Thoả thuận của EU về người tị nạn có ý nghĩa chính trị hơn thực chất

VOV.VN - Thoả thuận mà lãnh đạo các nước EU đạt được tại Brussels tạm tháo được ngòi nổ của những cuộc khủng hoảng ở châu Âu nhưng vẫn đặt ra rất nhiều vấn đề.

Sau hơn 9 giờ đàm phán căng thẳng xuyên đêm, các nước thành viên Liên minh châu Âu đã đạt được một thoả thuận về xử lý vấn đề tị nạn vào lúc 4h30 sáng 29/6 theo giờ địa phương tại Brussels, Bỉ.

Nội dung đáng chú ý nhất của thoả thuận này là việc các nước châu Âu đồng ý sẽ thiết lập cùng lúc các trạm tiếp nhận người tị nạn ở cả bên ngoài biên giới châu Âu lẫn các “trung tâm tiếp nhận khép kín” trên đất châu Âu.

Các nước EU đạt được một thoả thuận về xử lý vấn đề tị nạn vào lúc 4h30 sáng 29/6 theo giờ địa phương tại Brussels. Ảnh: Al Jazeera

Các trung tâm này sẽ có nhiệm vụ sàng lọc người tị nạn, theo đó chỉ những người tị nạn chiến tranh, trốn tránh xung đột mới được xử lý hồ sơ còn các dạng tị nạn kinh tế sẽ bị gạt bỏ và bị trả lại ngay lập tức các nước xuất phát.

Đây được xem là một điểm đột phá so với các biện pháp trước kia bởi việc lập ra các điểm tiếp nhận này, hay còn được gọi là các “hot-spot” trước đây vốn bị nhiều nước phản đối.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mặc dù đồng ý về mặt nguyên tắc việc lập các trạm tiếp nhận ở ngoài lãnh thổ Liên minh châu Âu và các trung tâm khép kín trên đất châu Âu, nhưng cụ thể là sẽ đặt ở đâu thì vẫn chưa có câu trả lời.

Hiện tại, các nước Bắc Phi như Algeria, Tunisia, Ma Rốc hay Albania ở Nam Âu đã công khai tuyên bố không ủng hộ việc đặt các trạm này trên lãnh thổ của mình, trong khi việc đặt tại Libya lại quá rủi ro do quốc gia này vẫn đang trong tình trạng bất ổn chính trị nghiêm trọng.

Tương tự, kế hoạch lập các trung tâm khép kín trên đất châu Âu cũng được kèm theo điều kiện “tự nguyện”, tức không có điều khoản bắt buộc một nước thành viên EU phải gánh trách nhiệm. Chính vì yếu tố “tự nguyện” này nên cả Pháp, Italy hay Tây Ban Nha đều ngỏ ý từ chối việc xây dựng các trung tâm này trên lãnh thổ nước mình.

Chính vì thế, mặc dù coi việc đạt được thoả thuận là “một tín hiệu tích cực” nhưng Thủ tướng Đức, Angela Merkel cũng nhận định rằng vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng mà các nước châu Âu cần phải giải quyết.

“Về tổng thể, sau một cuộc đàm phán cực kỳ căng thẳng trong chủ đề thách thức nhất với Liên minh châu Âu là tị nạn, việc đạt được thoả thuận này là một tín hiệu tốt. Chúng tôi đã đồng ý trong 5 biện pháp nhưng vẫn còn 2 biện pháp chưa thể thống nhất để có thể xây dựng được một hệ thống quản lý tị nạn chung cho toàn châu Âu. Tôi lạc quan cho rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác tốt với nhau nhưng quả thực còn rất nhiều bất đồng cần phải giải quyết để nối các quan điểm khác biệt lại với nhau”, bà Merkel nói.

Giới quan sát chính trị tại châu Âu cho rằng, hai vấn đề vẫn gây bất đồng mà Thủ tướng Đức, Angela Merkel đề cập tới, đó là việc quản lý dòng tị nạn thứ cấp, tức là dòng người tị nạn sau khi đã đặt chân đến châu Âu lại tiếp tục đổ dồn về một số nước khác.

Đây chính là vấn đề lớn nhất mà nước Đức của bà Merkel phải đối phó và là nguyên nhân khiến đảng CSU trong chính phủ liên minh tại Đức đe doạ xoá bỏ liên minh nếu bà Angela Merkel không chặn được dòng tị nạn thứ cấp này.

Cuối cùng, bất đồng lớn nhất vẫn tồn tại giữa các nước châu Âu là việc sửa đổi hoặc thậm chí huỷ bỏ “quy định Dublin” về việc người tị nạn đặt chân đến nước nào đầu tiên thì nước đó phải có trách nhiệm. Đây là quy định khiến chính phủ Italy liên tiếp đe doạ bác bỏ mọi thoả thuận của châu Âu nếu không thay đổi.

Tuy nhiên, trong thoả thuận tị nạn mà châu Âu vừa đạt được, “quy định Dublin” vẫn chưa được sửa đổi và các nước châu Âu chỉ kết luận là sẽ tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi và việc thay đổi cần phải nhận được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.

Việc chính phủ Italy không phủ quyết kết luận này được cho là do các đàm phán trao đổi lợi ích với Đức nhằm cứu cho bà Angela Merkel khỏi nguy cơ bị đổ vỡ chính phủ liên minh tại Đức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính sách nhập cư có vấn đề, trại lính Mỹ thành nhà cho trẻ tị nạn
Chính sách nhập cư có vấn đề, trại lính Mỹ thành nhà cho trẻ tị nạn

VOV.VN - Chính sách nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến nhiều trại lính của nước này có thể trở thành cơ sở tiếp nhận tới 20.000 trẻ tị nạn.

Chính sách nhập cư có vấn đề, trại lính Mỹ thành nhà cho trẻ tị nạn

Chính sách nhập cư có vấn đề, trại lính Mỹ thành nhà cho trẻ tị nạn

VOV.VN - Chính sách nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến nhiều trại lính của nước này có thể trở thành cơ sở tiếp nhận tới 20.000 trẻ tị nạn.

Châu Âu họp khẩn cấp về cuộc khủng hoảng người tị nạn
Châu Âu họp khẩn cấp về cuộc khủng hoảng người tị nạn

VOV.VN - Hội nghị khẩn cấp Liên minh Châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ về vấn đề khủng hoảng tị nạn nhằm tìm ra giải pháp cho những người xin tị nạn.

Châu Âu họp khẩn cấp về cuộc khủng hoảng người tị nạn

Châu Âu họp khẩn cấp về cuộc khủng hoảng người tị nạn

VOV.VN - Hội nghị khẩn cấp Liên minh Châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ về vấn đề khủng hoảng tị nạn nhằm tìm ra giải pháp cho những người xin tị nạn.

Khủng hoảng tị nạn đe dọa sự ổn định chính trường Đức
Khủng hoảng tị nạn đe dọa sự ổn định chính trường Đức

VOV.VN - Đức là một ví dụ điển hình về tình trạng căng thẳng chính trị nội bộ do cuộc khủng hoảng tị nạn gây ra.

Khủng hoảng tị nạn đe dọa sự ổn định chính trường Đức

Khủng hoảng tị nạn đe dọa sự ổn định chính trường Đức

VOV.VN - Đức là một ví dụ điển hình về tình trạng căng thẳng chính trị nội bộ do cuộc khủng hoảng tị nạn gây ra.

Mâu thuẫn giữa các nước EU trong việc tiếp nhận người tị nạn
Mâu thuẫn giữa các nước EU trong việc tiếp nhận người tị nạn

VOV.VN - Những quan điểm trái chiều của các nước đang khiến việc xử lý vấn đề người di cư trong khối Liên minh châu Âu (EU) trở nên bế tắc.

Mâu thuẫn giữa các nước EU trong việc tiếp nhận người tị nạn

Mâu thuẫn giữa các nước EU trong việc tiếp nhận người tị nạn

VOV.VN - Những quan điểm trái chiều của các nước đang khiến việc xử lý vấn đề người di cư trong khối Liên minh châu Âu (EU) trở nên bế tắc.

Châu Âu triệu tập họp khẩn về vấn đề tị nạn
Châu Âu triệu tập họp khẩn về vấn đề tị nạn

VOV.VN - Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jean-Claude Juncker sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày 24/6 tới để tìm giải pháp cụ thể cho vấn đề người tị nạn.

Châu Âu triệu tập họp khẩn về vấn đề tị nạn

Châu Âu triệu tập họp khẩn về vấn đề tị nạn

VOV.VN - Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jean-Claude Juncker sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày 24/6 tới để tìm giải pháp cụ thể cho vấn đề người tị nạn.