Đảm bảo 4 "hài hòa" trong chỉ đạo điều hành để tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu, trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: Lãi suất và tỉ giá; Tăng trưởng và lạm phát; Giữa cung và cầu; Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối nay (4/7), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, từ đầu năm đến nay, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm...

Bộ trưởng Trần Văn Sơn nêu rõ: Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần. Tăng trưởng phục hồi: GDP quý II tăng 4,14%, cao hơn mức tăng của quý I (3,32%), tính chung 6 tháng tăng 3,72%. Thị trường tiền tệ, tỉ giá cơ bản ổn định; lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022), lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm (giảm 1%).

Xuất nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại: Tính chung 6 tháng xuất siêu 12,25 tỷ USD. Thu chi ngân sách nhà nước bảo đảm tiến độ, thu đủ chi: Thu ngân sách 6 tháng 876 nghìn tỷ đồng, đạt 54% dự toán năm. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu phục hồi tốt,; Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục tăng, quý II cao hơn quý I. 

Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đạt 216 nghìn tỷ đồng, bằng 30,49% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (27,75%) và số tuyệt đối cao hơn khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Vốn FDI thực hiện đạt 10,2 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cũng chỉ rõ không ít tồn tại, khó khăn, thách thức phải đối mặt, cần xử lý. Trong đó nổi lên là: Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm thấp hơn kịch bản đề ra (3,72%), trong đó 4 địa phương tăng trưởng âm; Lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn chịu nhiều sức ép; Điều hành chính sách tiền tệ trong nước khó khăn trong bối cảnh chính sách tiền tệ của Mỹ, EU và nhiều nước khác tiếp tục thắt chặt và khó dự báo; Doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa;...

Trong thời gian tới, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nhấn mạnh, cần ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm đời sống nhân dân. Trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: Lãi suất và tỉ giá; Tăng trưởng và lạm phát; Cung và cầu; Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đồng thời, yheo dõi sát và nắm chắt tình hình bên trong và bên ngoài.

10 nhóm nhiệm vụ giải pháp

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung quyết liệt:

(1) Nắm chắc tình hình, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để chủ động ứng phó, giải quyết kịp thời, hiệu quả (trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo, đề xuất ngay với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ).

(2) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt lưu ý không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiêu cực và xử lý nghiêm các vi phạm.

(3) Thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng: Đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Trong đó lưu ý cần đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia đi qua các địa phương; Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, tích cực giải quyết cung cấp vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án đường cao tốc.

(4) Tập trung tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng sản xuất kinh doanh trì trệ, khôi phục và tìm kiếm thị trường, đơn hàng mới; yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương phải chủ động rà soát, có biện pháp, hành động cụ thể để hỗ trợ DN, nhà đầu tư một cách kịp thời, thiết thực, hiệu quả.

(5) Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

(6) Chú trọng bảo đảm ASXH, việc làm và đời sống Nhân dân (lưu ý vấn đề tăng lương và kiểm soát giá).

(7) Thúc đẩy các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

(8) Tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

(9) Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề quan trọng, cấp bách hoặc mới phát sinh:

  - Đẩy mạnh và hoàn thành dứt điểm công tác quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương, sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

  - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

  - Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII; xây dựng hệ thống truyền tải điện; trong đó có chuỗi dự án điện khí Ô Môn, đường dây 500 kV từ miền Trung ra miền Bắc.

  - Bảo đảm đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của Nhân dân.

  - Xử lý tình trạng mất cân đối cung cầu lao động tại một số địa phương; chủ động phương án hỗ trợ người lao động.

  - Tổ chức tốt tuyển sinh đại học, cao đẳng; đấu thầu in sách giáo khoa theo cơ chế thị trường; xử lý dứt điểm vấn đề thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế công lập.

  - Tập trung giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu kiện, thực hiện tốt công tác tiếp công dân và tiếp nhận, phản hồi  ý kiến, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, chú trọng phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm…

  - Làm tốt công tác thông tin truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội; cương quyết đấu tranh với các thông tin xuyên tạc, xấu, độc, vu khống...

(10) Chuẩn bị kỹ, phục vụ tốt các cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhất là Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội vào cuối năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng SXKD trì trệ
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng SXKD trì trệ

VOV.VN - Thủ tướng nêu rõ: Tập trung tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng SXKD trì trệ, khôi phục và tìm kiếm thị trường, đơn hàng mới (phấn đấu chỉ số PMI sớm tăng lên trên 50 điểm).

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng SXKD trì trệ

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng SXKD trì trệ

VOV.VN - Thủ tướng nêu rõ: Tập trung tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng SXKD trì trệ, khôi phục và tìm kiếm thị trường, đơn hàng mới (phấn đấu chỉ số PMI sớm tăng lên trên 50 điểm).