Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh này, các lãnh đạo NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

Hôm nay (11/7), hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc tại Litva. Tại hội nghị kéo dài hai ngày này, dự kiến, các nhà lãnh đạo của NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ tư của NATO kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh lần này là thời điểm các lãnh đạo của NATO phải đưa ra các quyết định quan trọng, như quy chế mà liên minh quân sự này sẽ trao cho Ukraine, và việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên. Với những bất đồng hiện nay trong nội bộ khối, liệu hội nghị thượng đỉnh NATO lần này sẽ tìm được tiếng nói thống nhất để đưa ra các quyết định quan trọng?

Nội dung chính của ngày khai mạc thượng đỉnh NATO

Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra trong hai ngày 11/7 và 12/7 tại thủ đô Vilnius của Litva được đánh giá là một trong những hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất trong lịch sử của liên minh quân sự này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, bởi nhiều lý do. Thứ nhất, đây là Hội nghị thượng đỉnh thứ 4 của NATO kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát nhưng là hội nghị đầu tiên mà NATO có sự góp mặt của thành viên thứ 31 là Phần Lan, hệ quả trực tiếp đầu tiên của xung đột Nga - Ukraine đối với cấu trúc an ninh tại châu Âu, bởi Phần Lan vốn duy trì chính sách trung lập suốt nhiều thập kỷ nhưng đã ngay lập tức thay đổi chính sách để xin gia nhập NATO sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra. Tính chất quan trọng lịch sử khác của Thượng đỉnh NATO lần này đó là việc trong 2 ngày họp tại Litva, các lãnh đạo cao cấp nhất của Liên minh quân sự lớn nhất thế giới sẽ phải đưa ra hướng giải quyết cho các câu hỏi cực kỳ hóc búa khác: có sớm kết nạp Ukraine làm thành viên NATO trong thời điểm nước này vẫn đang có xung đột với Nga hay không? Có kịp kết nạp Thụy Điển làm thành viên thứ 32 ngay tại Thượng đỉnh hay không?

Và ngoài các vấn đề trực tiếp liên quan đến Ukraine hay Thụy Điển, các lãnh đạo NATO cũng sẽ dành một thời lượng đáng kể để thảo luận về tương lai chiến lược của khối quân sự này, cụ thể là các tham vọng ngày càng thể hiện công khai hơn của NATO, dưới sức ép từ chính quyền Mỹ, về việc tiến sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tìm cách kiềm chế và bao vây các đối thủ địa chính trị khác, tức vượt qua phạm vi địa lý quy ước của khối này là châu Âu-Đại Tây Dương. Việc lãnh đạo các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia hay New Zealand dự Thượng đỉnh NATO là dấu hiệu không thể chối bỏ về các tham vọng Đông tiến xa hơn nữa của NATO. Vì thế, hội nghị thượng đỉnh NATO lần này sẽ có những tác động sâu rộng đến không chỉ an ninh ở châu Âu - Đại Tây Dương mà còn đến nhiều khu vực khác trên thế giới.  

Cách tiếp cận đối với vấn đề Ukraine và kết nạp Thụy Điển

Về việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên thứ 32 của NATO, trong đêm 10/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan đã thông tin cho biết Thổ Nhĩ Kỳ không còn phản đối Thụy Điển và sẽ khuyến nghị Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sớm phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Đây là kết quả của những nỗ lực ngoại giao dồn dập vào phút cuối từ phía Mỹ, Thụy Điển cũng như cá nhân Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg.

Thực ra, đây không phải là kết cục bất ngờ bởi tất cả đều hiểu rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cản Thụy Điển suốt 1 năm qua chỉ là một chiến thuật nhằm buộc Thụy Điển, Mỹ hay châu Âu nhượng bộ, đáp ứng một số đòi hỏi về chính trị, quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ còn về lâu dài sớm hay muộn Thụy Điển cũng sẽ gia nhập NATO. Thực tế thì để đổi lại việc bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu châu Âu nối lại các đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu hay yêu cầu Mỹ khởi động lại thương vụ bán máy bay F-16, F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề Ukraine phức tạp hơn rất nhiều. Trước khi Thượng đỉnh NATO diễn ra, nội bộ NATO đang có hai quan điểm chủ đạo. Quan điểm đầu tiên đến từ các nước Đông Âu, Trung Âu, Baltic và Pháp cho rằng NATO cần phải sớm mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự, hoặc ít nhất phải đưa ra một cơ chế đảm bảo an ninh toàn diện cho Ukraine ngay tại Thượng đỉnh này, một dạng cơ chế như Mỹ trao cho Israel. Quan điểm thứ hai, với đại diện là Mỹ và Đức, thì thận trọng hơn khi cho rằng đây chưa phải là thời điểm NATO kết nạp Ukraine làm thành viên. Như Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu ngay trước khi lên máy bay đến châu Âu, “Ukraine hiện nay chưa sẵn sàng gia nhập NATO”. Một lí do khác, đó là nếu kết nạp Ukraine làm thành viên NATO vào thời điểm này thì về lý thuyết NATO sẽ lập tức rơi vào tình trạng chiến tranh với Nga, do điều 5 của Hiệp ước về phòng thủ tập thể sẽ phải được kích hoạt, trong khi đây lại là kịch bản mà các lãnh đạo NATO tìm mọi cách ngăn chặn từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.

Dù quan điểm của Mỹ-Đức hiện là thiểu số nhưng do vai trò lãnh đạo của Mỹ áp đảo trong NATO nên sẽ rất khó có khả năng Ukraine nhận được lời mời gia nhập NATO ngay tại Thượng đỉnh này. Phía chính quyền Ukraine cũng hiểu rõ tình thế hiện nay nên Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky đầu tuần này tuyên bố Ukraine cần có được một lộ trình rõ ràng, cụ thể, và chân thành về triển vọng gia nhập NATO. Nói cách khác, là Ukraine hiểu rằng nước này chưa thể gia nhập NATO chừng nào xung đột với Nga chưa chấm dứt nên hiện tại chỉ mong muốn được biết đến khi nào thì có thể được chấp nhận vào liên minh, với các điều kiện ra sao, và các đảm bảo an ninh kéo dài đến lúc nào?

Stoltenberg sẽ điều chỉnh chính sách ra sao để xây dựng sự đồng thuận

Việc ông Jens Stoltenberg được gia hạn thêm 1 năm nhiệm kỳ Tổng thư ký NATO là một tình thế tương đối miễn cưỡng đối với cả hai. Đây đã là lần thứ 4 ông Jens Stoltenberg được gia hạn nhiệm kỳ trên cương vị này và hồi tháng 02/2023, ông Jens Stoltenberg đã tuyên bố sẽ không ra tái cử. Việc phải ở lại thêm 1 năm sẽ buộc ông Stoltenberg trì hoãn các kế hoạch về việc tiếp nhận một vị trí lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực kinh tế ở quê nhà, vốn là lĩnh vực thế mạnh xuất thân của ông. Tuy nhiên, đối với NATO thì đây là một quyết định hợp lý bởi việc giữ lại một lãnh đạo có kinh nghiệm và được nhiều quốc gia thành viên ủng hộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với NATO trong bối cảnh bất ổn an ninh nghiêm trọng hiện nay tại châu Âu, buộc NATO phải đối mặt với các thách thức lớn chưa từng có trong 3 thập kỷ qua.

Đối với NATO cũng như cá nhân ông Jens Stoltenberg, nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới vẫn là giữ vững được một mặt trận thống nhất trong nội bộ NATO trong việc xử lý xung đột Ukraine. Tại Vilnius, thách thức là dung hoà được các quan điểm khác nhau giữa các nước về việc kết nạp Ukraine còn về lâu dài hơn, đó là phải duy trì được sự ủng hộ về quân sự-chính trị ở quy mô lớn cho Ukraine, khi viễn cảnh về việc xung đột Nga-Ukraine có thể kéo dài nhiều năm ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Xa hơn nữa, ông Jens Stoltenberg cũng sẽ phải cân bằng được khác biệt giữa các nước NATO về việc mở rộng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của NATO sang châu Á, cụ thể là việc Pháp phản đối các ý định của Mỹ về mở Văn phòng liên lạc của NATO tại Tokyo. 

Tất cả những nhiệm vụ trên đều hết sức nặng nề với ông Jens Stoltenberg và thực sự thì Tổng thư ký NATO cũng không có quyền lực chính trị đáng kể nào để điều chỉnh chính sách của NATO. Vai trò quyết định trong NATO nằm ở chính quyền Mỹ và ông Jens Stoltenberg đôi khi chỉ là người thực thi các quyết sách cho người khác đưa ra. Ngoài ra, thời gian 1 năm cũng là quá ít để có thể hy vọng Tổng thư ký NATO tạo được các thay đổi đáng kể nào.

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt, tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Litva lần này, các nhà lãnh đạo NATO dự kiến ​​sẽ ký kết các kế hoạch phòng thủ và răn đe mới nhằm định hình phản ứng của các đồng minh trước các cuộc tấn công tiềm tàng. Các quyết định đưa ra hội nghị này cũng sẽ định hình mối quan hệ giữa NATO và Ukraine trong tương lai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO
Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO

VOV.VN - Trong thông cáo mới đây, Tổng thống Ba Lan Andrzej cho biết, với mức chi tiêu quốc phòng năm nay của Ba Lan là 3,9% GDP, dẫn đầu trong NATO.

Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO

Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO

VOV.VN - Trong thông cáo mới đây, Tổng thống Ba Lan Andrzej cho biết, với mức chi tiêu quốc phòng năm nay của Ba Lan là 3,9% GDP, dẫn đầu trong NATO.

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?
Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

VOV.VN - Dù xung đột ở Ukraine chưa có hồi kết, thách thức đảm bảo an ninh cho Kiev chỉ mới bắt đầu.

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

VOV.VN - Dù xung đột ở Ukraine chưa có hồi kết, thách thức đảm bảo an ninh cho Kiev chỉ mới bắt đầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận để Thụy Điển gia nhập NATO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận để Thụy Điển gia nhập NATO

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 10/7 cho biết, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên quốc hội xem xét.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận để Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận để Thụy Điển gia nhập NATO

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 10/7 cho biết, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên quốc hội xem xét.

Ý đồ Ukraine sử dụng đạn bom chùm để phá vỡ phòng tuyến Nga
Ý đồ Ukraine sử dụng đạn bom chùm để phá vỡ phòng tuyến Nga

VOV.VN - Ukraine đang khát khao sở hữu đạn bom chùm với hy vọng phá vỡ được phòng tuyến kiên cố của Nga. Tuy nhiên, thứ vũ khí nguy hiểm này có thể không giúp được nhiều cho Ukraine xoay chuyển tình thế chiến trường.

Ý đồ Ukraine sử dụng đạn bom chùm để phá vỡ phòng tuyến Nga

Ý đồ Ukraine sử dụng đạn bom chùm để phá vỡ phòng tuyến Nga

VOV.VN - Ukraine đang khát khao sở hữu đạn bom chùm với hy vọng phá vỡ được phòng tuyến kiên cố của Nga. Tuy nhiên, thứ vũ khí nguy hiểm này có thể không giúp được nhiều cho Ukraine xoay chuyển tình thế chiến trường.

Mọi điều cần biết về bom chùm nguy hiểm Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine
Mọi điều cần biết về bom chùm nguy hiểm Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Bom chùm, đạn chùm là thứ vũ khí rất nguy hiểm, đặc biệt đối với dân thường kể cả sau chiến tranh. Thế nhưng Mỹ vừa rồi xác nhận sẽ gửi bom đạn chùm cho Ukraine. Dưới đây là những điều chính cần biết về loại vũ khí này.

Mọi điều cần biết về bom chùm nguy hiểm Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine

Mọi điều cần biết về bom chùm nguy hiểm Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Bom chùm, đạn chùm là thứ vũ khí rất nguy hiểm, đặc biệt đối với dân thường kể cả sau chiến tranh. Thế nhưng Mỹ vừa rồi xác nhận sẽ gửi bom đạn chùm cho Ukraine. Dưới đây là những điều chính cần biết về loại vũ khí này.

Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh kiểu Israel cho Ukraine
Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh kiểu Israel cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Biden hôm 7/7 nói với CNN rằng Mỹ sẵn lòng đề nghị cung cấp cho Ukraine sự bảo đảm an ninh mà hiện nay Mỹ đang dành cho Israel.

Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh kiểu Israel cho Ukraine

Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh kiểu Israel cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Biden hôm 7/7 nói với CNN rằng Mỹ sẵn lòng đề nghị cung cấp cho Ukraine sự bảo đảm an ninh mà hiện nay Mỹ đang dành cho Israel.

Vũ khí tự chế Ukraine: Bó các khẩu súng AK lại để bắn UAV Nga
Vũ khí tự chế Ukraine: Bó các khẩu súng AK lại để bắn UAV Nga

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang tiếp diễn và chứng kiến nhiều “sáng tạo” trên chiến trường. Mới đây trên mạng đã xuất hiện các video về một vũ khí tự chế dùng để chống UAV cảm tử. Vũ khí này gồm 6 khẩu súng trường AK bó lại.

Vũ khí tự chế Ukraine: Bó các khẩu súng AK lại để bắn UAV Nga

Vũ khí tự chế Ukraine: Bó các khẩu súng AK lại để bắn UAV Nga

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang tiếp diễn và chứng kiến nhiều “sáng tạo” trên chiến trường. Mới đây trên mạng đã xuất hiện các video về một vũ khí tự chế dùng để chống UAV cảm tử. Vũ khí này gồm 6 khẩu súng trường AK bó lại.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/7
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/7

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 10/7/2023.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/7

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/7

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 10/7/2023.