Thế giới 7 ngày: Nhật Bản "sốc" trước video IS hành quyết con tin

VOV.VN -Tiếp sau video đe dọa giết 2 con tin người Nhật với món tiền đòi chuộc là 200 triệu USD, ngày 24/1 IS tung thêm 1 video nói rằng đã hành quyết một người

 Trong video clip do IS phát hành, nhà báo tự do Kenji Goto xuất hiện, mặc một bộ áo liền quần màu cam, tay cầm một bức ảnh. Nhà báo Goto nói, người trong bức ảnh là con tin người Nhật Yukawa đã bị IS hành quyết. 

1. Trong đoạn video đăng tải ngày 19/1, một phiến quân IS đã đe dọa sẽ giết chết hai con tin người Nhật nếu chúng không nhận được số tiền 200 triệu USD trong vòng 72 giờ sau đó. Đoạn video này có hình ảnh của một phiến quân IS mặc đồ đen đứng trên sa mạc cùng với hai người đàn ông mặc áo màu da cam đang quỳ gối ở bên cạnh. 

Sau khi vụ việc xảy ra,, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Shinzo Abe, các cơ quan liên quan đang tập trung toàn lực để đảm bảo tính mạng cho các con tin.  Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida yêu cầu các đối tác cung cấp thông tin về vụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo bắt cóc 2 công dân Nhật, đồng thời nhấn mạnh rằng, chính phủ Nhật Bản sẽ cố gắng hết sức để giải phóng các con tin trong thời gian sớm nhất.

>> Xem thêm: Tâm thư của một con tin Nhật trước khi đi vào vùng đất của IS

>> Xem thêm: Mẹ con tin Nhật Bản xin IS tha mạng con trai mình

Thủ tướng Nhật Bản phát biểu với phóng viên đêm 24/1 (Ảnh AP)

2. Trong khi những nỗ lực của Chính phủ chưa đạt kết quả, ngày 24/1, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã cho tung ra một đoạn video mới nhất. Trong đoạn video mới, nhà báo tự do Kenji Goto xuất hiện và mặc một bộ áo liền quần màu cam, trên tay cầm một bức ảnh. Nhà báo Goto nói, người trong bức ảnh là con tin người Nhật Yukawa đã bị IS hành quyết. 

Ngay trong đêm 24/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập khẩn họp Nội các bàn về cách giải quyết. Phát biểu với báo chí sau cuộc họp, Thủ tướng Abe gọi vụ giết người là một   hành động bạo lực không thể tha thứ, đồng thời yêu cầu những kẻ bắt cóc thả ngay con tin còn lại.

>> Xem thêm: Nhiều nghi vấn về video IS hành quyết con tin Nhật

>> Xem thêm: Người Nhật vẫn chưa thể tin công dân nước này bị hành quyết

 Tàu Tìm kiếm và Cứu hộ Crest Onyx chở đuôi máy bay AirAsia QZ8501 sau khi trục vớt lên từ đáy biển Pangkalan Bun, Trung Kalimantan 10/1/2015 (Ảnh Reuters)

3. Các đội cứu hộ của Indonesia ngày 25/1 tiếp tục nỗ lực nâng phần thân máy bay QZ 8501 của Hãng hàng không AirAsia song nỗ lực này đã thất bại. Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cho biết, khi phần thân máy bay đã được nâng lên đến mặt nước thì dây cáp bất ngờ bị đứt. Do đó, thân máy bay lại rơi xuống đáy biển.

Tuy nhiên, các thợ lặn đã phát hiện thêm một thi thể gần thân máy bay khi nó được nâng lên mặt nước, nâng tổng số thi thể tìm thấy cho đến thời điểm này là 70.

Trước đó, vào ngày 24/1, các nhân viên cứu hộ Indonesia cũng đã cố gắng nâng phần thân máy bay AirAsia lên. Song khi thân máy bay lên gần đến mặt nước thì dây cáp bị đứt nên thân máy bay lại bị chìm trở lại xuống đáy biển.

 Tổng thống Mỹ Barack Obama chắp tay chào theo cử chỉ truyền thống Ấn Độ, chào Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (giữa) Thủ tướng Narendra Modi trong nghi lễ đón tiếp tại Dinh tổng thống Ấn Độ ở New Delhi, Chủ Nhật 25/1/2015 (Ảnh AP)

4. Ngày 25/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến New Delhi bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ trong 3 ngày
Đây là chuyến thăm chưa từng có tiền lệ, khi Tổng thống Mỹ 2 lần đến thăm Ấn Độ khi còn đương chức.   Chuyến thăm cũng mở ra nhiều kỳ vọng cho cả 2 bên bởi nó đánh dấu sự hồi sinh của mối quan hệ song phương vốn “xoay như chong chóng” này.

Ông Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên được đón tiếp như thượng khách tại Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ, đánh dấu sự gần gũi ngày càng tăng giữa hai quốc gia. Tại  các cuộc tiếp xúc và hội đàm, Tổng thống Obama và Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ tập trung thảo luận 4 lĩnh vực chính: biến đổi khí hậu, hợp tác quốc phòng, hạt nhân dân sự và đối tác kinh tế.

Chuyến thăm Ấn Độ lần này của Tổng thống Mỹ được dư luận đánh giá rằng sẽ “biến những tiềm năng thành lợi ích cụ thể cho cả hai dân tộc".

>> Xem thêm: Ấn Độ siết chặt an ninh trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama

>> Xem thêm: Chuyến thăm của ông Obama tới Ấn Độ kỳ vọng điều gì?

 Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc Thông điệp liên bang 2015 tối 20/1 (Ảnh Wochit)
5. Đêm 20/1 (giờ Mỹ, tức sáng 21/1 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Barack Obama đọc  Thông điệp Liên bang thường niên. Trong Thông điệp năm nay Tổng thống Obama hối thúc nước Mỹ lật sang một trang sử mới sau nhiều năm khó khăn kinh tế, đối mặt với khủng bố và các cuộc chiến triền miên.

Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình, ông Obama phát biểu trước một quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát cả lưỡng viện. Ông Obama đề xuất mức thuế cao hơn đánh vào những người Mỹ giàu có nhất, và tiền thuế thu được sẽ dùng để chi trả cho các tín dụng thuế của tầng lớp trung lưu và cũng như làm cho việc học tại các trường cao đẳng cộng đồng là miễn phí.

Trong thông điệp của mình, ông Obama cũng nhấn mạnh tới quyết định của mình bình thường hóa quan hệ với Cuba và phát động chiến dịch quân sự chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Iraq và Syria.

>> Xem thêm: Tổng thống Mỹ: Phải có "cái đầu lạnh" trước những thách thức an ninh

 Nhân viên y tế vận chuyển một người đàn ông bị thương trên cáng tại một bệnh viện ở Mariupol, Ukraine, 24/1/2015 (Ảnh EFE)

6. Sáng thứ Bảy (24/1), một vụ tấn công bằng pháo binh vào vùng ngoại ô phía Đông thành phố Mariupol, Ukraine, khiến 15 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. 

Bộ Nội vụ Ukraine cáo buộc lực lượng đối lập phải chịu trách nhiệm: "Đòn tấn công bằng pháo binh xuất phát từ khoảng cách lớn, sử dụng hệ thống pháo dàn BM-21 Grad". Trong khi đó, lực lượng đối lập tại Đông Ukraine đã phủ nhận sự liên quan trong vụ bắn pháo này. Bộ Quốc phòng của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố rằng, cuộc tấn công vào Mariupol xuất phát từ phía khu dân cư Staryi Crưm hiện do quân Ukraine kiểm soát.

Cuộc khủng hoảng Ukraine tiếp tục leo thang và lâm vào thế bế tắc khi các bên không ngừng cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.

>> Xem thêm: Phe đối lập từ chối đàm phán với Kiev

>> Xem thêm: Sử dụng tên lửa Grad trong thành phố là tội ác chiến tranh

 Tân Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdul Aziz (ảnh giữa bên phải) và Thái tử Muqrin bin Abdulaziz al-Saud (ảnh giữa bên trái) nhậm chức ở Riyadh, Saudi Arabia, ngày 23/1/2015 (Ảnh EFE)

7. Quốc vương Saudi Arabia Abdullah bin Abdulaziz Al Saud đã qua đời vào 1h sáng 23/1 (5h sáng cùng ngày giờ Hà Nội) ở tuổi 90. Quốc vương Abdullah nhập viện từ cuối tháng 12/2014 do bị viêm phổi, ông được điều trị tại bệnh viện Hoàng gia Abdulaziz ở thủ đô Riyadh, kể từ khi nhập viện, ông liên tục phải thở ô xy cho đến lúc từ trần tại bệnh viện này.

Saudi Arabia cũng thông báo, người kế nhiệm sau Quốc vương Abdullah là Hoàng tử Salman, 79 tuổi. Hoàng tử đảm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng của Saudi Arabia từ năm 2002. Ông cũng là thống đốc của tỉnh Riyadh trong 5 thập kỷ trước đó.

Ngày 23/1, Saudi Arabia đã tổ chức lễ tang Quốc vương Abdullah. Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã đến thủ đô Riyadh để tham dự lễ tang của Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz.

>> Xem thêm: Quốc vương Saudi Arabia qua đời, giá dầu có biến?

 Lãnh đạo đảng cánh tả SYRIZA Alexis Tsipras bỏ lá phiếu của mình trước các phương tiện truyền thông trong cuộc bầu cử nghị viện, ở Athens, Hy Lạp, ngày 25/1/2015 (Ảnh EFE)

8. Người dân Hy Lạp ngày 25/1 bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử mà dự kiến quyền lực của chính phủ sẽ được trao cho Đảng cánh tả Syriza với chủ trương chống thắt lưng buộc bụng. 

Trước đó, chiến dịch vận động tranh cử đã kết thúc vào ngày 24/1 theo luật pháp Hy Lạp. Dựa trên các kết quả thăm dò ý kiến được công bố vào ngày 24/1, đảng Syriza cánh tả đang dẫn trước đảng Dân chủ mới bảo thủ của Thủ tướng Antonis Samaras.

Giới quan sát lo ngại, nếu cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/1 mang lại chiến thắng cho đảng Syriza thì nó sẽ cản trở những nỗ lực cải cách mà Chính phủ Hy Lạp đang tiến hành từ nhiều năm qua.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Ấn Độ đích thân đón Tổng thống Mỹ tại sân bay
Thủ tướng Ấn Độ đích thân đón Tổng thống Mỹ tại sân bay

Ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Ấn Độ hai lần.

Thủ tướng Ấn Độ đích thân đón Tổng thống Mỹ tại sân bay

Thủ tướng Ấn Độ đích thân đón Tổng thống Mỹ tại sân bay

Ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Ấn Độ hai lần.

Indonesia bắt đầu trục vớt phần thân chính của máy bay QZ8501
Indonesia bắt đầu trục vớt phần thân chính của máy bay QZ8501

VOV.VN - “Đội cứu hộ làm việc cả buổi sáng tìm cách nâng phần thân máy bay và chúng tôi hy vọng có thể “làm nổi” nó trong ngày 24/1”.

Indonesia bắt đầu trục vớt phần thân chính của máy bay QZ8501

Indonesia bắt đầu trục vớt phần thân chính của máy bay QZ8501

VOV.VN - “Đội cứu hộ làm việc cả buổi sáng tìm cách nâng phần thân máy bay và chúng tôi hy vọng có thể “làm nổi” nó trong ngày 24/1”.

Indonesia có thể dừng tìm kiếm thi thể hành khách vào ngày 27/1
Indonesia có thể dừng tìm kiếm thi thể hành khách vào ngày 27/1

VOV.VN - Các quan chức Indonesia hôm nay (23/1) cho biết, việc tìm kiếm các thi thể hành khách máy bay QZ8501 có thể kết thúc vào ngày 27/1 tới.

Indonesia có thể dừng tìm kiếm thi thể hành khách vào ngày 27/1

Indonesia có thể dừng tìm kiếm thi thể hành khách vào ngày 27/1

VOV.VN - Các quan chức Indonesia hôm nay (23/1) cho biết, việc tìm kiếm các thi thể hành khách máy bay QZ8501 có thể kết thúc vào ngày 27/1 tới.

Mỹ, Anh lên án vụ IS hành quyết con tin Nhật Bản
Mỹ, Anh lên án vụ IS hành quyết con tin Nhật Bản

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã cam kết sẽ giúp Nhật Bản xác minh đoạn video IS sát hại 1 công dân nước này.

Mỹ, Anh lên án vụ IS hành quyết con tin Nhật Bản

Mỹ, Anh lên án vụ IS hành quyết con tin Nhật Bản

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã cam kết sẽ giúp Nhật Bản xác minh đoạn video IS sát hại 1 công dân nước này.

Nhiều nghi vấn về video IS hành quyết con tin Nhật Bản
Nhiều nghi vấn về video IS hành quyết con tin Nhật Bản

VOV.VN - Dẫu ông Abe cho rằng độ tin cậy của thông tin do đoạn video cung cấp là có tính "xác thực cao" nhưng nhiều tờ báo lại nhận định "còn nhiều nghi vấn".

Nhiều nghi vấn về video IS hành quyết con tin Nhật Bản

Nhiều nghi vấn về video IS hành quyết con tin Nhật Bản

VOV.VN - Dẫu ông Abe cho rằng độ tin cậy của thông tin do đoạn video cung cấp là có tính "xác thực cao" nhưng nhiều tờ báo lại nhận định "còn nhiều nghi vấn".