trung vào các mục tiêu cao hơn. Dù vậy, năm 2022 đã khiến cho mỗi thách thức chiến lược đều trở nên nghiêm trọng hơn. Các đồng minh của Mỹ sẽ cân nhắc liệu một siêu cường bị kéo căng trên nhiều mặt trận như Washington hiện nay có thể bảo vệ họ trong những thời khắc then chốt hay không.

Vấn đề hàng đầu đặt ra là sự rơi tự do trong quan hệ Mỹ - Trung. Khi bước vào năm 2022, một số quan chức trong chính quyền Tổng thống Biden đã kỳ vọng sẽ chấm dứt căng thẳng với Bắc Kinh và đạt được tiến triển trong một số thách thức mà hai bên cùng đối mặt. Thế nhưng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định quan hệ đối tác "không giới hạn" với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi đó, lập trường của chính quyền Mỹ về vấn đề Đài Loan cũng như chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã khiến căng thẳng hai bên ngày càng leo thang.

Sau khi Tổng thống Biden quyết định loại Trung Quốc khỏi việc tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến, sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh càng thêm gay gắt.

Nhu cầu cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào châu Á là một lý do khiến Tổng thống Biden theo đuổi mối quan hệ "ổn định và dễ đoán" với Nga sau khi vừa nhậm chức. Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Ukraine đã biến Nga thành đối thủ trực tiếp với Mỹ. Trên thực tế, thay vì chia rẽ mối quan hệ Nga - Trung, Mỹ đang tự đặt mình vào tình thế phải kiềm chế 2 quốc gia này cùng lúc.

Trong khi đó, Triều Tiên vẫn là quốc gia hạt nhân khiến Mỹ phải để mắt tới. Bình Nhưỡng đã phóng số lượng tên lửa kỷ lục năm 2022. Sau khi dừng lại trong 4 năm, Triều Tiên đã nối lại việc thử tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới Bắc Mỹ. Trung Quốc và Nga lần đầu tiên phủ quyết nghị quyết của Liên Hợp Quốc trong việc thắt chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên vì các vụ thử tên lửa. Các bộ công cụ của Washington đang thu hẹp dần trong khi kho hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi.

Những nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đang sụp đổ trong năm 2022. Các quan chức Mỹ cáo buộc chính quyền Tổng thống Iran Ebrahim Raisi không muốn tái gia nhập thỏa thuận.

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh không phải lúc nào cũng như Mỹ dự đoán. Năm 1991, các nhà hoạch định chính sách Lầu Năm Góc cho rằng vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ sẽ mang tới hòa bình. Bằng cách duy trì ưu thế vượt trội về quân sự, Mỹ sẽ khiến cho các đối thủ từ bỏ tham vọng đạt được vai trò lớn hơn trong khu vực cũng như trên toàn cầu.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát nhận định, các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq cho thấy Mỹ không phải lúc nào cũng sử dụng quyền lực thông minh và Washington cũng có thể gây ra sự bất ổn. Hiện nay, các đối thủ của Mỹ không chỉ tăng lên về số lượng mà còn cả sức mạnh. Những mối đe dọa và thách thức với Mỹ sẽ ngày càng gia tăng cho tới khi Mỹ đưa ra những điều chỉnh chiến lược, dù đó có thể là quyết định khó khăn.

Theo nhà quan sát Stephen Wertheim nhận định trên Financial Times, điều đó có nghĩa là Mỹ cần phải kết hợp giữa việc rút khỏi Trung Đông với việc kêu gọi các đồng minh châu Âu chia sẻ gánh nặng và tìm cách cạnh tranh cùng tồn tại với Trung Quốc. Mỹ và các đồng minh nên hướng đến sự cân bằng quyền lực chứ không phải áp đảo quyền lực.

Washington có lẽ cho rằng sự lãnh đạo toàn cầu của mình đã quay trở lại những nếu cố gắng để bảo vệ mọi thứ, cuối cùng có thể Mỹ sẽ không bảo vệ được gì./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những lằn ranh đỏ Mỹ từng vượt qua và tương lai hỗ trợ vũ khí cho Ukraine
Những lằn ranh đỏ Mỹ từng vượt qua và tương lai hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Cuộc xung đột ở Ukraine trong năm 2023 sẽ chứng kiến phép thử khó khăn khi đứng trước những lằn ranh đỏ mà chính các nước phương Tây đặt ra đối với các vũ khí mà họ cung cấp cho Kiev.

Những lằn ranh đỏ Mỹ từng vượt qua và tương lai hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

Những lằn ranh đỏ Mỹ từng vượt qua và tương lai hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Cuộc xung đột ở Ukraine trong năm 2023 sẽ chứng kiến phép thử khó khăn khi đứng trước những lằn ranh đỏ mà chính các nước phương Tây đặt ra đối với các vũ khí mà họ cung cấp cho Kiev.

Mỹ cấm TikTok: Nấc thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Mỹ cấm TikTok: Nấc thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

VOV.VN - Quyết định cấm cửa ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ Mỹ đang gây ra một làn sóng tranh cãi mới về lý do cũng như mục đích chính của các lệnh cấm này.

Mỹ cấm TikTok: Nấc thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Mỹ cấm TikTok: Nấc thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

VOV.VN - Quyết định cấm cửa ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ Mỹ đang gây ra một làn sóng tranh cãi mới về lý do cũng như mục đích chính của các lệnh cấm này.

EU dần cạn kiệt kho vũ khí, Ukraine chuyển sang phụ thuộc vào Mỹ
EU dần cạn kiệt kho vũ khí, Ukraine chuyển sang phụ thuộc vào Mỹ

VOV.VN - Khi thế giới sắp bước sang năm 2023 và cuộc xung đột ở Ukraine trải qua hơn 10 tháng, EU đã thể hiện sự đoàn kết trong việc hỗ trợ Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga nhưng đồng thời cũng là sự phụ thuộc của khối vào Mỹ.

EU dần cạn kiệt kho vũ khí, Ukraine chuyển sang phụ thuộc vào Mỹ

EU dần cạn kiệt kho vũ khí, Ukraine chuyển sang phụ thuộc vào Mỹ

VOV.VN - Khi thế giới sắp bước sang năm 2023 và cuộc xung đột ở Ukraine trải qua hơn 10 tháng, EU đã thể hiện sự đoàn kết trong việc hỗ trợ Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga nhưng đồng thời cũng là sự phụ thuộc của khối vào Mỹ.

Nước Mỹ 2022: Chạy đua tranh giành quyền lực và chiến lược mới
Nước Mỹ 2022: Chạy đua tranh giành quyền lực và chiến lược mới

VOV.VN - Sự kiện nổi bật nhất trong năm 2022 chính là cuộc bầu cử giữa kỳ vì đây không chỉ được xem là bài trắc nghiệm uy tín giành cho ông chủ Nhà Trắng mà quan trọng hơn còn là cuộc chạy đua quyền lực tại Quốc hội, quyết định hướng đi của nước Mỹ trong 2 năm tới.

Nước Mỹ 2022: Chạy đua tranh giành quyền lực và chiến lược mới

Nước Mỹ 2022: Chạy đua tranh giành quyền lực và chiến lược mới

VOV.VN - Sự kiện nổi bật nhất trong năm 2022 chính là cuộc bầu cử giữa kỳ vì đây không chỉ được xem là bài trắc nghiệm uy tín giành cho ông chủ Nhà Trắng mà quan trọng hơn còn là cuộc chạy đua quyền lực tại Quốc hội, quyết định hướng đi của nước Mỹ trong 2 năm tới.

Quan hệ Mỹ-Trung sẽ thay đổi ra sao trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình?
Quan hệ Mỹ-Trung sẽ thay đổi ra sao trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình?

VOV.VN - Năm 2023 sẽ là thời điểm đánh dấu những cột mốc chính trị quan trọng đối với Trung Quốc và Mỹ.

Quan hệ Mỹ-Trung sẽ thay đổi ra sao trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình?

Quan hệ Mỹ-Trung sẽ thay đổi ra sao trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình?

VOV.VN - Năm 2023 sẽ là thời điểm đánh dấu những cột mốc chính trị quan trọng đối với Trung Quốc và Mỹ.