Tình thế của Nga và Ukraine thay đổi khi viện trợ phương Tây đến tay Kiev

VOV.VN - Nga khó đạt được thành quả đáng kể về lãnh thổ ở Ukraine trong những tháng tới bởi các lực lượng của nước này đang chật vật để xuyên thủng phòng tuyến của Kiev, hiện đang được tăng cường bởi đạn pháo từ phương Tây, các quan chức Mỹ nhận định.

Tình thế của Nga và Ukraine thay đổi

Trong suốt mùa xuân và đầu mùa hè, quân đội Nga đã cố gắng chiếm lãnh thổ bên ngoài thành phố Kharkov và nối lại cuộc tấn công vào phía Đông Ukraine để chiếm được Avdiivka.

Theo New York Times, các vấn đề của Nga cho thấy sự thay đổi đáng kể về đà tiến công trong cuộc xung đột, vốn có lợi cho Moscow trong những tháng gần đây. Các cuộc tiến công của Nga đã chậm lại do những phòng tuyến được củng cố vững chắc của Ukraine.

Những tháng phía trước sẽ không dễ dàng cho Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo NATO tập trung ở Washington tuần này nhân kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh có thể sẽ tuyên bố rằng, những nỗ lực của họ nhằm tăng cường năng lực cho Kiev đang phát huy hiệu quả.

"Các lực lượng của Ukraine đang bị dàn mỏng và đối mặt với những tháng giao tranh khó khăn phía trước nhưng đột phá lớn của Nga hiện là điều khó có khả năng xảy ra", Michael Kofman, học giả cấp cao về chương trình Nga và Á - Âu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nhận định.

Các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến sẽ cam kết một khoản hỗ trợ mới cho Ukraine, thông báo về các kế hoạch cho liên minh để điều phối việc cung cấp vũ khí và củng cố cam kết với Kiev rằng nước này cuối cùng sẽ trở thành thành viên đầy đủ của NATO.

Trong khi các quan chức Ukraine khẳng định họ đang chiến đấu để giành lại lãnh thổ thì ngày càng nhiều quan chức Mỹ tin rằng cuộc xung đột thay vào đó chủ yếu tập trung vào tương lai của Kiev trong NATO và EU.

Giữa bối cảnh xung đột ở Ukraine đã bước sang năm thứ ba, có những mối lo ngại thực tế về khả năng của nước này trong việc duy trì hoạt động của các cơ sở hạ tầng, trong đó có lưới điện trước các cuộc tấn công tầm xa của Nga. Tuy nhiên, nhân tố tác động lớn nhất trong tất cả có lẽ là chính sách của Mỹ với Ukraine sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2024.

Trong khi Nga đang không ở vị thế có thể chiếm các vùng lãnh thổ lớn của Ukraine thì triển vọng Kiev giành lại lãnh thổ cũng đang giảm dần. Được thúc đẩy bởi các cố vấn Mỹ, Ukraine hiện tập trung vào việc tăng cường phòng tuyến cũng như tấn công vào sâu trong phòng tuyến của Nga.

Eric Ciaramella, cựu quan chức tình báo hiện là chuyên gia về Ukraine tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nhận định, rõ ràng, trong 18 tháng qua, cả Nga và Ukraine đều không có năng lực thay đổi đáng kể tiền tuyến".

Ông Eric Ciaramella cũng cho rằng, Mỹ luôn định nghĩa mục tiêu chiến lược của mình là một Ukraine "dân chủ, thịnh thượng, nằm trong châu Âu và được đảm bảo an ninh". Mỹ và các đồng minh sẽ cần đầu tư dài hạn để giúp Ukraine có thể giữ vững phòng tuyến, làm hao mòn binh lực Nga và gây tổn thất cho đối phương, ông Eric Ciaramella và một số quan chức Mỹ đánh giá.

"Đó vẫn là một viễn cảnh rất bấp bênh. Và đó là lý do tại sao giới lãnh đạo phương Tây thực sự cần tập trung vào việc đưa Ukraine tham gia vào các cấu trúc của châu Âu và an ninh xuyên Đại Tây Dương”.

Triển vọng Ukraine gia nhập NATO và câu hỏi về chính sách của Mỹ

EU đã nhất trí vào tháng trước sẽ khởi động các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Ukraine - một động thái quan trọng trong quá trình gia nhập lâu dài. Trong khi NATO chưa sẵn sàng mời Ukraine gia nhập thì giới lãnh đạo liên minh này dự kiến sẽ thông qua một tài liệu trong tuần này nhằm đảm bảo Kiev cuối cùng sẽ trở thành một phần của NATO.

Tuyên bố trên được cho là nhằm tránh lặp lại điều từng xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh năm ngoái ở Vilnius, Litva - nơi các nhà lãnh đạo tuyên bố "tương lai của Ukraine là NATO" nhưng sau đó không đưa ra bất kỳ lời mời cụ thể nào. Tổng thống Volodymyr Zelensky sau đó đã phàn nàn về việc không có khung thời gian cho việc gia nhập của Ukraine.

Khả năng Ukraine gia nhập NATO dường như vẫn xa vời trước khi xung đột nổ ra. Liên minh này do dự việc khiêu khích Nga hoặc đưa ra những thứ giống như một đảm bảo an ninh lớn. Kể từ đó, quan hệ đối tác giữa Ukraine với Mỹ, Anh và các nước châu Âu khác trở nên mạnh mẽ và phương Tây đã dồn hàng tỷ USD vào việc huấn luyện cũng như trang bị cho quân đội Ukraine.

Ngăn cản Ukraine gia nhập NATO là một mục tiêu của Nga khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Các cuộc đàm phán hòa bình vào tháng 4/2022 đã sụp đổ khi Moscow yêu cầu Ukraine phải duy trì tình trạng trung lập vĩnh viễn. Kể từ đó, Kiev  ngày càng quyết tâm hội nhập với châu Âu.

Nga đã tuyên bố sáp nhập 4 vùng lãnh thổ ở Ukraine vào cuối tháng 9/2022. Các quan chức Mỹ kín đáo cho rằng việc Ukraine giành lại tất cả các vùng lãnh thổ này là bất khả thi nhưng nước này có thể tiếp tục hội nhập sâu hơn vào châu Âu nếu vị thế trên chiến trường mạnh hơn.

Một số quan chức nhận định thậm chí cả khi không thể giành lại lãnh thổ nhưng Ukraine vẫn có thể là bên chiến thắng bằng cách xích lại gần NATO và châu Âu.

Các quan chức Mỹ thừa nhận, Nga có thể đạt được bước tiến đáng kể nếu có sự dịch chuyển chiến lược lớn như mở rộng chế độ nhập ngũ và chương trình huấn luyện.

Dù vậy, những dự đoán của họ có thể thay đổi nếu chính sách của Mỹ với Ukraine và Nga thay đổi.

Dưới thời Tổng thống Biden, Mỹ đã hỗ trợ cố vấn quân sự, thông tin tình báo thời gian thực và hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết, nếu đắc cử ông sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Trong khi ông Trump không vạch ra những điều khoản hòa bình cụ thể thì một cuộc đàm phán nhanh có thể buộc Ukraine phải nhượng bộ các vùng lãnh thổ rộng lớn và từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO.

Tuy nhiên, các quan chức nói rằng yêu cầu đàm phán ngay lúc này sẽ là một sai lầm khi 61 tỷ USD hỗ trợ được Quốc hội Mỹ thông qua sau nhiều tháng trì hoãn đang tăng cường các phòng tuyến của Ukraine và làm chậm đà tiến công của Nga.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga thay đổi chiến thuật tập kích tên lửa khiến Ukraine không kịp trở tay
Nga thay đổi chiến thuật tập kích tên lửa khiến Ukraine không kịp trở tay

VOV.VN - Nga dường như đã thay đổi chiến thuật trong cuộc tập kích tên lửa hôm 8/7 nhằm gây thiệt hại tối đa, đồng thời khiến lực lượng phòng không Ukraine gần như không có thời gian đáp trả.

Nga thay đổi chiến thuật tập kích tên lửa khiến Ukraine không kịp trở tay

Nga thay đổi chiến thuật tập kích tên lửa khiến Ukraine không kịp trở tay

VOV.VN - Nga dường như đã thay đổi chiến thuật trong cuộc tập kích tên lửa hôm 8/7 nhằm gây thiệt hại tối đa, đồng thời khiến lực lượng phòng không Ukraine gần như không có thời gian đáp trả.

Ba Lan - Ukraine ký thỏa thuận an ninh, cam kết lập Quân đoàn Ukraine tại Ba Lan
Ba Lan - Ukraine ký thỏa thuận an ninh, cam kết lập Quân đoàn Ukraine tại Ba Lan

VOV.VN - Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Tổng thống Ukraine (Volodymyr Zelensky mới đây đã ký thỏa thuận an ninh song phương, đồng thời tuyên bố thành lập Quân đoàn Ukraine tại Ba Lan.

Ba Lan - Ukraine ký thỏa thuận an ninh, cam kết lập Quân đoàn Ukraine tại Ba Lan

Ba Lan - Ukraine ký thỏa thuận an ninh, cam kết lập Quân đoàn Ukraine tại Ba Lan

VOV.VN - Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Tổng thống Ukraine (Volodymyr Zelensky mới đây đã ký thỏa thuận an ninh song phương, đồng thời tuyên bố thành lập Quân đoàn Ukraine tại Ba Lan.

Súng cối tự hành Tyulpan của Nga khai hỏa phá hủy thành trì Ukraine
Súng cối tự hành Tyulpan của Nga khai hỏa phá hủy thành trì Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/7 công bố đoạn video cho thấy các lực lượng nước này sử dụng hệ thống súng cối tự hành 2S4 Tyulpan phá hủy một thành trì và các trạm quan sát của quân đội Ukraine.

Súng cối tự hành Tyulpan của Nga khai hỏa phá hủy thành trì Ukraine

Súng cối tự hành Tyulpan của Nga khai hỏa phá hủy thành trì Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/7 công bố đoạn video cho thấy các lực lượng nước này sử dụng hệ thống súng cối tự hành 2S4 Tyulpan phá hủy một thành trì và các trạm quan sát của quân đội Ukraine.