Thỏa thuận hạt nhân Iran cận kề kịch bản “đổ vỡ”

VOV.VN - Thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước bờ vực sụp đổ sau khi Anh, Pháp, Đức cáo buộc Iran vi phạm cam kết và kích hoạt “cơ chế giải quyết tranh chấp”.

Tuyên bố “không còn lựa chọn nào khác”, 3 nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân Iran, gồm Anh, Pháp và Đức, hôm 14/1 đã cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản cam kết, đồng thời kích hoạt “cơ chế giải quyết tranh chấp” – bước đi có thể khiến Liên Hợp Quốc tái áp đặt trừng phạt Iran và khiến Thỏa thuận từng được coi là “lịch sử” này đổ vỡ hoàn toàn. Hiện đã có phản ứng của các bên liên quan.

Ủy viên EU về năng lượng và khí hậu Miguel Arias Canete (phải) và ông Ali Akbar Salehi, người đứng đầu Tổ chức năng lượng nguyên tử của Iran bắt tay nhau sau một hội nghị chung ở Brussels, Bỉ ngày 26/11/2018. Ảnh: Reuters.

Hôm qua, trong thông báo chung, Ngoại trưởng 3 nước Anh, Pháp và Đức khẳng định, Iran đã không ngừng điều chỉnh các cam kết nêu trong thỏa thuận và vi phạm các giới hạn quan trọng trong chương trình hạt nhân kể từ hồi tháng 5/2019. Do đó, các quốc gia này “không còn lựa chọn nào khác” và phải kích hoạt “cơ chế giải quyết tranh chấp”. Tuy nhiên, ba quốc gia này khẳng định, họ vẫn tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận, đồng thời bày tỏ quyết tâm làm việc với tất cả các bên còn lại để bảo vệ thỏa thuận này.

Ngoại trưởng 3 nước cho biết, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông hiện nay, việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng hạt nhân mở rộng lại càng quan trọng hơn. 3 nước châu Âu  khẳng định sẽ không tham gia chiến dịch tăng cường áp lực tối đa với Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bày tỏ hy vọng sẽ đưa Iran trở lại tuân thủ đầy đủ các cam kết trong thỏa thuận.

Cùng ngày, phát biểu sau thông báo chung của 3 quốc gia châu Âu, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell kêu gọi tất cả các bên bảo vệ thỏa thuận đã ký. Ông Borrell, người sẽ giám sát cơ chế giải quyết tranh chấp, khẳng định, quy trình này nhằm cứu vãn thỏa thuận dù việc kích hoạt cơ chế có thể sẽ dẫn tới việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran. Vị quan chức EU cho biết, quy trình này đòi hỏi nỗ lực không ngừng và thiện chí từ tất cả các bên. Với tư cách điều phối viên, ông hy vọng tất cả các bên tham gia thỏa thuận sẽ tiếp cận cách giải quyết này trên tinh thần xây dựng.

Trong 1 phản ứng trước tiên, Iran đã lên tiếng cảnh báo Anh, Pháp và Đức về hậu quả của quyết định kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm vào Tehran theo thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015. Bộ Ngoại giao Iran cho biết, nếu châu Âu muốn lạm dụng quy trình này, thì họ cũng cần được chuẩn bị để chấp nhận hậu quả. Iran bác bỏ quyết định của các quốc gia châu Âu kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân và gọi đây là hành động "tiêu cực".

Tuy nhiên, Iran cũng khẳng định sẵn sàng xem xét mọi nỗ lực mang tính xây dựng để bảo vệ thỏa thuận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi khẳng định, quốc gia này vẫn như trước đây, hoàn toàn sẵn sàng ủng hộ mọi hành động thiện chí và nỗ lực mang tính xây dựng để bảo vệ thỏa thuận quốc tế quan trọng này.

Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua đã lần đầu tiên lên tiếng kêu gọi thay thế thỏa thuận này bằng 1 thỏa thuận mới theo các đề xuất của Mỹ. Trả lời phỏng vấn hãng tin BBC, Thủ tướng Anh cho biết:

“Quan điểm của tôi giống với những người bạn Mỹ, là bằng cách này hay cách khác, chúng tôi phải ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất hiện nay là những quy định trong Thỏa thuận hạt nhân. Nhưng nếu chúng ta cùng đồng ý loại bỏ nó, chúng ta cần 1 thỏa thuận thay thế”.

Vị Thủ tướng Anh khẳng định, Tổng thống Mỹ Donald Trump là 1 nhà đàm phán tài ba và ông ấy sẽ cho ra 1 thỏa thuận mới “tuyệt vời”.

Trong khi, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng kêu gọi các nước phương Tây tái áp đặt trừng phạt lập tức lên Iran sau những vi phạm của nước này đối với thỏa thuận hạt nhân: “Chúng tôi biết chính xác những gì đang xảy ra với chương trình hạt nhân Iran. Iran nghĩ rằng họ có thể có được vũ khí hạt nhân. Tôi xin nhắc lại, Israel sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Tôi cũng yêu cầu tất cả các nước phương Tây áp đặt cơ chế xử phạt tự động của Liên Hợp Quốc lên Iran”.

Thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), có điều khoản cho phép một bên tuyên bố trước một ủy ban chung rằng một bên khác vi phạm thỏa thuận một cách nghiêm trọng. Nếu vấn đề không được giải quyết ở cấp ủy ban chung thì sẽ tiếp tục được đưa tới một ban cố vấn trước khi cuối cùng được đưa tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một liên minh Á-Âu dần hình thành sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA
Một liên minh Á-Âu dần hình thành sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA

VOV.VN - Việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran (JCPOA) tạo ra nhiều xáo trộn.

Một liên minh Á-Âu dần hình thành sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA

Một liên minh Á-Âu dần hình thành sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA

VOV.VN - Việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran (JCPOA) tạo ra nhiều xáo trộn.

Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố JCPOA là một “sai lầm”
Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố JCPOA là một “sai lầm”

VOV.VN - Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei tuyên bố quyết định ủng hộ Kế hoạch Hành động chung Toàn diện 2015 (JCPOA) là một "sai lầm".

Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố JCPOA là một “sai lầm”

Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố JCPOA là một “sai lầm”

VOV.VN - Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei tuyên bố quyết định ủng hộ Kế hoạch Hành động chung Toàn diện 2015 (JCPOA) là một "sai lầm".

Trump chê JCPOA “thiếu sót”, kêu gọi thỏa thuận mới với Iran
Trump chê JCPOA “thiếu sót”, kêu gọi thỏa thuận mới với Iran

VOV.VN - Tổng thống Trump cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 là "vô cùng thiếu sót" đồng thời kêu gọi các bên còn lại tham gia vào một thỏa thuận mới.

Trump chê JCPOA “thiếu sót”, kêu gọi thỏa thuận mới với Iran

Trump chê JCPOA “thiếu sót”, kêu gọi thỏa thuận mới với Iran

VOV.VN - Tổng thống Trump cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 là "vô cùng thiếu sót" đồng thời kêu gọi các bên còn lại tham gia vào một thỏa thuận mới.