Thế giới 7 ngày: Nước Mỹ xoay xở trước nguy cơ vỡ nợ

VOV.VN -Lưỡng viện Mỹ vẫn bế tắc về thỏa thuận trần nợ công, Thủ tướng Libya được tự do sau khi bị bắt, Ai Cập lại biểu tình...

Tổng thống Barack Obama gặp gỡ các chủ doanh nghiệp nhỏ, nói về việc đóng cửa chính phủ và trần nợ công ngày 11/10/2013, tại phòng Roosevelt của Nhà Trắng ở Washington (Ảnh AP)

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải tìm kiếm một thỏa thuận nâng trần nợ công dài hạn với các nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội, trong bối cảnh tình trạng chính phủ đóng cửa một phần đã gần 2 tuần và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận. 

Nguy cơ Mỹ lần đầu tiên bị vỡ nợ đang lớn dần khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã bác bỏ khả năng tổ chức bỏ phiếu tại cơ quan lập pháp này về một dự luật nhằm nâng trần nợ công nếu Tổng thống Barack Obama không nhượng bộ.

Trần nợ của Mỹ đã tồn tại gần một thế kỷ, có thể mô tả đó là số tiền tối đa mà Mỹ có thể vay một cách hợp pháp. Mỹ ban hành luật về giới hạn nợ từ năm 1917 và kể từ đó nó quy định số nợ quốc gia mà Bộ Tài chính có thể nêu ra. Tới ngày 25/9, Bộ Tài chính cho biết, nợ của chính phủ liên bang còn thiếu 25 tỷ là chạm mức trần 16.700 tỷ đô la Mỹ vào ngày 17/10 tới.

Julian Tangaere (bên trái), người đứng đầu nhóm chuyên gia của OPCW thực hiện nhiệm vụ giải trừ vũ khí hóa học ở Syria (Ảnh Reuters) 


Ủy ban Giải Nobel thế giới ngày 11/10 đã quyết định trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình 2013 cho Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) nhờ nỗ lực của tổ chức này trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học.

Tổng Giám đốc OPCW, ông Ahmet Uzumcu nói rằng nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình 2013 là một vinh dự và là động lực để tổ chức này tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực hòa bình cho Syria cũng như ngăn ngừa và loại bỏ vũ khí hóa học khỏi cộng đồng quốc tế.

Tổ chức OPCW đã cử một phái bộ gồm 60 chuyên gia và các nhân viên hỗ trợ tới Syria. Từ ngày 6/10 vừa qua, nhóm các chuyên gia trên đã bắt đầu quá trình thanh sát và tiêu hủy các đầu đạn tên lửa, bom và thiết bị trộn hóa chất trong chiến dịch giải trừ vũ khí hóa học của Syria.


Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Đức Der Spiegel ngày 7/10 tại Damascus (Ảnh Reuters)

Tổng thống Syria al-Assad ngày 5/10 cho biết sẵn sàng tham gia Hội nghị quốc tế về Syria Geneva 2 nhưng nhấn mạnh sẽ không đàm phán với “những kẻ khủng bố”.

Theo ông al- Assad, chính phủ Syria không có điều kiện gì ngoại trừ việc không đàm phán với những kẻ khủng bố. Những người này phải từ bỏ vũ khí và lên án những lời kêu gọi can thiệp từ bên ngoài. Một giải pháp cho Syria phải là do người dân nước này đưa ra.

Tổng thống Syria al-Assad khẳng định Syria tuân thủ thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học, nhưng cảnh báo, phe đối lập có thể ngăn cản công việc cuả các thanh sát viên. Ông cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các thanh sát viên Liên Hợp Quốc khi họ đến thị sát các địa điểm sản xuất và lưu giữ vũ khí hóa học vào tháng 11 tới.


Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân mới của Iran (Ảnh Reuters)

Iran và nhóm P5+1 (bao gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) bắt đầu các cuộc đàm phán tại Geneva vào ngày 15-16/10. Dư luận đang hi vọng cuộc đàm phán lần này là cơ hội để giúp Iran cải thiện mối quan hệ với phương Tây.

Trong cuộc họp diễn ra bên lề phiên họp lần thứ 68 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 4/10 Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nhấn mạnh Liên Hợp Quốc cần đóng vai trò quan trọng trong việc dàn xếp vấn đề hạt nhân Iran, đồng thời khẳng định, không nên cho phép bất kỳ động thái nào có thể phá vỡ tiến trình này.


Thủ tướng Lybia Ali Zeidan phát biểu tại cuộc họp báo ngày 10/10/2013 (Ảnh Reuters)

Hai kênh truyền hình tiếng Arab ngày 10/10 đưa tin Thủ tướng Libya Ali Zeidan bị các tay súng bắt cóc khi rời khỏi một khách sạn ở ngay thủ đô Tripoli. Thủ tướng Zeidan, người bị bắt cóc và trả tự do vài giờ sau đó tại một khách sạn ở thủ đô Tripoli khẳng định: “Kẻ bắt cóc chỉ muốn lật đổ chính phủ bằng bất kỳ biện pháp nào”.

Vụ bắt cóc diễn ra trong bối cảnh lực lượng đặc nhiệm Mỹ mới đây đã mở một cuộc đột kích bắt giữ Abu Anas al-Libi, đối tượng được cho là thủ lĩnh hàng đầu của al-Qaeda và là một trong những phần tử khủng bố bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy nã gắt gao nhất. Chính quyền Libya sau đó cáo buộc cuộc đột kích của Mỹ là "sự vi phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia" của nước này.


Những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi đã xuống đường hôm 11/10 ở Cairo, Ai Cập, kỷ niệm 100 ngày kể từ khi ông Morsi bị lật đổ (Ảnh AP)

Bất ổn tiếp tục bùng phát tại Ai Cập khi hôm 11/10, hàng nghìn người ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo tổ chức diễu hành tại các thành phố lớn của nước này để kỷ niệm 100 ngày cựu Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ. Tổ chức Anh em Hồi giáo phát đi thông điệp nhấn mạnh sẽ không tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào trừ phi Tổng thống Morsi được phục chức và hiến pháp 2012 được khôi phục.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 9/10 cho biết, nước này đã đình chỉ một phần gói viện trợ quân sự và tài chính hàng năm cho Ai Cập để phản đối cuộc trấn áp đẫm máu của chính quyền nước này nhằm vào những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi. 


Các nhà lãnh đạo APEC chụp ảnh lưu niệm tại Bali, Indonesia ngày 7/10 (Ảnh Reuters)

Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 đã nhóm họp 2 ngày 7-8/10 tại Bali, Indonesia. Trong hai ngày họp, Hội nghị tập trung vào các vấn đề tăng trưởng của khu vực, đặc biệt là việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương, nâng cao kết nối khu vực và quốc tế.

Các nhà lãnh đạo APEC nhất trí về các vấn đề lớn như đạt các mục tiêu Bogor năm 2020, thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương và xây dựng kết nối sâu rộng hơn trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập
Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập

VOV.VN - Chính phủ Mỹ hôm 10/10 quyết định ngừng một phần lớn viện trợ quân sự cho Ai Cập.

Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập

Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập

VOV.VN - Chính phủ Mỹ hôm 10/10 quyết định ngừng một phần lớn viện trợ quân sự cho Ai Cập.

LHQ chính thức phê chuẩn phái bộ giải trừ vũ khí Syria
LHQ chính thức phê chuẩn phái bộ giải trừ vũ khí Syria

VOV.VN-Từ ngày 6/10, các chuyên gia LHQ trên đã bắt đầu quá trình thanh sát và tiêu hủy các đầu đạn tên lửa, bom và thiết bị trộn hóa chất.

LHQ chính thức phê chuẩn phái bộ giải trừ vũ khí Syria

LHQ chính thức phê chuẩn phái bộ giải trừ vũ khí Syria

VOV.VN-Từ ngày 6/10, các chuyên gia LHQ trên đã bắt đầu quá trình thanh sát và tiêu hủy các đầu đạn tên lửa, bom và thiết bị trộn hóa chất.

Nước Mỹ trước ngưỡng vỡ nợ lịch sử
Nước Mỹ trước ngưỡng vỡ nợ lịch sử

VOV.VN - Nguy cơ Mỹ lần đầu tiên bị vỡ nợ đang lớn dần khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã bác bỏ khả năng tổ chức bỏ phiếu…

Nước Mỹ trước ngưỡng vỡ nợ lịch sử

Nước Mỹ trước ngưỡng vỡ nợ lịch sử

VOV.VN - Nguy cơ Mỹ lần đầu tiên bị vỡ nợ đang lớn dần khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã bác bỏ khả năng tổ chức bỏ phiếu…

Nobel Hòa bình 2013 -động lực thúc đẩy hòa bình thế giới
Nobel Hòa bình 2013 -động lực thúc đẩy hòa bình thế giới

VOV.VN - Giải năm nay dành cho Tổ chức Cấm phổ biến Vũ khí hóa học.

Nobel Hòa bình 2013 -động lực thúc đẩy hòa bình thế giới

Nobel Hòa bình 2013 -động lực thúc đẩy hòa bình thế giới

VOV.VN - Giải năm nay dành cho Tổ chức Cấm phổ biến Vũ khí hóa học.