Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

VOV.VN - Không những không giảm nhiệt, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu suy thoái.

Hôm qua (26/8), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông có thể tuyên bố cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuyên bố mới nhất của ông Donald Trump một lần nữa cho thấy mức độ căng thẳng của cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Không những không giảm nhiệt, cuộc chiến này ngày càng leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu suy thoái.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu suy thoái. Ảnh: Reuters

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp Thủ tướng Anh Boris Johnson bên lề Hội nghị G7 diễn ra tại thị trấn ven biển Biarritz, Pháp, Tổng thống Donald Trump cho rằng, theo nhiều cách thì đây chính là tình thế khẩn cấp:

"Tôi có thể tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia, tôi nghĩ khi họ [Trung Quốc] ăn cắp các tài sản trí tuệ trị giá từ 300 đến 500 tỷ USD mỗi năm và khi chúng tôi bị thiệt hại gần 1.000 tỷ USD Mỹ mỗi năm, từ nhiều năm nay đều như vậy. Thực ra, hiện tại các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp. Họ muốn 1 thỏa thuận nhiều hơn chúng tôi và nước Mỹ đang thu được rất nhiều tiền từ thuế quan. Trước đây chúng tôi chưa bao giờ nhận được gì từ Trung Quốc, kể cả là 10 cent, vì thế hãy chờ xem điều gì diễn ra".

Trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ cũng bác bỏ lo ngại rằng các nhà lãnh đạo G7 cũng như các đồng minh khác của Mỹ sẽ gây sức ép buộc ông phải chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Donald Trump cho biết, tối qua (25/8), phía Trung Quốc đã liên lạc với giới chức thương mại Mỹ, trong đó bày tỏ mong muốn quay lại bàn đàm phán. Theo Tổng thống Mỹ, thông tin này có ý nghĩa tích cực đối với thế giới và ông hoan nghênh mong muốn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về một thỏa thuận và giảm căng thẳng giữa hai bên. Theo Tổng thống Donald Trump, cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ "sớm bắt đầu" và diễn ra nghiêm túc. Ông Donald Trump bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh phía Trung Quốc không muốn đánh mất chuỗi cung ứng của nước này.

Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này sẵn sàng có các bước đi nhằm bảo vệ lợi ích của nước này nếu Mỹ triển khai các mức thuế mới. Bộ này nhấn mạnh phản đối việc Mỹ ban hành mức thuế mới, đồng thời cho rằng vấn đề của hai nước cần được giải quyết thông quan đối thoại. Phía Trung Quốc cùng bày tỏ hy vọng Mỹ có động thái hợp lý.

Những động thái của hai bên diễn ra khi hôm 23/8, ông Donald Trump tuyên bố tăng thuế quan bổ sung lên 30% từ 25% đang áp dụng đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/10. Ngoài ra, thuế quan áp lên lô 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng lên mức 15%, từ 10% như kế hoạch ban đầu. Một nửa của chương trình áp thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9, số còn lại thực hiện từ ngày 15/12.

Việc tăng thuế là cách ông Donald Trump đáp trả quyết định mà Trung Quốc đưa ra cùng ngày (23/8), áp thuế lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ, bao gồm những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước này như đậu tương, thịt lợn, bông và dầu thô. Động thái của Trung Quốc được đánh giá rõ ràng nhằm vào lực lượng ủng hộ chính trị của ông Donald Trump là các nhà máy và nông trại ở vùng Trung Tây và phía Nam nước Mỹ.

Liên quan đến cuộc chiến thương mại Trung Mỹ, hôm nay, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã "bơm" thêm 150 tỷ Nhân dân tệ (21 tỷ 250 triệu USD Mỹ) cho các thể chế tài chính của nước này thông qua công cụ cho vay trung hạn (MLF) trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang bị suy giảm do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hiện tỷ giá trung tâm của đồng Nhân dân tệ với đồng USD Mỹ được Ngân hàng trung ương Trung Quốc điều chỉnh lên 7,0570 Nhân dân tệ đổi 1 USD Mỹ. Theo đó các ngân hàng được phép điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức tăng hoặc giảm 2% quanh tỷ giá trung tâm này. Trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á, đồng Nhân dân tệ được giao dịch ở mức 7,14 Nhân dân tệ đổi được 1 USD Mỹ, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2008./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương chiến Mỹ-Trung: khoảng lặng trước cơn bão lớn
Thương chiến Mỹ-Trung: khoảng lặng trước cơn bão lớn

VOV.VN -Trong danh sách các mặt hàng của Trung Quốc được Mỹ đưa khỏi tầm ngắm tăng thuế 10% có đồ nội thất gồm ghế gỗ, ghế khung kim loại và đồ nhựa.

Thương chiến Mỹ-Trung: khoảng lặng trước cơn bão lớn

Thương chiến Mỹ-Trung: khoảng lặng trước cơn bão lớn

VOV.VN -Trong danh sách các mặt hàng của Trung Quốc được Mỹ đưa khỏi tầm ngắm tăng thuế 10% có đồ nội thất gồm ghế gỗ, ghế khung kim loại và đồ nhựa.

Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G7: Từ Amazon tới thương chiến Mỹ-Trung
Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G7: Từ Amazon tới thương chiến Mỹ-Trung

VOV.VN - Pháp mong đợi Thượng đỉnh G7 sẽ là cơ hội để xốc lại chủ nghĩa đa phương, kiểm soát tiến trình toàn cầu hóa và khẳng định vai trò dẫn dắt của G7.

Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G7: Từ Amazon tới thương chiến Mỹ-Trung

Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G7: Từ Amazon tới thương chiến Mỹ-Trung

VOV.VN - Pháp mong đợi Thượng đỉnh G7 sẽ là cơ hội để xốc lại chủ nghĩa đa phương, kiểm soát tiến trình toàn cầu hóa và khẳng định vai trò dẫn dắt của G7.

Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu
Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, các bước đi "ăn miếng trả miếng" của Mỹ và Trung Quốc là một "cú giáng mạnh" đối với nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu

Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, các bước đi "ăn miếng trả miếng" của Mỹ và Trung Quốc là một "cú giáng mạnh" đối với nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài, cả 2 sẽ cùng thua
Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài, cả 2 sẽ cùng thua

VOV.VN - Một nền kinh tế suy yếu đồng nghĩa với việc có ít doanh thu thuế để chi cho các chương trình nội địa thiết yếu hay duy trì sức mạnh quân sự của Mỹ.

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài, cả 2 sẽ cùng thua

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài, cả 2 sẽ cùng thua

VOV.VN - Một nền kinh tế suy yếu đồng nghĩa với việc có ít doanh thu thuế để chi cho các chương trình nội địa thiết yếu hay duy trì sức mạnh quân sự của Mỹ.

Tung đòn “ngàn cân” đáp trả lẫn nhau, Mỹ - Trung được gì và mất gì?
Tung đòn “ngàn cân” đáp trả lẫn nhau, Mỹ - Trung được gì và mất gì?

VOV.VN - Những màn đáp trả thuế quan của Mỹ và Trung Quốc đang khiến căng thẳng hai nước "nóng" lên và đe dọa đến sự ổn định của kinh tế toàn cầu

Tung đòn “ngàn cân” đáp trả lẫn nhau, Mỹ - Trung được gì và mất gì?

Tung đòn “ngàn cân” đáp trả lẫn nhau, Mỹ - Trung được gì và mất gì?

VOV.VN - Những màn đáp trả thuế quan của Mỹ và Trung Quốc đang khiến căng thẳng hai nước "nóng" lên và đe dọa đến sự ổn định của kinh tế toàn cầu

Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu
Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu

VOV.VN -Thương chiến càng kéo dài sẽ càng làm ảm đạm thêm bối cảnh kinh tế toàn cầu. Nó khiến bất ổn mới chồng chất lên những bất ổn hiện hữu

Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu

Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu

VOV.VN -Thương chiến càng kéo dài sẽ càng làm ảm đạm thêm bối cảnh kinh tế toàn cầu. Nó khiến bất ổn mới chồng chất lên những bất ổn hiện hữu