Tàu chiến Nga tiến vào cảng Cuba có ý nghĩa như nào trong xung đột Ukraine?

VOV.VN - Một mặt, Nga đưa tàu chiến tới Cuba sát Mỹ; mặt khác, Nga kiên trì tổ chức tiến công trên các mặt trận trong xung đột với Ukraine. Về phần mình, Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa đánh vào hậu phương của Nga. Có thông tin Mỹ sẽ rót thêm vũ khí cho Ukraine.

Các tàu chiến Nga, bao gồm tàu ngầm hạt nhân, đã cập cảng Havana của Cuba trong khuôn khổ tập trận hải quân thông lệ giữa hai nước. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây là động thái phô diễn sức mạnh trong bối cảnh Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine trong xung đột với Nga.

Nhóm 4 chiến hạm Nga tới vùng biển Cuba vào ngày 12/6/2024 như một phần của kế hoạch tập trận song phương. Nhóm tàu này gồm tàu ngầm Kazan chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov. Giới chức Cuba xác nhận nhóm tàu này không mang theo vũ khí hạt nhân.

Tin tức cho hay, tàu Đô đốc Gorshkov mang quốc kỳ của cả Cuba và Nga. Tàu này có khả năng giao chiến trên bề mặt nước, sử dụng tên lửa tấn công, và đối phó với các vụ tấn công trên biển và từ máy bay. Khi vào cảng Havana, tàu được đón chào bằng loạt đại bác 21 phát.

Mỹ có lo ngại nhóm tàu này của Nga?

Nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ coi đây là hoạt động thường lệ của tàu chiến Nga và việc cập cảng nói trên không tạo ra mối nguy hiểm nào đối với Mỹ. Mặc dù vậy, theo bà này, Lầu Năm Góc vẫn theo dõi sát sao hành trình của tàu Nga trên Đại Tây Dương.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trên hành trình tới Havana, thủy thủ đoàn trên các chiến hạm chở theo tên lửa siêu vượt âm đã thực hành định vị mục tiêu và sử dụng tên lửa chính xác có năng lượng cao để mô phỏng việc phá hủy mục tiêu, ở cự ly trên 600km.

Giới chuyên gia nhận định, Nga không hề vi phạm luật pháp quốc tế khi đưa tàu chiến của họ đi qua vùng biển Caribbea, mặc dù động thái này của Nga có thể khiến Mỹ và đồng minh lo âu.

Samuel Cox - cựu Chuẩn đô đốc của hải quân Mỹ, nói: “Họ hoạt động trong vùng biển quốc tế, họ hoàn toàn có quyền làm vậy… Họ muốn gửi thông điệp về năng lực của mình bên ngoài vùng biển của riêng họ”.

Tàu chiến Nga từng tới vùng Caribbe trước đây, bao gồm chuyến thăm Cuba và Venezuela vào năm 2008 để tập trận theo kế hoạch với hải quân Venezuela. Chiến hạm Nga cũng đến gần Cuba vào năm 2015.

William M. LeoGrande - một chuyên gia về Cuba tai Đại học Mỹ ở Washington, nhận định, hòn đảo Cuba có tầm quan trọng đối với Nga vì “tình hữu nghị từ phía Cuba giúp Nga tiếp cận Nam Toàn cầu, nơi Cuba có ảnh hưởng”.

Năm 1962, Liên Xô từng đưa đầu đạn hạt nhân tới Cuba (gần Mỹ) để đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ (sát Liên Xô) - sự kiện này đã gây ra thế đối đầu nghẹt thở giữa Mỹ và Liên Xô khi ấy.

Quan hệ giữa Nga và Mỹ hiện này đã thêm xa cách sau khi Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, trái với chủ trương lâu dài trước đó của Mỹ.

Theo ông LeoGrande, việc Nga điều tàu chiến tới Cuba vào lúc này là nhằm nhắc nhở rằng Nga cũng có khả năng phóng chiếu sức mạnh ra toàn cầu.

Có thêm đạn pháo, Ukraine mở mặt trận mới

VOV.VN - Ukraine bế tắc khi Quốc hội Mỹ chưa thông qua gói viện trợ quân sự lớn cho Kiev. Nhưng nay tình thế đã thay đổi. Thêm nguồn viện trợ dồi dào từ phương Tây, quân đội Ukraine trở nên tự tin hơn nhiều, mạnh dạn dùng đạn pháo nã thẳng vào cả các đơn vị nhỏ của Nga. Họ cũng mở mặt trận mới trên biển và lên kế hoạch cất giữ máy bay F-16.

Nga tiếp tục đánh trên thực địa

Trong khi đó, trên mặt đất, lục quân Nga tiếp tục kiên trì tổ chức tấn công ở tỉnh Donetsk, chiếm từng chút lãnh thổ của đối phương ở khu vực nằm về phía Tây Bắc của thành trì Avdiivka mà Nga đã chiếm được.

Hình ảnh có định vị vào hôm 11/6 cho thấy Nga “tiến đươc một chút” ở rìa làng Sokil nằm về Tây Bắc của Avdiivka, theo Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW, trụ sở tại Washington).

Nhà quân sự Ukraine, Konstantin Mashovets, hôm 11/6 cho rằng các lực lượng Nga có thể đã kiểm soát được ngôi làng Novooleksandriivk nằm về phía Đông của Pokrovsk và xốc tới Lozuvatske trong vài ngày qua.

Vào cuối ngày 12/6, lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Nga đã tấn công các vị trí của Ukraine nằm ở phía Đông của Pokrovsk tới 24 lần trong ngày, với trọng tâm là khu vực Novooleksandriivka. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, tình hình “căng thẳng” quanh Sokil và Novooleksandriivka.

Trong một thông báo đăng trên mạng xã hội vào hôm 12/6, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi cho rằng Nga đang tiến hành “các hoạt động tiến công tích cực với cường độ khác nhau gần như khắp mặt trận”, nhưng trọng điểm là ở Tây Pokrovsk và trên hướng Kurakhove.

Thị trấn Kurakhove nằm về phía Đông Nam của Pokrovsk và nằm sát về phía Tây của thành phố Donetsk do Nga kiểm soát.

Tướng Syrskyi nói: “Chiến sự dữ dội trên các hướng này đã diễn ra trong vài tháng qua”.

Bộ Quốc phòng ngày 11/6 thông báo các lực lượng của họ đã đụng độ với quân Ukraine ở Tây Avdiivka, bao gồm quanh ngôi làng Umanske.

Ngoài ra, Nga còn tấn công ồ ạt vào thủ đô Kiev của Ukraine bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Nga còn tập kích bằng những thứ vũ khí này vào các tỉnh khác, như Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia, Poltava, Kharkov và Vinnytsia.

Thị trưởng thành phố Kiev cho biết, các mảnh vỡ từ tên lửa và UAV Nga đã gây cháy một cơ sở công nghiệp ở tỉnh Kiev.

Ukraine tấn công tầm xa vào Crimea

Về phần mình, Ukraine cũng tổ chức phản công Nga. Theo các tin tức mới đây, Ukraine đã sử dụng ít nhất 10 Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (viết tắt là ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lực lượng phòng không Nga trên bán đảo Crimea vào ngày 10/6.

Kênh Telegram độc lập Astra của Nga hôm 10/6 dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, 10 quả tên lửa đã đánh trúng Sư đoàn Phòng không 31 của Bộ Quốc phòng Nga tại Crimea.

Blogger Rybar nổi tiếng của Nga cho biết thêm, Ukraine phóng ít nhất 12 quả tên lửa ATACMS từ tỉnh Mykolaiv, và những quả tên lửa rơi xuống đô thị Chernomorsky, thành phố Yevpatoria và thành phố Dzhankoy - tất cả đều nằm trên bán đảo Crimea, vào ngày 10/6.

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine xác nhận họ đã đánh vào một tổ hợp tên lửa S-400 và 2 tổ hợp tên lửa S-300 của Nga trong đêm 10/6.

Còn trong báo cáo ngày 10/6, ISW nhận định có khả năng Ukraine đã sử dụng ATACMS trong vụ tấn công này.

Nếu đúng thì đây là một trong những vụ tấn công đầu tiên bằng ATACMS do Ukraine thực hiện nhằm vào Crimea kể từ khi Mỹ bí mật gửi cho Ukraine khoảng 100 tổ hợp ATACMS vào tháng 4.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm 13/6 cho biết, quân đội nước này đã tấn công trúng 3 tổ hợp tên lửa đất đối không của Nga trên bán đảo Crimea trong đêm - đợt tấn công thứ 2 của Ukraine vào phòng không Nga trong tuần này.

Cụ thể, quân đội Ukraine cho biết, họ đánh vào một hệ thống S-300 và 2 hệ thống S-400 tiên tiến hơn ở gần Belbek và Sevastopol.

Theo 2 quan chức Mỹ, đáp lại lời kêu gọi của Ukraine, Mỹ sẽ gửi cho Ukraine một hệ thống tên lửa Patriot nữa. Các quan chức này tiết lộ rằng Tổng thống Mỹ Biden đã phê chuẩn động thái đó.  Đây sẽ là tổ hợp Patriot thứ 2 mà Mỹ gửi cho Ukraine mặc dù Lầu Năm Góc đã đều đặn cung cấp tên lửa loại này cho Ukraine.

Hai quan chức trên giấu tên vì quyết định cung cấp Patriot đó chưa được công bố. New York Times đưa tin đầu tiên về quyết định này.

Phát biểu tại Tây Ban Nha vào tháng 5, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết nước này hiện cần khẩn cấp 7 tổ hợp phòng không Patriot nữa để bảo vệ lưới điện cũng như các mục tiêu quân sự của Ukraine trước bom lượn của Nga.

Xem thêm:

>> Nga chưa tận dụng được lợi thế từ việc điều bớt quân Ukraine khỏi Donbass

>> Ukraine bắt đầu lật ngược tình thế, hy vọng tái chiếm lãnh thổ từ tay Nga

>> Xe thiết giáp Nga BTR-82 và Ukraine M-2 lao thẳng vào nhau gần Avdiivka

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UAV Nga thả bom và lao liên tiếp vào lính Ukraine
UAV Nga thả bom và lao liên tiếp vào lính Ukraine

VOV.VN - Lính dù Nga tích cực khai thác UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) để tấn công quân Ukraine trên chiến trường nói chung và ở gần thị trấn Chasov Yar nói riêng. Những chiếc UAV như vậy lao liên tiếp vào mục tiêu là công sự của lính Ukraine.

UAV Nga thả bom và lao liên tiếp vào lính Ukraine

UAV Nga thả bom và lao liên tiếp vào lính Ukraine

VOV.VN - Lính dù Nga tích cực khai thác UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) để tấn công quân Ukraine trên chiến trường nói chung và ở gần thị trấn Chasov Yar nói riêng. Những chiếc UAV như vậy lao liên tiếp vào mục tiêu là công sự của lính Ukraine.

Nga điều tàu ngầm hạt nhân tới Cuba khi Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine
Nga điều tàu ngầm hạt nhân tới Cuba khi Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine

VOV.VN - Bốn tàu hải quân của Nga, bao gồm một tàu ngầm hạt nhân và một tàu hộ vệ có khả năng mang tên lửa hạt nhân, sẽ ghé thăm cảng tại Havana, Cuba, từ ngày 12-17/6/2024 trước khi tới Venezuela. Động thái này rất đáng chú ý trong bối cảnh Mỹ vừa cho phép Ukraine tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga.

Nga điều tàu ngầm hạt nhân tới Cuba khi Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine

Nga điều tàu ngầm hạt nhân tới Cuba khi Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine

VOV.VN - Bốn tàu hải quân của Nga, bao gồm một tàu ngầm hạt nhân và một tàu hộ vệ có khả năng mang tên lửa hạt nhân, sẽ ghé thăm cảng tại Havana, Cuba, từ ngày 12-17/6/2024 trước khi tới Venezuela. Động thái này rất đáng chú ý trong bối cảnh Mỹ vừa cho phép Ukraine tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga.

Nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng khi Nga nhắm vào các nước giúp Kiev
Nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng khi Nga nhắm vào các nước giúp Kiev

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine đang ở bờ vực nguy hiểm khi chiến sự có thể lan rộng và vượt tầm kiểm soát của các bên. Đáp trả những bước leo thang của phương Tây, điện Kremlin tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết, sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” với đối thủ.

Nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng khi Nga nhắm vào các nước giúp Kiev

Nguy cơ xung đột Ukraine lan rộng khi Nga nhắm vào các nước giúp Kiev

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine đang ở bờ vực nguy hiểm khi chiến sự có thể lan rộng và vượt tầm kiểm soát của các bên. Đáp trả những bước leo thang của phương Tây, điện Kremlin tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết, sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” với đối thủ.