Thế giới 7 ngày: An táng cựu Tổng thống Mandela tại quê nhà

VOV.VN - Cựu Tổng thống Nam Phi đã được đưa về an táng tại nơi ông sinh ra theo phong tục truyền thống của bộ tộc Xhosa abaThembu.

Linh xa chở linh cữu ông Mandela (Ảnh AFP)

Ngày 15/12, Nam Phi đã tổ chức Lễ an táng cựu Tổng thống Nelson Mandela - người "anh hùng dân tộc" tại quê nhà của ông ở Qunu cách Johannesburg 700km.

Hàng nghìn người dân địa phương đã tụ tập để đón Madiba (tên thân mật của ông Mandela theo tiếng của bộ tộc Xhosa abaThembu) trở về nhà.

Lễ an táng ông Mandela đã thu hút hơn 4.500 người trong đó có một số nhân vật nổi tiếng như Thái tử Anh Charles, nhà họa động nhân quyền Mỹ Reverend Jesse và nữ hoàng talk show Oprah Winfred tham dự.

Trước đó, đã có khoảng 100.000 người trực tiếp đến để được nhìn mặt ông Mandela một lần cuối khi thi hài của ông được quàn tại Toà nhà Liên Bang tại Pretoria, nơi trước đây đã diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống của ông và chấm dứt hơn 3 thế kỷ thống trị của người da trắng tại Nam Phi.

Cựu Tổng thống Nelson Mandela qua đời tại Johannesburg vào ngày 5/12 , hưởng thọ 95 tuổi.

Bị cáo Jang Song-Thaek tại phiên tòa (Ảnh Tân Hoa xã)

Ngày 12/12, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đưa tin cho biết, Tòa án quân sự đặc biệt của nước này đã xét xử ông Jang Song-Thaek - chú rể của nhà lãnh đạo Kim Jong Un với tội danh "phản quốc" và "chống phá cách mạng". Ông Jang Song-Thaek đã bị xử tử ngay sau khi Tòa tuyên án.

Theo cáo trạng của Tòa, ông Jang Song-Thaek đã thành lập một nhóm riêng trong Đảng và thực hiện nhiều hành vi phạm tội như lạm dụng quyền hạn và thách thức “chế độ lãnh đạo duy nhất” của Triều Tiên.

"Việc phát giác và xét xử nhóm của ông Jang đã giúp Đảng và cách mạng Triều Tiên trở lên trong sạch hơn”, KCNA cho biết.

Cũng theo KCNA, ngày 14/12, ông Kim Jong Un đã có chuyến kiểm tra tại một Viện thiết kế thuộc Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA). Đây được xem là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông Kim Jong Un sau vụ xử tử ông chú rể của mình là Jang Song-Thaek.

Người Ukraine dựng lều biểu tình tại Quảng trường Độc lập (Ảnh AP)

Tình hình tại Ukraine tiếp tục có những diễn biến bất lợi. Cuộc đàm phán ngày 13/12 giữa lãnh đạo của 3 chính đảng đối lập ở Ukraine với Tổng thống Viktor Yanukovych nhằm tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn 3 tuần qua đã thất bại khi hai bên không đạt được thỏa thuận nào. 

Sau cuộc đàm phán thất bại, ngày 14/12, hàng chục nghìn người đã đổ về thủ đô Kiev, tham gia cuộc mít tinh quy mô lớn nhằm ủng hộ chính quyền, trong khi phe đối lập phát động cuộc biểu tình mà họ nói là sẽ có sự tham gia của “triệu người” trong ngày 15/12.

Theo các nhà phân tích chính trị, những gì đang diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây

Hiện phương Tây cũng như Nga đang theo dõi sát sao những diễn biến tại Ukraine. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo, Mỹ sẽ theo dõi sát sao tình hình tại Ukraine. Trong khi đó, Nga cho rằng, các cuộc biểu tình rầm rộ tại thủ đô Kiev thời gian qua do những kẻ khiêu khích đứng đằng sau giật dây.

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai (trái) và người đồng cấp Ấn Độ Pranab Mukherjee trong cuộc gặp tại New Delhi (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ngày 12/12 đã tới New Delhi bắt đầu chuyến thăm 4 ngày Ấn Độ. Đây là chuyến thăm lần thứ 14 của ông Karzai đến Ấn Độ và là lần thứ 3 chỉ trong năm nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chuyến thăm của ông Karzai đến Ấn Độ không chỉ mang mục đích ngoại giao đơn thuần. Với việc thỏa thuận an ninh Mỹ -Afghanistan vẫn chưa được ký kết và Ấn Độ chính là chỗ dựa không thể vững chắc hơn cho Afghanistan.

Cho đến nay, ông Hamid Karzai vẫn kiên quyết không chịu ký thỏa thuận an ninh với Mỹ. Hơn thế, ông Karzai đã chỉ trích những gì mà theo ông là “áp lực” từ phía Mỹ, đồng thời cáo buộc Washington hành xử như một “cường quốc thực dân”.

Giới phân tích cho rằng, trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, ngoài mục đích “nhắc nhở” Ấn Độ về những cam kết viện trợ, ông Karzai sẽ tận dụng chuyến thăm lần này để thúc đẩy quan hệ hợp tác với Ấn Độ trong những lĩnh vực khác. Điều này có ý nghĩa rất lớn với Afghanistan đặc biệt là khi những bất đồng liên quan đến thỏa thuận an ninh với Washington vẫn còn tồn tại.

Dòng người biểu tình phản đối chính phủ Thái Lan (Ảnh: AFP)

Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Bất chấp sự nhượng bộ của Thủ tướng Thái Lan Yingluck khi tuyên bố giải tán Hạ viện và Tổng tuyển cử trước thời hạn, phe đối lập vẫn quyết tâm lật đổ chính phủ tạm quyền. Những diễn biến mới này đang đưa Thái Lan đứng trước những căng thẳng mới.

Chiều 15/12, Hội thảo với chủ đề “Đất nước Thái Lan sẽ đi hướng nào” được chính phủ Thái Lan tổ chức với sự tham dự của đại diện nhiều chính đảng, các tổ chức xã hội, quân đội và các học giả tự do 

Phát biểu của đại diện quân đội Thái Lan tại Hội thảo này được dư luận đặc biệt quan tâm. Theo đó, quân đội Thái Lan ủng hộ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2/2/2014; đồng thời khẳng định, quân đội sẽ chỉ có các hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp.

Trước đó, Tư lệnh lực lượng vũ trang Thái Lan, Đại tướng Nathasak Patimaprakorn cho biết, quân đội tôn trọng và hoạt động nhằm bảo vệ “luật pháp” được hiểu như là việc bảo vệ hiến pháp hiện hành và quân đội không thực hiện đảo chính.

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Cuba đã có cái bắt tay lịch sử (Ảnh: Getty Images)

Tại lễ tưởng niệm Nelson Mandela, Tổng thống Obama đã trao những cái bắt tay để chào đón các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới tham dự buổi lễ. Tuy nhiên, cái bắt tay với Chủ tịch Cuba được các nhiếp ảnh gia và máy quay truyền hình ghi lại ngay lập tức đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý nghĩa sâu xa của nó.

Liệu đây có phải là dấu hiệu “tan băng” trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba? Liệu ông Obama có phải đã cố gắng để gửi đi thông điệp hòa giải qua cái bắt tay với ông Castro?... Những câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Bất chấp những đồn đoán về ý nghĩa thật sự của cái bắt tay, nhiều người cho rằng, sau những phát biểu của ông Obama, cử chỉ thân thiện như vậy có thể đánh dấu bước khởi đầu của một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa 2 nước. 

Nhà Trắng đã từ chối cung cấp bất kỳ lời giải thích nào liên quan đến cái bắt tay hoặc xác nhận về việc đã có những thảo luận từ trước về cái bắt tay này./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý nghĩa thực sự của cái bắt tay lịch sử Mỹ - Cuba
Ý nghĩa thực sự của cái bắt tay lịch sử Mỹ - Cuba

VOV.VN - Liệu đây có phải là dấu hiệu “tan băng” trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba hay không thì vẫn chưa ai rõ.

Ý nghĩa thực sự của cái bắt tay lịch sử Mỹ - Cuba

Ý nghĩa thực sự của cái bắt tay lịch sử Mỹ - Cuba

VOV.VN - Liệu đây có phải là dấu hiệu “tan băng” trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba hay không thì vẫn chưa ai rõ.

Tổng thống Karzai thăm Ấn Độ: Tìm kiếm viện trợ quân sự?
Tổng thống Karzai thăm Ấn Độ: Tìm kiếm viện trợ quân sự?

VOV.VN - Đây là chuyến thăm lần thứ 14 của ông Karzai đến Ấn Độ và là lần thứ 3 chỉ trong năm nay.

Tổng thống Karzai thăm Ấn Độ: Tìm kiếm viện trợ quân sự?

Tổng thống Karzai thăm Ấn Độ: Tìm kiếm viện trợ quân sự?

VOV.VN - Đây là chuyến thăm lần thứ 14 của ông Karzai đến Ấn Độ và là lần thứ 3 chỉ trong năm nay.

Nam Phi an táng “người con vĩ đại” Nelson Mandela
Nam Phi an táng “người con vĩ đại” Nelson Mandela

VOV.VN - Nam Phi ngày 15/12 tổ chức lễ quốc tang cho cố Tổng thống Nelson Mandela.

Nam Phi an táng “người con vĩ đại” Nelson Mandela

Nam Phi an táng “người con vĩ đại” Nelson Mandela

VOV.VN - Nam Phi ngày 15/12 tổ chức lễ quốc tang cho cố Tổng thống Nelson Mandela.

Quân đội Thái Lan khẳng định ủng hộ tổng tuyển cử
Quân đội Thái Lan khẳng định ủng hộ tổng tuyển cử

VOV.VN - Hội thảo cải cách Thái Lan tại Bangkok kết thúc chiều 15/12 với các quan điểm trái ngược nhau được đưa ra.

Quân đội Thái Lan khẳng định ủng hộ tổng tuyển cử

Quân đội Thái Lan khẳng định ủng hộ tổng tuyển cử

VOV.VN - Hội thảo cải cách Thái Lan tại Bangkok kết thúc chiều 15/12 với các quan điểm trái ngược nhau được đưa ra.

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây
Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Ông Kim Jong Un xuất hiện lần đầu tiên sau vụ xử tử ông chú
Ông Kim Jong Un xuất hiện lần đầu tiên sau vụ xử tử ông chú

VOV.VN - Thông tin về chuyến kiểm tra trên được KCNA đăng tải hôm 14/12. Tuy nhiên ngày giờ thực hiện chuyến kiểm tra không được công bố.

Ông Kim Jong Un xuất hiện lần đầu tiên sau vụ xử tử ông chú

Ông Kim Jong Un xuất hiện lần đầu tiên sau vụ xử tử ông chú

VOV.VN - Thông tin về chuyến kiểm tra trên được KCNA đăng tải hôm 14/12. Tuy nhiên ngày giờ thực hiện chuyến kiểm tra không được công bố.