Thomas Friedman: 7 năm của Trung Quốc và Mỹ, mỗi nước một lối đi

VOV.VN - Trung Quốc và Mỹ đã trải qua quãng thời gian 7 năm với những khác biệt rõ ràng trong đường lối phát triển.

Bình luận viên nổi tiếng của tờ New York Times Thomas Friedman, vừa có bài viết với tựa đề “The Seven Years of China and the United States" ( tạm dịch “7 năm của Trung Quốc và Mỹ”) nhìn nhận về những điểm khác biệt giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong khoảng thời gian này. Dưới đây là nội dung bài viết này:

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty.

Khi tôi ngồi trên chiếc ghế tại một sân vận động ở Trung Quốc và thưởng thức những màn trình diễn kỳ diệu của hàng nghìn vũ công, các tay trống, ca sĩ và các nghệ sĩ xiếc trên đôi cà kheo, tôi không thể không hồi tưởng lại 7 năm qua. Trung Quốc và Mỹ đã trải qua quãng thời gian này với những khác biệt:

Trung Quốc đã bận rộn với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác nhau và chúng ta [Mỹ-ND] bận rộn đối phó với Al-Qaeda (những phần tử khủng bố); họ đã xây dựng sân vận động, tàu điện ngầm, sân bay, đường sá và công viên tốt hơn trong khi chúng ta đang nghiên cứu thiết kế máy dò kim loại, xe quân sự Hummer và máy bay không người lái tốt hơn...

Sự khác biệt đã bắt đầu rõ nét. Bạn có thể so sánh sây bay LaGuardia cũ kỹ, bẩn thỉu ở New York và sân bay quốc tế có thiết kế tuyệt đẹp ở Thượng Hải. Khi bạn lái xe đến Manhattan, bạn sẽ nhận thấy cơ sở hạ xuống cấp thế nào trên đường đi. Bạn hãy thử trải nghiệm tàu điện maglev chạy trên nệm từ trường (sử dụng lực đẩy điện trường thay cho bánh sắt và đường ray thông thường) với tốc độ hơn 350km/h. Bạn đến Thượng Hải. Và bạn sẽ buộc phải tự hỏi mình: Ai mới là người đang sống ở thế giới thứ 3?

Tôi nghĩ: Là một quốc gia hiện đại, Trung Quốc đã chấp nhận các khái niệm chính về chủ quyền quốc gia và nhân quyền hiện đại. Tuy nhiên, có những đặc tính khác nhau của nền văn minh Trung Quốc làm cho nó trở nên độc đáo. Một trong những đặc điểm của mô hình phát triển Trung Quốc là: lợi thế của quy mô lớn + đổi mới + số dân khổng lồ đã ảnh hưởng tới Trung quốc và thế giới. Rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Trung quốc đều có chung khẩu hiệu: Nếu có thể đạt được thành công đầu tiên ở Trung quốc, sẽ có thể dẫn đầu thị trường thế giới.

Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, xu hướng này bắt đầu mở rộng ra trên ngày càng nhiều lĩnh vực như du lịch, hàng không, phim ảnh, truyền hình, thể thao, giáo dục, năng lượng mới, các mô hình hiện đại hóa và đường sắt cao tốc.

Một số người trong chúng ta ghen tị với cuộc sống ở các nước nhỏ, quy mô dân số nhỏ nhưng trên thực tế đó lại chính là những khó khăn của họ. Những nước nhỏ không thể chịu được “bão” trong khi các nước lớn có thể đối mặt với sóng gió và có khả năng phục hồi lớn hơn.

Chile là 1 quốc gia tương đối phát triển. Tuy nhiên, trận động đất kinh hoàng năm 2010 đã làm GDP nước này suy giảm đáng kể, bóp nghẹt toàn bộ nền kinh tế của nước này trong 2 năm. Ngay cả khi Trung Quốc phải đương đầu với thảm họa tự nhiên có quy mô lớn tương tự (như trận động đất ở Tứ Xuyên) thì nền kinh tế của nước này hầu như không bị ảnh hưởng.

Đối với hầu hết các nước, nâng cấp công nghiệp thường có nghĩa là di tản ngành công nghiệp ra nước ngoài nhưng với Trung Quốc, họ có thể thực hiện việc chuyển giao công nghiệp quy mô lớn ngay trong nước, điều này giúp kéo dài vòng đời sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.

Văn hóa – Sự va chạm của văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây trong 30 năm qua không khiến hầu hết người dân Trung Quốc mất niềm tin về văn hóa.

Ngày nay, người Trung Quốc vẫn đón nhận tư tưởng của Khổng Tử, của Lão Tử, thư pháp, trà đạo, thư pháp, thư họa, Đông y... tất cả đều phản ánh sự hồi sinh của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Văn hóa ẩm thực, y học cổ truyền và văn hóa giải trí có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc cũng rất khác biệt so với các nền văn hóa khác. Các hàng quán đường phố ở bất kỳ đâu trên đất nước Trung Quốc đều có thể nấu từ 30-40 món ăn trong khi tại đại đa số các nhà hàng ở Mỹ, chúng ta chỉ có bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên với khoảng 3-4 món ăn ngon. Các nhà hàng ở châu Âu có nhiều món ăn hơn nhưng hiếm khi vượt quá con số 7-8 món.

Một số trong chúng ta hay quan ngại rằng người Trung Quốc thiếu xúc cảm tôn giáo. Trên thực thế, bất kỳ ai có hiểu biết về lịch sử thế giới đều biết rằng các cuộc xung đột tôn giáo trong lịch sử loại người đã dẫn đến vô số cuộc chiến tranh. Các cuộc xung đột giữa các giáo phái của Kitô giáo và giữa Kitô giáo với Hồi giáo đã có lịch sử hàng nghìn năm, dẫn đến những bi kịch của con người, trong đó vô số sinh mạng bị sát hại dã man. Do đó, người dân của chúng tôi không phải tin vào tôn giáo.

Kinh tế: nền kinh tế truyền thống Trung Quốc, nói đúng ra, không phải là nền “kinh tế thị trường”, mà là nền “kinh tế nhân văn".

Trong lịch sử của Trung Quốc, nếu một Chính phủ không phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế của người dân thì họ sẽ không thể xử lý thảm họa. Nó sẽ mất đi sự ủng hộ của người dân và cuối cùng sẽ bị người dân lật đổ.

Đảng chính trị hiện nay ở Trung quốc là sự tiếp nối truyền thống thống trị thống nhất của đạo Khổng, thay vì mô hình của phương Tây, theo đó các đảng phái, đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau, cạnh tranh nhau. Rất nhiều người phương Tây chỉ trích mô hình thể chế của Trung Quốc và chỉ chấp nhận tính chính đáng của một thể chế được tạo lập từ sự cạnh tranh. Có lẽ đó là một khái niệm chính trị nông cạn.

Có lần tôi gặp một học giả người Mỹ - người đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chế độ Trung Quốc. Tôi hỏi ông ấy tại sao trước tiên không đặt câu hỏi về tính hợp pháp ở chính đất nước mình: Bạn lấy đất của người khác thông qua chế độ thuộc địa, nhập cư, tiêu diệt người da đỏ bản địa và thành lập nước Mỹ ngày nay... Tôi đề nghị ông ấy giải thích cho tôi tính hợp pháp của một đất nước như vậy nằm ở đâu? Cuối cùng, ông ấy chỉ có thể nói với tôi rằng đây là kết quả của lịch sử.

Liệu chúng ta thể được quyền nghi ngờ nguồn gốc chính đáng của các thể chế phương Tây bằng cách sử dụng khái niệm "chọn người tài" của Trung Quốc hay không?

Dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush (Bush “con”), kinh tế Mỹ đã suy sụp trong 8 năm và sa lầy trong cuộc chiến ở Iraq. Cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng mà nền kinh tế số một thế giới đã hứng chịu năm 2008 dưới thời Bush “con” cũng là một ví dụ nữa.

Đặc điểm quan trọng nhất của tính hợp pháp trong lịch sử của Trung Quốc chính là "truyền thống chính trị lựa chọn người có tài và có năng lực để cai trị đất nước với sự ủng hộ của người dân".

Trong văn hóa chính trị Trung Quốc, khái niệm "mỗi lần 1 cuộc chiến", "cương với 1 bên, được mọi bên hậu thuẫn" là thứ mà các nền văn hóa khác không làm được. Tôi từng thảo luận về mô hình Trung Quốc với các học giả Ấn Độ, họ nói với tôi rằng, nhìn bề ngoài, Trung Quốc rất tập trung, nhưng mọi cuộc cải cách ở Trung Quốc thực tế lại mang rất nhiều yếu tố địa phương. Họ [trung ương và địa phương – ND] cạnh tranh và bổ trợ cho nhau, và vì vậy hệ thống của họ năng động hơn của Ấn độ.

Trung Quốc đã nghiên cứu phương Tây và thiết lập một hệ thống Chính phủ hiện đại, mạnh mẽ. Đồng thời họ có nguồn lực chính trị và văn hóa độc đáo của riêng họ. Sự kết hợp hai yêu tố này giúp họ có thể dễ dàng vượt qua được chủ nghĩa dân túy, thiển cận và cứng nhắc đang gây khó khăn cho nền dân chủ phương Tây hiện nay.

Nhiều người ở phương Tây cho rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận mô hình chính trị kiểu phương Tây khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, ngày nay, có thể thấy rằng tầng lớp trung lưu Trung Quốc dường như coi trọng sự ổn định chính trị của Trung Quốc hơn bất kỳ tầng lớp nào khác trong xã hội. Họ hiểu rằng “dân chủ hóa” theo kiểu phương Tây đã mang lại sự hỗn loạn cho nhiều quốc gia như thế nào. Họ cũng hiểu tài sản mà họ khó khăn kiếm được chính là lợi ích mà hơn 30 năm ổn định chính trị ở Trung Quốc mang lại.

Nói một cách thẳng thắn, những gì Trung Quốc đã chứng minh ngày hôm nay chắc chắn không phải là một định nghĩa đơn giản của khái niệm “cấp tiến” và “lạc hậu”, “dân chủ”, “chuyên quyền”, “nhân quyền ở mức cao” hay “thiếu nhân quyền”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căng thẳng Mỹ-Trung sau vụ công dân Canada đã bị bắt tại Trung Quốc
Căng thẳng Mỹ-Trung sau vụ công dân Canada đã bị bắt tại Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại trước thông tin nói rằng, một công dân Canada đã bị bắt giữ tại Trung Quốc.

Căng thẳng Mỹ-Trung sau vụ công dân Canada đã bị bắt tại Trung Quốc

Căng thẳng Mỹ-Trung sau vụ công dân Canada đã bị bắt tại Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại trước thông tin nói rằng, một công dân Canada đã bị bắt giữ tại Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 2018: Đình chiến chưa phải là kết thúc
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 2018: Đình chiến chưa phải là kết thúc

VOV.VN - Bất chấp thỏa thuận đình chiến, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục áp thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán giữa 2 nước thất bại.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 2018: Đình chiến chưa phải là kết thúc

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 2018: Đình chiến chưa phải là kết thúc

VOV.VN - Bất chấp thỏa thuận đình chiến, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục áp thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán giữa 2 nước thất bại.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có những tiến triển tích cực
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có những tiến triển tích cực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá việc đám phán thương mại đang có những tiến triển, nhận thức chung.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có những tiến triển tích cực

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có những tiến triển tích cực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá việc đám phán thương mại đang có những tiến triển, nhận thức chung.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế

VOV.VN - Một số chỉ tiêu kinh tế chính của Trung Quốc như: Kim ngạch xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, bán lẻ tiêu dùng đã giảm tốc trong tháng 11/2018...

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế

VOV.VN - Một số chỉ tiêu kinh tế chính của Trung Quốc như: Kim ngạch xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, bán lẻ tiêu dùng đã giảm tốc trong tháng 11/2018...

Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân
Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân

VOV.VN -Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục chỉ trích chính phủ Canada về việc bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu.

Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân

Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân

VOV.VN -Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục chỉ trích chính phủ Canada về việc bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu.