Tính toán của phương Tây trong xung đột “không chiến thắng, không hòa bình” ở Ukraine

VOV.VN - Cân bằng chính sách với Ukraine và với Nga là một nhiệm vụ đầy thách thức về dài hạn với phương Tây nhưng những nỗ lực này được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng cho tương lai an ninh châu Âu.

Tính toán của phương Tây

Khi nói về chính sách đối ngoại của Mỹ, thường có hai luồng quan điểm trái ngược nhau, đó là Washington làm quá nhiều hoặc hành động chưa đủ. Với cuộc xung đột ở Ukraine cũng vậy. Một số quan điểm đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Joe Biden vì đã không cung cấp cho Ukraine các vũ khí hạng nặng như xe tăng, tên lửa tầm xa và máy bay chiến đấu - những vũ khí mà Kiev cho là cần thiết để đẩy lùi quân đội Nga. Trong khi đó, lo ngại về việc duy trì sức mạnh của phương Tây cũng như cái giá về kinh tế và nhân mạng ngày càng gia tăng, một số người hối thúc chính quyền Tổng thống Biden gây sức ép để Ukraine bước vào bàn đàm phán với Nga, thậm chí cả khi điều đó đồng nghĩa với việc từ bỏ một số vùng lãnh thổ.

Mặc dù phương Tây cho rằng Ukraine đã gây bất ngờ với khả năng phòng thủ và giành lại một số khu vực nhưng giới quan sát đánh giá, việc đẩy lùi quân đội Nga khỏi tất cả lãnh thổ ở Ukraine, trong đó bao gồm Crimea là việc vô cùng khó khăn, thậm chí cả với sự hỗ trợ quân sự lớn hơn từ Mỹ và đồng minh.

Để đạt được kết quả đó, Ukraine phải làm sụp đổ tuyến phòng thủ được củng cố vững chắc của Nga, trong khi điều này có nguy cơ dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO - một kịch bản "ngày tận thế" mà không ai mong muốn. Trong khi Nga tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch cho tới khi đạt được mục tiêu thì Ukraine cho biết nước này sẽ không nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy một nền hòa bình không chắc chắn. Trong khi hai bên đều cho thấy khả năng tiếp tục chiến đấu thì một kết quả thứ ba có thể xảy ra hơn: Đó là xung đột tiêu hao kéo dài.

Nhận định rằng, xung đột luôn kết thúc bằng chiến thắng hoặc đàm phán hòa bình, đã được chứng minh là không phải lúc nào cũng đúng trong lịch sử. Các cuộc xung đột đóng băng dọc biên giới Nga đã cho thấy điều đó. Trên thực tế, bản thân Ukraine cũng là một minh chứng tiêu biểu cho thực tế này.

Bất chấp nhiều năm những nỗ lực hòa bình lóe lên rồi lại tắt đi, cuộc xung đột ở Donbass gần như đã đóng băng trong suốt 8 năm qua, thúc đẩy Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. Cuộc xung đột hiện nay có lẽ cũng không có nhiều khác biệt: Sau hơn 10 tháng giao tranh dữ dội, chính phủ Ukraine không chấp nhận Nga kiểm soát bất kỳ vùng lãnh thổ nào trong khi Nga tuyên bố sẽ không từ bỏ các khu vực mà nước này sáp nhập.

Cho tới nay, Mỹ và đồng minh chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ cấp bách để hỗ trợ Ukraine và tránh leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, phương Tây sẽ cần cân nhắc đến các chính sách dài hạn với cả Nga và Ukraine giữa bối cảnh xung đột có thể kéo dài. Theo đó, Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ quân sự để đối phó với các cuộc tấn công của Nga. Cùng với đó, phương Tây tiếp tục kiềm chế Moscow bằng cách duy trì các lệnh trừng phạt kinh tế và cô lập Nga về mặt ngoại giao. Họ cũng sẽ đảm bảo rằng xung đột sẽ không leo thang, đồng thời đặt ra những nền tảng lâu dài cho an ninh và sự ổn định ở châu Âu. Điều đó sẽ yêu cầu Ukraine hợp tác với phương Tây khi tiến hành chính sách kiềm chế Nga để tránh leo thang thành cuộc xung đột không ai mong muốn.

Cân bằng chính sách với Ukraine và với Nga là một nhiệm vụ đầy thách thức về dài hạn với phương Tây nhưng những nỗ lực này được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng cho tương lai an ninh châu Âu.

Cuộc xung đột không chiến thắng và cũng không hòa bình

Mặc dù Ukraine tuyên bố đã đạt được những thành quả đáng kể vào đầu mùa thu năm 2022 và không có dấu hiệu sẽ từ bỏ chiến đấu nhưng diễn biến xung đột đã dịch chuyển trong những tháng cuối năm. Ukraine bước vào năm 2023 trong tình trạng điêu đứng vì các cuộc tấn công UAV dồn dập của Nga nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Hơn nữa, không giống như 10 tháng đầu xung đột, có lẽ sẽ không có sự thay đổi đáng kể trên chiến trường trong những tháng tới. Giới quan sát cho rằng trong khi Nga vẫn chưa thể sớm tiến hành một cuộc tấn công và tiếp tục nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine thì Kiev sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc phá vỡ tuyến phòng thủ của Nga. Các lực lượng của Ukraine có lẽ sẽ tiếp tục tấn công vào các phòng tuyến của Nga như khu vực phía Nam theo hướng Melitopol và Biển Azov. Tuy nhiên, trừ khi tuyến phòng thủ của Nga sụp đổ hoàn toàn, nếu không thì Ukraine vẫn thiếu lực lượng để củng cố các thành quả mà không đối mặt với các cuộc tấn công của Nga ở những nơi khác.

Kể từ mùa thu, các chiến lược gia phương Tây đã tìm cách thay đổi cục diện chiến trường theo hai cách. Một số nhà lãnh đạo của các nước vùng Baltic đã kêu gọi trang bị cho Ukraine các vũ khí hạng nặng mà nước này cần để đẩy lùi quân đội Nga trong khi các quan chức khác, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đề xuất rằng, các nhà lãnh đạo chính trị Ukraine nên cân nhắc đến giải pháp đàm phán nhưng không có hướng đi nào thành công.

Washington và đồng minh vẫn e dè trong nỗ lực cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Một phần của hạn chế này là do Mỹ đang hao hụt khả năng hỗ trợ cho Kiev. Lấy đạn pháo làm ví dụ. Trong năm qua, Ukraine đã phóng số đạn pháo trong một tuần nhiều hơn số lượng Mỹ có thể sản xuất trong một tháng. Sự thiếu hụt tương tự cũng xảy ra với các vũ khí tiên tiến hơn. Đức đã cung cấp hệ thống phòng không IRIS-T hiện đại cho Ukraine vào tháng 10/2022 nhưng nước này đang phải xoay xở để cung cấp số lượng tên lửa đất đối không cần thiết cho Ukraine nhằm duy trì khả năng phòng thủ hiệu quả. Giữa bối cảnh nguồn cung sẵn có đang giảm dần, phương Tây có thể giảm vận chuyển vũ khí cho Ukraine trong 6 tháng tới so với 6 tháng qua.

Ngoài sức ép về nguồn cung, Mỹ và đồng minh cũng trì hoãn việc trang bị các vũ khí hiện đại cho Ukraine bởi thời gian huấn luyện kéo dài và nguy cơ các vũ khí này có thể rơi vào tay Nga. Bên cạnh đó, việc này cũng tồn tại nguy cơ leo thang căng thẳng. Moscow đã nhiều lần cảnh báo Washington không được cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, trong đó có Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) MGM-140 với tầm bắn lên tới 300km, có thể tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Tổng thống Biden đã bác bỏ lời kêu gọi cung cấp tên lửa trên cho Ukraine khi nhận định rằng việc này có thể chia rẽ NATO và làm dấy lên cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, hoặc thậm chí là làm nổ ra Thế chiến III.

Kịch bản xung đột kéo dài

Với việc không thể sớm có chiến thắng và đàm phán hòa bình, cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Tuyến phòng thủ của Moscow ở phía Đông và phía Nam kéo dài hơn 900km đang ngăn cách các lực lượng của Nga và Ukraine. Hai bên sẽ tăng cường tìm kiếm điểm yếu trong tuyến phòng thủ của đối phương nhưng sẽ chưa thể làm sụp đổ chúng và ranh giới xung đột có thể sẽ không thay đổi nhiều trong thời điểm hiện nay.

Trong trường hợp hai bên đều kiệt sức và thiếu lực lượng, có lẽ sẽ có một khoảng thời gian tạm dừng giao tranh, đưa đến một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời. Không phải tất cả các cuộc xung đột đều kết thúc hoặc kết thúc với những giải pháp hòa bình lâu dài. Cuộc Chiến tranh Triều Tiên là một minh chứng.

Dù vậy cùng với lệnh trừng phạt kinh tế và cô lập ngoại giao Nga, phương Tây cần phải duy trì các kênh đối thoại với Moscow để ngăn chặn đối đầu trực tiếp Nga - NATO, cũng như duy trì sự ổn định chiến lược. Có lẽ không thể có cuộc đàm phán mở rộng nào giữa Nga và phương Tây chừng nào giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn nhưng cũng như trong Chiến tranh Lạnh, sẽ luôn có cơ hội để các bên theo đuổi các biện pháp xây dựng lòng tin và tránh một cuộc đối đầu mà họ không mong muốn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Nga do dự chưa đưa chiến đấu cơ tiên tiến nhất tham chiến ở Ukraine
Lý do Nga do dự chưa đưa chiến đấu cơ tiên tiến nhất tham chiến ở Ukraine

VOV.VN - Newsweek dẫn một đánh giá mới cho rằng, trong bối cảnh cuộc xung đột vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev, Nga không muốn triển khai một số máy bay tiên tiến nhất tới Ukraine, trong đó có Su-57 Felon.

Lý do Nga do dự chưa đưa chiến đấu cơ tiên tiến nhất tham chiến ở Ukraine

Lý do Nga do dự chưa đưa chiến đấu cơ tiên tiến nhất tham chiến ở Ukraine

VOV.VN - Newsweek dẫn một đánh giá mới cho rằng, trong bối cảnh cuộc xung đột vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev, Nga không muốn triển khai một số máy bay tiên tiến nhất tới Ukraine, trong đó có Su-57 Felon.

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga
Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột vũ trang với Nga, Ukraine vẫn có năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân. Một số chính trị gia Ukraine bày tỏ mong muốn theo đuổi mục tiêu này.

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột vũ trang với Nga, Ukraine vẫn có năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân. Một số chính trị gia Ukraine bày tỏ mong muốn theo đuổi mục tiêu này.

Sau xe chiến đấu bộ binh Bradley, liệu Mỹ có cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine?
Sau xe chiến đấu bộ binh Bradley, liệu Mỹ có cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine?

VOV.VN - Cho đến nay, Mỹ vẫn từ chối cung cấp cho Ukraine những vũ khí tiên tiến như xe tăng và tên lửa tầm xa cho Ukraine do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga. Tuy nhiên, động thái gửi xe chiến đấu bộ binh của Mỹ cho Ukraine có thể mở đường cho việc Washington cung cấp thêm xe thiết giáp cho Kiev.

Sau xe chiến đấu bộ binh Bradley, liệu Mỹ có cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine?

Sau xe chiến đấu bộ binh Bradley, liệu Mỹ có cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine?

VOV.VN - Cho đến nay, Mỹ vẫn từ chối cung cấp cho Ukraine những vũ khí tiên tiến như xe tăng và tên lửa tầm xa cho Ukraine do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga. Tuy nhiên, động thái gửi xe chiến đấu bộ binh của Mỹ cho Ukraine có thể mở đường cho việc Washington cung cấp thêm xe thiết giáp cho Kiev.

Bước dịch chuyển mới của phương Tây khi giao tranh ở Ukraine nóng lên
Bước dịch chuyển mới của phương Tây khi giao tranh ở Ukraine nóng lên

VOV.VN - Các nước phương Tây đang bắt đầu cung cấp xe chiến đấu bọc thép cho Ukraine nhưng vẫn chưa quyết định hỗ trợ xe tăng hạng nặng theo yêu cầu của Kiev giữa bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ 11.

Bước dịch chuyển mới của phương Tây khi giao tranh ở Ukraine nóng lên

Bước dịch chuyển mới của phương Tây khi giao tranh ở Ukraine nóng lên

VOV.VN - Các nước phương Tây đang bắt đầu cung cấp xe chiến đấu bọc thép cho Ukraine nhưng vẫn chưa quyết định hỗ trợ xe tăng hạng nặng theo yêu cầu của Kiev giữa bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ 11.

Bất ngờ với nỗ lực của Mỹ nhằm trang bị vũ khí nhanh chóng cho Ukraine
Bất ngờ với nỗ lực của Mỹ nhằm trang bị vũ khí nhanh chóng cho Ukraine

VOV.VN - Ngoài số lượng vũ khí khổng lồ, sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukrainevề mặt hậu cần cũng rất đáng chú ý.

Bất ngờ với nỗ lực của Mỹ nhằm trang bị vũ khí nhanh chóng cho Ukraine

Bất ngờ với nỗ lực của Mỹ nhằm trang bị vũ khí nhanh chóng cho Ukraine

VOV.VN - Ngoài số lượng vũ khí khổng lồ, sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukrainevề mặt hậu cần cũng rất đáng chú ý.