Thế giới 7 ngày: Lịch sử Syria đã bước sang trang mới?

VOV.VN - Dư luận đang chờ đợi xem liệu Nghị quyết của Hội đồng Bảo an có giúp kết thúc cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm qua tại Syria.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc biểu quyết thông qua Nghị quyết về Syria (Ảnh: AFP)

Ngày 27/9, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và yêu cầu tiêu hủy các kho vũ khí hóa học của nước này .

Trong Văn kiện mới được thông qua này không áp đặt các biện pháp trừng phạt tự động chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad nếu nó không tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc tiêu hủy vũ khí hóa học.

Việc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an diễn ra sau khi có sự đồng thuận của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học vào hôm 27/9 liên quan đến đề xuất trên.

Năm thành viên Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết đã nhất trí về văn bản này vào hôm 26/9 trước khi trình dự thảo lên toàn bộ Hội đồng đầy đủ gồm 15 thành viên trong các cuộc thảo luận trong đêm.

Ngoại trưởng Nga Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Kerry gặp nhau bên lề phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 68 (Ảnh: Reuters)

Việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua một Nghị quyết về Syria là kết quả của những cuộc đàm phán căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Cuộc bỏ phiếu được xem là một bước tiến thực sự về vấn đề Syria khi chấm dứt được tình trạng bế tắc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong gần 3 năm qua. 

Phát biểu với báo chí sau cuộc bỏ phiếu, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ hoan nghênh và gọi đây là một Nghị quyết lịch sử. “Đây là một ngày lịch sử. Như tôi đã nói, việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria cần một câu trả lời đoàn kết, mạnh mẽ và có tính quyết định,” ông Ban nói.

Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi đây là “một thắng lợi lớn” đối với cộng đồng quốc tế, trong khi đó, Chính phủ Nga tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria và giám sát các kho vũ khí.

Chính quyền Syria, mục tiêu chính của nghị quyết, cũng hoan nghênh kết quả cuộc bỏ phiếu  ngày hôm qua, đồng thời khẳng định nó đã giải tỏa được những lo ngại lâu nay của nước này.

Một số người dân Damascus chia sẻ: Đất nước và người dân Syria như trút được gánh nặng sau Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vũ khí hóa học sẽ không còn tồn tại ở Syria và Chính phủ Syria cũng không có ý định sử dụng chúng”.

Các thanh sát viên Liên Hợp Quốc có mặt tại thủ đô Damascus để điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học (Ảnh: AFP)

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an vừa thông qua sẽ mở đường cho việc giám sát tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria. Theo kế hoạch, các chuyên gia quốc tế của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học bắt đầu thanh sát kho vũ khí hóa học của Syria từ ngày 1/10 tới. Đội chuyên gia tiền trạm sẽ đến quốc gia Trung Đông này từ ngày 30/9.

Đề xuất của Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học yêu cầu Syria cho phép các chuyên gia quốc tế tiếp cận các địa điểm cần được thanh sát “ngay lập tức và không bị giới hạn”.

Song song với kế hoạch thanh sát kho vũ khí hóa học của Syria bắt đầu từ tuần sau, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cũng đang điều tra 7 hiện trường các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở nước này.

Tổng thống Mỹ Obama có cuộc điện đàm lịch sử với Tổng thống Iran Rowhani (Ảnh: Internet)

Tổng thống Iran Hassan Rowhani và Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai bên và cũng là lần tiếp xúc đầu tiên giữa Tổng thống hai nước kể từ sau cuộc Cách mạng Iran năm 1979.

Tổng thống Obama cho biết, tại cuộc điện đàm, hai bên đã thảo luận về những nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Trong khi đó trên trang mạng Twitter, Tổng thống Rowhani cho biết, trong cuộc điện đàm, lãnh đạo 2 nước đã bày tỏ ý chí chính trị chung về việc nhanh chóng giải quyết vấn đề hạt nhân.

Bình luận về những dấu hiệu "tan băng" trong quan hệ Iran - Mỹ, trong khi nhiều người lạc quan thì cũng có không ít người cho rằng, không nên vội mừng. Theo các chuyên gia phân tích, không nên quá kỳ vọng vì thực tế 35 năm qua, mối quan hệ Mỹ - Iran cũng có nhiều thời điểm với những cơ hội đột phá nhưng không bao giờ trở thành hiện thực. Chính vì vậy, ông Obama và ông Rowhani sẽ phải nỗ lực hết sức để tiến tới một thỏa thuận cuối cùng.

Một con tin được giải thoát trong vụ khủng bố tại Trung tâm thương mại Westgate (Ảnh Reuters)

Trưa 21/9 vừa qua, phiến quân al-Shabaab có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã thực hiện vụ tấn công và bắt giữ con tin tại trung tâm thương mại Westgate ở thủ đô Nairobi, Kenya.

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta ngày 25/9 đã chính thức tuyên bố kết thúc chiến dịch giải cứu con tin kéo dài 4 ngày qua tại trung tâm mua sắm cao cấp Westgate, với con số thương vong lên đến 240 nạn nhân.

Trong số 240 nạn nhân có gần 70 người chết. Toàn bộ 3 tầng của trung tâm thương mại bị sập, khiến một số người bị mắc kẹt trong đống đổ nát, bao gồm cả những kẻ khủng bố.
 
Trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu này, có cả công dân phương Tây tham gia. Cảnh sát quốc tế (Interpol) ngày 26/9 ra “Thông báo Đỏ” để bắt “Góa phụ trắng” Samantha Lewthwaite do nghi ngờ liên quan tới các vụ tấn công khủng bố vừa qua tại Kenya.

Nhiều ngôi nhà bị san phẳng sau động đất (Ảnh AP)

Tính đến ngày 28/9 số người thiệt mạng sau 2 trận động đất 7,7 richter ngày 26/9 và trận động đất 7,2 độ richter ngày 28/9 tại tỉnh Balochistan (Pakistan) đã lên tới 371 người.

Người phát ngôn Cơ quan quản lý thảm họa tỉnh Balochistan cho biết, vùng Awaran bị tàn phá nặng nền nhất khi tâm chấn của cả 2 trận động đất đều nằm tại đây.

Trong đó, trận động đất 7,7 độ richter xảy ra ngày 26/9 đã cướp đi sinh mạng của 359 người và trận động đất 7,2 độ richter xảy chiều qua 28/9 làm 12 người thiệt mạng.

5 khu vực lân cận với Awaran cũng bị tàn phá nặng nề sau 2 trận động đất, ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 185.000 người. 

Trận động đất mạnh có cường độ 7,7 độ richter xảy ra lúc 16h29 ngày 24/9 (theo giờ địa phương) đã khiến đáy biển dâng lên và tạo ra một hòn đảo mới cách ngoài khơi bờ biển Gwadar của quốc gia Nam Á này khoảng 600 m.

Bà Merkel ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua (Ảnh: AFP)

Đúng như dự đoán cũng như thăm dò trước thềm bầu cử Quốc hội Đức, khối liên minh của Thủ tướng Angela Merkel đã giành chiến thắng, mở đường cho bà tiếp tục nắm giữ vị trí Thủ tướng nhiệm kỳ 3. 

Phát biểu sau khi có kết quả sơ bộ, Thủ tướng Merkel hoan nghênh chiến thắng của khối, tuy nhiên bà cũng khẳng định còn quá sớm để thảo luận các kế hoạch cho chính phủ mới.

Chiến thắng áp đảo 41,5% tại cuộc tổng tuyển cử Đức ngày 22/9 đã mở ra nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 3 cho bà Angela Merkel. Tuy vậy, chiến thắng này vẫn chưa trọn vẹn, bởi đối tác liên minh là đảng Dân chủ tự do chỉ giành được 4,8% số phiếu bầu, chưa đủ 5% để có ghế tại Quốc hội.

Như thế, liên minh cầm quyền của bà Merkel do không hội đủ đa số phiếu tuyệt đối sẽ phải tìm kiếm đối tác liên minh mới.

Ngoài việc tìm kiếm một đối tác liên minh cho Đảng cầm quyền, rất nhiều thách thức đang đặt ra trước mắt bà Merkel trong nhiệm kỳ 3 của mình.

Quốc vương Norodom Sihamoni chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu Quốc hội Campuchia khóa 5 (Ảnh: PV)

Sáng 23/9, phiên họp ra mắt Quốc hội Campuchia khóa 5 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni. Như vậy, gần tròn 2 tháng sau ngày bầu cử 28/7 vừa qua, Quốc hội Campuchia khóa 5 đã chính thức ra mắt, đánh dấu một giai đoạn mới trong lộ trình phát triển của đất nước Chùa Tháp.

Trước đó, Quốc vương Sihamoni đã ký phê chuẩn Samdech Hun Sen, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia làm Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ mới. Cũng không bất ngờ khi phiên họp đầu tiên không có sự tham gia của 55 nghị sĩ thuộc Đảng Cứu quốc Campuchia đối lập./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Còn nhiều thách thức sau thắng lợi của bà Merkel
Còn nhiều thách thức sau thắng lợi của bà Merkel

VOV.VN - Chiến thắng áp đảo 41,5% tại cuộc tổng tuyển cử Đức ngày 22/9 đã mở ra nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 3 cho bà Angela Merkel.

Còn nhiều thách thức sau thắng lợi của bà Merkel

Còn nhiều thách thức sau thắng lợi của bà Merkel

VOV.VN - Chiến thắng áp đảo 41,5% tại cuộc tổng tuyển cử Đức ngày 22/9 đã mở ra nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 3 cho bà Angela Merkel.

Đại Hội đồng LHQ bàn vấn đề Syria
Đại Hội đồng LHQ bàn vấn đề Syria

VOV.VN -Thế giới hiện vẫn “loay hoay” đi tìm lời giải cho cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm qua ở Syria.

Đại Hội đồng LHQ bàn vấn đề Syria

Đại Hội đồng LHQ bàn vấn đề Syria

VOV.VN -Thế giới hiện vẫn “loay hoay” đi tìm lời giải cho cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm qua ở Syria.

Dấu hiệu ‘tan băng’ trong quan hệ Iran-Mỹ
Dấu hiệu ‘tan băng’ trong quan hệ Iran-Mỹ

VOV.VN - Bài phát biểu của Tổng thống Iran giữa diễn đàn Liên Hợp Quốc đã nhận được nhiều sự tán đồng từ cộng đồng thế giới.

Dấu hiệu ‘tan băng’ trong quan hệ Iran-Mỹ

Dấu hiệu ‘tan băng’ trong quan hệ Iran-Mỹ

VOV.VN - Bài phát biểu của Tổng thống Iran giữa diễn đàn Liên Hợp Quốc đã nhận được nhiều sự tán đồng từ cộng đồng thế giới.

Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười
Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười

VOV.VN - Tổng Mỹ Barak Obama và Tổng thống Iran Hassan Rowhani trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của 2 nước đối thoại sau hơn 3 thập kỉ.

Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười

Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười

VOV.VN - Tổng Mỹ Barak Obama và Tổng thống Iran Hassan Rowhani trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của 2 nước đối thoại sau hơn 3 thập kỉ.

Thế giới 7 ngày: Trung Quốc phán quyết vụ Bạc Hy Lai
Thế giới 7 ngày: Trung Quốc phán quyết vụ Bạc Hy Lai

VOV.VN -Bạc Hy Lai chịu án tù chung thân, Xả súng ở Học viện Hải quân Mỹ, Iran khẳng định quyền hạt nhân dân sự... là những sự kiện nóng

Thế giới 7 ngày: Trung Quốc phán quyết vụ Bạc Hy Lai

Thế giới 7 ngày: Trung Quốc phán quyết vụ Bạc Hy Lai

VOV.VN -Bạc Hy Lai chịu án tù chung thân, Xả súng ở Học viện Hải quân Mỹ, Iran khẳng định quyền hạt nhân dân sự... là những sự kiện nóng