Thế bố trí quân sự của Nga “làm nóng” vùng Bắc cực và khiến phương Tây lo ngay ngáy

VOV.VN - Với lợi thế địa lý và vũ khí, Nga đang tích cực xây dựng thế trận quân sự ở vùng Bắc cực và giành ưu thế vượt trội so với phương Tây. Nhờ đó, Nga không chỉ bảo vệ các lợi ích quốc gia của họ ở đây mà còn có bàn đạp để tiến công Mỹ và và phương Tây khi cần thiết.

Nga ráo riết củng cố thế đứng quân sự ở vùng Bắc cực

Quá trình Nga quân sự hóa khu vực Bắc cực đang diễn ra. Phương Tây đánh giá thế quân sự của Nga mang tính tiến công hơn là phòng ngự. Hệ thống tên lửa thông thường, hạt nhân, và lưỡng dụng của Nga từ đây có thể ngắm bắn cả lục địa Mỹ và đồng minh của họ.

Trong khi đó, NATO chưa có nhiều hiện diện quân sự ở đây ngang bằng Nga.

Tại các căn cứ của mình ở vùng Bắc cực, Nga đang xây dựng 5 sân bay “cung cấp không gian địa lý mở rộng cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân siêu thanh Kinzhal”. Moscow đã gia hạn các chuyến bay tầm xa, các cuộc thăm dò, diễn tập, và hoạt động của oanh tạc cơ gần Mỹ và Canada. Vào năm 2019, Nga nối lại hoạt động tuần tra bầu trời vùng Bắc cực bằng các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM. Tên lửa Kinzhal sẽ được đặt trên tiêm kích MiG-31, đặc biệt là MiG-3K. Có thông tin cho hay, tên lửa này cũng sẽ được đặt trên oanh tạc cơ tầm xa Tu22M3 Backfire và phiên bản phi cơ ném bom nâng cấp TU-160 Blackjack. Hiện quá trình xây dựng các phi cảng nói trên để mở rộng độ phủ địa lý của Kinzhal đang diễn ra.

Các đợt triển khai MiG-31 trước đây có thể được xem là thiên về phòng ngự để răn đe các cuộc tấn công bằng đường hàng không vũ trụ vào không phận của Nga ở vùng Bắc cực. Còn đợt triển khai MiG-31 mới ở đây biến các cơ sở của Nga thành một căn cứ phóng hạt nhân phủ đầu.

Ngoài ra, việc triển khai lâu dài MiG-31 tới đây cũng nhằm tăng tầm vươn của đội máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội phương Bắc của hải quân Nga, từ đó mở rộng đáng kể sự kiểm soát của họ đối với Tuyến đường biển phương Bắc và các cách tiếp cận với Bắc Băng Dương.

Tên lửa Kinzhal vốn có tầm bay tới 2.000km, Moscow có thể mở rộng thêm tầm bay đó để vươn đến các nước Bắc cực và châu Âu khác.

Theo lời một nhà phân tích, Bắc cực mang lại hành trình bay ngắn nhất giữa Nga và Mỹ nên nơi đây đã trở thành “khu vực chính để triển khai và trung chuyển các lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược hoạt động ở vùng biển, cũng như các hàng không mẫu hạm, tàu mặt nước, và tàu ngầm có mang vũ khí hạt nhân”.

Những triển khai trên cũng giúp Nga dễ xâm nhập vào vùng biển Bắc Đại Tây Dương, có lẽ chủ yếu bằng tàu ngầm bên cạnh tàu mặt nước và các phương tiện tấn công từ trên không. Khi ấy Nga ở vào thế có thể đe dọa các tuyến liên lạc và hàng hải thương mại của các nước thành viên khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Báo cáo của Trường Nghiên cứu quốc tế cấp cao Nitze nhận định Nga làm vậy vì 3 lý do sau. Thứ nhất, Nga muốn tăng cường an ninh nội địa thông qua việc củng cố tuyến phòng ngự tiền duyên trước các sự xâm nhập của nước ngoài theo sau các hoạt động thương mại quốc tế gia tăng ở khu vực Bắc cực. Thứ hai, lực lượng tiền duyên này sẽ giúp Nga bảo đảm an ninh cho hoạt động đầu tư kinh tế của họ. Thứ ba, điều này sẽ tạo ra bàn đạp để phóng chiếu sức mạnh của nước Nga, chủ yếu là vào Bắc Đại Tây Dương.

Vì thế, các lực lượng Nga (đặc biệt là những lực lượng đóng bên trong và xung quanh bán đảo Kola – căn cứ của Hạm đội phương Bắc có năng lực hạt nhân) có khả năng phóng chiếu sức mạnh vào Bắc Đại Tây Dương, khe GIUK, và vùng biển quanh Na Uy, Greenland, và Anh Quốc.

Nga tính đến cả kịch bản họ sẽ đánh phủ đầu?

Việc Nga triển khai thiết bị hạt nhân ở Bắc cực cũng cho thấy Moscow đang chuẩn bị cho một kịch bản xung đột khu vực tiềm tàng khi họ lựa chọn thế tiến công, đánh phủ đầu trước.

Năm 2017, điện Kremlin công bố sẽ bổ sung năng lực cho Hạm đội phương Bắc nhằm đẩy dần NATO ra khỏi vùng Bắc cực.

Ngoài việc đẩy NATO ra khỏi khu vực này để bảo vệ các căn cứ chuyên che chở năng lực răn đe bằng tàu ngầm, Nga còn đang nâng cao năng lực tầm xa ở Bắc cực, bao gồm năng lực tấn công hạt nhân. Với yêu cầu tác chiến loại bỏ ưu thế trên không của NATO và bảo vệ tàu mặt nước và tàu ngầm của mình ở biển và trong căn cứ, Moscow cũng đang gia tăng năng lực tấn công đường không tổng thể ở khu vực Bắc cực, không chỉ giới hạn vào máy bay MiG-31 nữa.

Chẳng hạn, oanh tạc cơ TU-22M3 Backfire phiên bản nâng cấp mới được Nga triển khai tới đây. Với tầm bay hơn 2.977km, máy bay này có thể mang và phóng tên lửa hạt nhân hoặc thông thường lên lục địa Mỹ, xuất phát từ các căn cứ ở vùng Bắc cực. Các đoạn video gần đây của Nga cho thấy cảnh lắp lên máy bay Backfire các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không (ALCM) với tầm bắn vươn tới được các mục tiêu ở Mỹ, Canada, và châu Âu.

Ngoài ra, Backfire còn mang KH-32 - một tên lửa hành trình lưỡng dụng siêu thanh có thể đánh trúng các tàu thủy và mục tiêu trên bộ.

Moscow cũng đang xem xét triển khai oanh tạc cơ TU-95MS Bear lên vùng Bắc cực. Được trang bị tên lửa hành tình Kh-101 và nếu xuất kích từ biển Barents, phi cơ này có thể tấn công các mục tiêu ở Iceland, Na Uy, Anh, Đan Mạch, và các mục tiêu chủ chốt khác trên bờ biển phía bắc của Tây Âu.

Phương Tây quan ngại nhất là việc Nga triển khai các tiêm cường kích MiG-31 và SU-34FC4 ở căn cứ không quân Nagurskoye nằm ở vùng Tây Bắc cực.

SU-34 là một hệ thống bảo đảm kiểm soát vùng biển Bắc cực và tuyến Biển Bắc. Do kết hợp các tính năng của máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, SU-34 có thể tấn công các mục tiêu trên bộ ở lục địa Mỹ.

Tham mưu trưởng phòng không không quân của Hạm đội phương Bắc Nga Igor Chirkin cho biết căn cứ Nagurskoy có khả năng tiếp nhận các loại máy bay, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược TU-95MS.

Khả năng phòng ngự cả trên không và trên biển như trên là nhằm loại bỏ sự can thiệp của nước ngoài vào các vùng biển mà Nga tuyên bố thuộc về chủ quyền của họ ở vùng Bắc cực.

Các chuyên gia Nga tuyên bố rằng trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn, Nga bắt buộc phải tái thiết lập một cơ chế kiểm soát không phận liên tục để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Nga. Theo các quan chức Nga, các radar mới của nước này sẽ bao phủ sóng lên hầu hết không gian phía trên tuyến Biển Bắc cũng như một số cơ sở dầu khí ở vùng tự trị Nenets thuộc Nga.

Vào năm 2019, Nga triển khai hệ thống phòng thủ duyên hải Bastion ở eo biển Bering cho phép họ dễ dàng kiểm soát quyền tiếp cận thông qua eo biển cũng như công kích Alaska một cách bất ngờ. Kho vũ khí Backfire Tu-M22, Bear Tu-95, MiG-31, và SU-34 gia tăng thêm cho Nga sức mạnh răn đe.

Với tầm vươn và tính liên thông của hệ thống vũ khí Nga thì một khi xung đột nổ ra, nó sẽ lan từ vùng này sang vùng khác, bao gồm cả Bắc Đại Tây Dương.

Do vậy, phương Tây khi thảo luận nghiêm túc về an ninh châu Âu thì gần như không thể tách rời xem xét vai trò của vùng Bắc cực và yếu tố Nga tại đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ Ukraine trở thành nơi sa lầy của phương Tây chứ không phải quân đội Nga
Nguy cơ Ukraine trở thành nơi sa lầy của phương Tây chứ không phải quân đội Nga

VOV.VN - NATO luôn tỏ ra ủng hộ nhiệt tình cho Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, Nga có thể tránh được sa lầy ở đây, đồng thời đẩy chính phương Tây vào thế khó.

Nguy cơ Ukraine trở thành nơi sa lầy của phương Tây chứ không phải quân đội Nga

Nguy cơ Ukraine trở thành nơi sa lầy của phương Tây chứ không phải quân đội Nga

VOV.VN - NATO luôn tỏ ra ủng hộ nhiệt tình cho Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, Nga có thể tránh được sa lầy ở đây, đồng thời đẩy chính phương Tây vào thế khó.

Khả năng Nga tấn công Ukraine: Phương Tây “đồn”, Nga bác bỏ - Ukraine “hạ thấp” tin đồn
Khả năng Nga tấn công Ukraine: Phương Tây “đồn”, Nga bác bỏ - Ukraine “hạ thấp” tin đồn

VOV.VN - Những ngày qua, căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây không ngừng leo thang, khi Mỹ và NATO đồn đoán khả năng Nga có thể sớm tấn công Ukraine. Tuy nhiên, Nga luôn bác bỏ điều này, trong khi Tổng thống Ukraine ngày 28/1 kêu gọi phương Tây “ngừng gây hoảng loạn”.

Khả năng Nga tấn công Ukraine: Phương Tây “đồn”, Nga bác bỏ - Ukraine “hạ thấp” tin đồn

Khả năng Nga tấn công Ukraine: Phương Tây “đồn”, Nga bác bỏ - Ukraine “hạ thấp” tin đồn

VOV.VN - Những ngày qua, căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây không ngừng leo thang, khi Mỹ và NATO đồn đoán khả năng Nga có thể sớm tấn công Ukraine. Tuy nhiên, Nga luôn bác bỏ điều này, trong khi Tổng thống Ukraine ngày 28/1 kêu gọi phương Tây “ngừng gây hoảng loạn”.

Các kịch bản quân đội Nga tiến vào Ukraine nếu tình hình xấu đi
Các kịch bản quân đội Nga tiến vào Ukraine nếu tình hình xấu đi

VOV.VN - Trong bối cảnh tình hình liên quan đến Ukraine căng thẳng, quân đội Nga có ít nhất 6 lựa chọn quân sự sau, mỗi phương án đều có các hậu quả riêng.

Các kịch bản quân đội Nga tiến vào Ukraine nếu tình hình xấu đi

Các kịch bản quân đội Nga tiến vào Ukraine nếu tình hình xấu đi

VOV.VN - Trong bối cảnh tình hình liên quan đến Ukraine căng thẳng, quân đội Nga có ít nhất 6 lựa chọn quân sự sau, mỗi phương án đều có các hậu quả riêng.

Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine
Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine

VOV.VN - Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang lo Nga sẽ ra tay quyết liệt với Ukraine. Các chuyên gia Mỹ đã dự báo kịch bản Tổng thống Putin can thiệp quân sự và gợi ý các đối sách.

Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine

Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine

VOV.VN - Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang lo Nga sẽ ra tay quyết liệt với Ukraine. Các chuyên gia Mỹ đã dự báo kịch bản Tổng thống Putin can thiệp quân sự và gợi ý các đối sách.

Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?
Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?

VOV.VN - Phía Nga vẫn chưa tỏ dấu hiệu mềm yếu trong vấn đề Ukraine, khiến Ukraine lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc can thiệp quân sự. Vì sao Nga lại cứng rắn với quốc gia láng giềng phía tây đến như vậy?

Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?

Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?

VOV.VN - Phía Nga vẫn chưa tỏ dấu hiệu mềm yếu trong vấn đề Ukraine, khiến Ukraine lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc can thiệp quân sự. Vì sao Nga lại cứng rắn với quốc gia láng giềng phía tây đến như vậy?

Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực
Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

VOV.VN - Ở vùng Bắc cực, Mỹ lép vế hẳn so với Nga. Ngoại trưởng Mỹ đã thể hiện rõ tâm thế không yên của nước này trước thế trận của Nga ở Bắc cực.

Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

VOV.VN - Ở vùng Bắc cực, Mỹ lép vế hẳn so với Nga. Ngoại trưởng Mỹ đã thể hiện rõ tâm thế không yên của nước này trước thế trận của Nga ở Bắc cực.

Nga quyết giành thế thượng phong ở Bắc cực và thu lợi lớn từ đây
Nga quyết giành thế thượng phong ở Bắc cực và thu lợi lớn từ đây

VOV.VN - Trong cuộc đọ sức địa chính trị và kinh tế ở vùng Bắc cực, Nga đang vươn lên giành lợi thế lớn trước các đối thủ của mình.

Nga quyết giành thế thượng phong ở Bắc cực và thu lợi lớn từ đây

Nga quyết giành thế thượng phong ở Bắc cực và thu lợi lớn từ đây

VOV.VN - Trong cuộc đọ sức địa chính trị và kinh tế ở vùng Bắc cực, Nga đang vươn lên giành lợi thế lớn trước các đối thủ của mình.

Hạm đội phương Bắc (Nga) bắt đầu tập trận với Nhóm viễn chinh Bắc Cực
Hạm đội phương Bắc (Nga) bắt đầu tập trận với Nhóm viễn chinh Bắc Cực

VOV.VN - Ngày 25/1, Hạm đội phương Bắc (Nga) đã bắt đầu tập trận với Nhóm viễn chinh Bắc Cực, dự kiến ​​có tới 30 tàu chiến, tàu ngầm và tàu hỗ trợ.

Hạm đội phương Bắc (Nga) bắt đầu tập trận với Nhóm viễn chinh Bắc Cực

Hạm đội phương Bắc (Nga) bắt đầu tập trận với Nhóm viễn chinh Bắc Cực

VOV.VN - Ngày 25/1, Hạm đội phương Bắc (Nga) đã bắt đầu tập trận với Nhóm viễn chinh Bắc Cực, dự kiến ​​có tới 30 tàu chiến, tàu ngầm và tàu hỗ trợ.