Thế giới 7 ngày: Phản đối Trung Quốc bay và hạ cánh trên đảo nhân tạo

VOV.VN -Trước hành động Trung Quốc bay thử nghiệm và hạ cánh trên đảo nhân tạo, dư luận quốc tế lên tiếng phản đối và cho rằng, hành động này làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

1. Hôm 6/1/2016, Trung Quốc cho hai máy bay dân sự cỡ lớn hạ cánh xuống sân bay mà nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Trước hành động đó, dư luận quốc tế đã đồng loạt lên tiếng phản đối và cho rằng, hành động này làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

Hai máy bay Trung Quốc đã hạ cánh xuống đảo nhân tạo mới được bồi đắp phi pháp ở Biển Đông (Ảnh Tân Hoa xã/AP).

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 7/1 cảnh báo, việc máy bay Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay trên đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên Biển Đông là hành động làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố, nước này phản đối việc Trung Quốc tiến hành hoạt động bay thử nghiệm trên đường băngnói trên và bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc có thể thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond khẳng định, tự do hàng hải trên Biển Đông là “quyền không thể thương lượng”, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế và tránh bất kỳ điều gì làm gia tăng căng thẳng.
Theo Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida, đây là hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại khu vực, biến hoạt động cải tạo đất nhanh chóng và quy mô lớn tại những vùng biển tranh chấp thành "sự đã rồi".

Báo “Ngôi sao” (Stern) của Đức nhận định, với chuyến bay thử này, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng liên quan tới quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

2. Triều Tiên ngày 6/1 đã xác nhận thử nghiệm thành công bom khinh khí (còn gọi là bom Hydro hay bom H) khiến các nước đồng loạt phản ứng dữ dội.

Thông báo về vụ thử nghiệm này, Đài Truyền hình Triều Tiên nhấn mạnh: “Thành công của vụ thử bom H mang tính lịch sử này đã giúp Triều Tiên đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu công nghệ hạt nhân tiên tiến”.

Hàng trăm người dân Triều Tiên đổ ra đường vỗ tay vui mừng khi nghe thông báo nước này thử thành công bom nhiệt hạch (ảnh: AP).

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom khinh khí.
Hàn Quốc tuyên bố “cực lực lên án” vụ thử nghiệm này và cảnh báo Triều Tiên “phải trả giá” cho việc "phớt lờ" quan ngại của cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gọi đó là “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với Nhật Bản và là “thách thức nghiêm trọng” đối với nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned Price cho biết, Mỹ chưa thể xác nhận thông tin này của phía Triều Tiên, tuy nhiên ông Price cam kết Mỹ “sẽ có phản ứng thích hợp đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào của Mỹ”.
3. Theo New York Times, gần 6 tháng sau khi trốn thoát khỏi nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Mexico, trùm ma túy Joaquín Guzmán Loera, còn gọi là El Chapo, đã bị bắt lại.
Joaquin "El Chapo" Guzman bị còng tay và được hộ tống đến một máy bay trực thăng , do các binh sĩ thủy quân lục chiến Mexico thực hiện tại thành phố Mexico, Mexico (Ảnh AP).
Tổng chưởng lý Mỹ Loretta Lynch ca ngợi vụ bắt giữ như một "cú đánh” vào các băng đảng ma túy ở Mexico, và cho biết đây là lúc tên tội phạm khét tiếng sẽ phải trả lời cho tội ác của mình.

Hiện tên trùm này đang phải đối mặt với lệnh dẫn độ sang Mỹ để xét xử tội buôn bán cocaine xuyên biên giới và rửa tiền. Với cách vượt ngục táo bạo hồi tháng 7/2015, tên trùm này được mệnh danh là “Chúa tể của những địa đạo”.

Việc bắt giữ được trùm ma túy Guzmán là thắng lợi lớn giúp cứu vãn uy tín cho chính quyền tổng thống Peña Nieto sau một loạt những bê bối tham nhũng và an ninh mà vụ việc tồi tệ nhất chính là cuộc vượt ngục của trùm ma túy Guzmán.
4. Ngày 5/1 theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Obama đã chính thức công bố đề xuất quy định mới thắt chặt kiểm soát súng đạn, đồng thời kêu gọi nước Mỹ thức tỉnh trước tình trạng bạo lực súng đạn. 

Nhắc đến thảm kịch ở Newtown, khi 20 em học sinh tiểu học bị bắn chết cách đây 3 năm, Tổng thống Obama thậm chí đã không cầm được nước mắt.

Tổng thống Mỹ Barack Obama lau nước mắt khi nói về thảm kịch ở Newtown trong sự kiện công bố các biện pháp kiểm soát súng mới, tại Nhà Trắng ở Washington, ngày 5/1/2016 (Ảnh Reuters).
Ông chủ Nhà Trắng cũng cảnh cáo những phe phái vận động ủng hộ quyền tự do sử dụng súng đạn không nên tìm cách ngăn cản các quyết định của Quốc hội. Ông Obama nhấn mạnh, “mặc dù hiện họ có thể kiểm soát Quốc hội, song họ không thể nắm giữ sinh mệnh của người dân Mỹ”.
Dư luận Mỹ có những ý kiến trái chiều về những quy định thắt chặt kiểm soát súng, bởi việc sở hữu súng là quyền được quy định rõ trong hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh các vụ xả súng xảy ra ngày càng nhiều khiến hàng nghìn người thiệt mạng, nhiều người bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của Tổng thống Obama.
5. Ngày 2/1, Bộ Nội vụ Saudi Arabia thông báo vừa tử hình 47 người vì tội khủng bố trong đó đặc biệt có giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite Nimr al-Nimr. Quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia đã trở nên cẳng thẳng. 


Hai nước đã triệu đại diện ngoại giao của nhau để phản đối xung quanh vụ việc này. Các nước có phần đông người Hồi giáo theo dòng Shiite trong khu vực, cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã lên tiếng phản đối vụ xử tử này.

Một người phụ nữ Iran giơ cao một poster có hình ảnh giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr, người đã bị Saudi Arabia xử tử (Ảnh AP).

Saudi Arabia tuyên bố cắt đứt quan hệ với Iran, còn Iran thì tuyên bố, Saudi Arabia sẽ phải trả giá vì vụ xử tử giáo sỹ al-Nimr cùng hơn 40 chức sắc tôn giáo khác. Những tranh cãi này đã đưa mối quan hệ hai nước xuống thấp nhất trong lịch sử thiết lập quan hệ ngoại giao.

Theo nhận định của giới phân tích, sự phân cực sâu sắc giữa người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite đã có từ lâu đời và mâu thuẫn giữa Iran và Saudi Arabia có thể là “giọt nước làm tràn ly” đẩy Trung Đông vào vòng xoáy hỗn loạn. 

6. Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 8/1 tuyên bố ủng hộ sửa đổi luật theo hướng đơn giản hóa việc cho hồi hương những người tị nạn phạm tội. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, bà muốn giảm lượng người nhập cư vào Liên minh châu Âu EU, song vẫn muốn duy trì các đường biên giới mở trong nội khối.

Các tuyên bố của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh Cảnh sát Đức đang điều tra liệu những vụ tấn công tình dục ở Cologne đêm Giao thừa có liên quan gì đến các băng nhóm tội phạm hay không.

Một người biểu tình Đức giơ cao biểu ngữ "Không bạo lực đối với phụ nữ" trong một cuộc biểu tình sau các cuộc tấn công tình dục vào đêm giao thừa ở Cologne, Đức, ngày 9/1/2016 (Ảnh EFE).

Đêm giao thừa bước sang Năm mới 2016, khoảng 1.000 gã đàn ông đã tụ tập bên ngoài nhà ga tàu điện ở Cologne, chúng chia thành nhiều nhóm nhỏ bao vây những phụ nữ đi một mình để quấy rối tình dục và trộm cắp đồ đạc của họ.

Khoảng 90 phụ nữ sau đó đã làm đơn kiện vì bị quấy rối tình dục và cướp bóc trong đêm Giao thừa.

Từ một quốc gia chủ trương “mở rộng vòng tay” đối với người tị nạn vào châu Âu, Đức đã bắt đầu thay đổi quan điểm trước làn sóng bạo lực ngày càng tăng ở Đức.

7. Một năm sau vụ khủng bố Hồi giáo kinh hoàng, tờ biếm họa Charlie Hebdo giờ dư dả tiền bạc và nổi tiếng hơn rất nhiều. Nhưng tờ báo cũng hứng chịu sự chia rẽ nhiều hơn, từ trong nội bộ đến ra ngoài dư luận.

Một biểu ngữ với những bàn tay lên trang bì tờ báo châm biếm Charlie Hebdo, một năm sau cuộc tấn công vào tòa soạn báo tại Paris, Pháp (Ảnh AP).

Về mặt báo chí, Charlie Hebdo đang ở ngã ba đường. Tờ báo tiếp tục gây ra quá nhiều tranh cãi và chỉ trích vì đường lối biếm họa của mình. Trong một năm qua, Charlie Hebdo đã bị công kích ở khắp nơi, từ Nga vì châm biếm chiếc máy bay Ngabị khủng bố ở Ai Cập khiến hơn 200 người tử nạn, từ Vatican, từ các nước Arab và đặc biệt là từ dư luận khắp thế giới khi biếm họa cậu bé tị nạn Aylan người Syria chết đuối trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ.

8. Ngày 7/1/2016, Campuchia long trọng tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 37 ngày chiến thắng lịch sử 7/1/1979 lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, đem lại sự hồi sinh và phát triển của đất nước Campuchia. 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen nêu rõ, chiến thắng 7/1/1979 với sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot tàn bạo, khép lại trang sử thời kỳ đen tối nhất và mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn
Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn

VOV.VN - Theo giới phân tích, căng thẳng Iran - Saudi Arabia khó có khả năng leo thang thành bạo lực nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình Trung Đông.

Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn

Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn

VOV.VN - Theo giới phân tích, căng thẳng Iran - Saudi Arabia khó có khả năng leo thang thành bạo lực nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình Trung Đông.

IS có thể sẽ tăng cường tấn công khủng bố phương Tây trong năm 2016
IS có thể sẽ tăng cường tấn công khủng bố phương Tây trong năm 2016

VOV.VN - IS muốn tiến hành các vụ tấn công khủng bố nhằm đe dọa những kẻ thù chính của chúng ở phương Tây và Nga.

IS có thể sẽ tăng cường tấn công khủng bố phương Tây trong năm 2016

IS có thể sẽ tăng cường tấn công khủng bố phương Tây trong năm 2016

VOV.VN - IS muốn tiến hành các vụ tấn công khủng bố nhằm đe dọa những kẻ thù chính của chúng ở phương Tây và Nga.

Vụ xử tử Giáo sĩ al-Nimr: Iran- Saudi Arabia lời qua tiếng lại
Vụ xử tử Giáo sĩ al-Nimr: Iran- Saudi Arabia lời qua tiếng lại

VOV.VN- Saudi Arabia ngày 3/1 đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi 2 bên tranh cãi gay gắt về vụ Giáo sĩ Nimr al-Nimr bị xử tử.

Vụ xử tử Giáo sĩ al-Nimr: Iran- Saudi Arabia lời qua tiếng lại

Vụ xử tử Giáo sĩ al-Nimr: Iran- Saudi Arabia lời qua tiếng lại

VOV.VN- Saudi Arabia ngày 3/1 đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi 2 bên tranh cãi gay gắt về vụ Giáo sĩ Nimr al-Nimr bị xử tử.

Charlie Hebdo sau 1 năm bị khủng bố: “Thuốc độc” của tiền bạc
Charlie Hebdo sau 1 năm bị khủng bố: “Thuốc độc” của tiền bạc

VOV.VN - Tạp chí biếm họa Charlie Hebdo giàu và nổi tiếng lên sau vụ khủng bố hồi tháng 1/2015 nhưng cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ...

Charlie Hebdo sau 1 năm bị khủng bố: “Thuốc độc” của tiền bạc

Charlie Hebdo sau 1 năm bị khủng bố: “Thuốc độc” của tiền bạc

VOV.VN - Tạp chí biếm họa Charlie Hebdo giàu và nổi tiếng lên sau vụ khủng bố hồi tháng 1/2015 nhưng cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ...

Mỹ liệu có thành công trong việc kiểm soát súng đạn?
Mỹ liệu có thành công trong việc kiểm soát súng đạn?

VOV.VN - Theo giới phân tích, kế hoạch thắt chặt kiểm soát súng đạn của ông Obama chỉ là “giải thích rõ hơn” những gì mà pháp luật Mỹ đã quy định.  

Mỹ liệu có thành công trong việc kiểm soát súng đạn?

Mỹ liệu có thành công trong việc kiểm soát súng đạn?

VOV.VN - Theo giới phân tích, kế hoạch thắt chặt kiểm soát súng đạn của ông Obama chỉ là “giải thích rõ hơn” những gì mà pháp luật Mỹ đã quy định.  

Khủng bố Charlie Hebdo - khúc dạo đầu của một năm bi thương nước Pháp
Khủng bố Charlie Hebdo - khúc dạo đầu của một năm bi thương nước Pháp

VOV.VN - Charlie Hebdo và Bataclan mở đầu và kết thúc một năm bi thương của Pháp trước bè lũ khủng bố. Tinh thần và truyền thống Pháp cũng bộc lộ ở đây.

Khủng bố Charlie Hebdo - khúc dạo đầu của một năm bi thương nước Pháp

Khủng bố Charlie Hebdo - khúc dạo đầu của một năm bi thương nước Pháp

VOV.VN - Charlie Hebdo và Bataclan mở đầu và kết thúc một năm bi thương của Pháp trước bè lũ khủng bố. Tinh thần và truyền thống Pháp cũng bộc lộ ở đây.