Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

VOV.VN - Trung Quốc thường bày tỏ lo ngại về tổ chức ETIM của người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan và quy trách nhiệm cho ETIM về các cuộc tấn công bạo lực trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng ETIM liệu có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

Nỗi sợ mang tên ETIM

Chính phủ Trung Quốc đã từ lâu giao lưu với tổ chức Taliban, ngay từ cuối thập niên 1990 khi nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan này giành được quyền kiểm soát Afghanistan.

Còn thời gian qua, Trung Quốc liên tục hối thúc Taliban trấn áp các chiến binh người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan, chủ yếu là Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) - Trung Quốc quy trách nhiệm cho tổ chức này về gần như mọi vụ khủng bố hoặc sự cố bạo lực nào xảy ra ở Tân Cương và các nơi khác trên lãnh thổ Trung Quốc.

Trong cuộc gặp hồi tháng 7/2021 với các thủ lĩnh Taliban ở Thiên Tân, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc nói rằng ETIM "đặt ra mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc".

Một video do đài truyền hình quốc gia đối ngoại CGTN của Trung Quốc vào năm 2019 đã so sánh ETIM với các tổ chức khủng bố al-Qaeda và IS. Video này cho rằng ETIM "cố gắng chiêu mộ người trên quy mô lớn và lan truyền tư tưởng cực đoan gây hỗn loạn ở nhiều nước trên thế giới".

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ít có bằng chứng độc lập khẳng định các tuyên bố của Trung Quốc về quy mô, năng lực và tầm ảnh hưởng của ETIM. Thậm chí còn có các nghi ngờ về việc tổ chức này vẫn còn tồn tại ngày nay.

Lịch sử ETIM

Theo Giáo sư Sean Roberts tại Đại học George Washington (Mỹ), ETIM ban đầu là một nhóm nhỏ tập hợp những người Duy Ngô Nhĩ đến nước Afghanistan (do Taliban cai trị) vào năm 1998 với ý định xây dựng một phong trào nổi dậy chống lại chính quyền Trung Quốc.

Taliban ban đầu cho phép nhóm ETIM định cư ở Afghanistan. Nhưng sau đó, để giành được sự ủng hộ của Trung Quốc trong bối cảnh bị quốc tế cô lập, Taliban đã bảo đảm với Bắc Kinh rằng họ sẽ không cho phép bất cứ nhóm nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để thực hiện các cuộc tấn công chống lại Trung Quốc.

Vào thập niên 1990 và 2000, Tân Cương (Trung Quốc) chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công bạo lực. Chuyên gia Roberts cho rằng các cuộc tấn công này thường là các cơn bùng nổ tự phát của người dân bản địa trước chính sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau loạt tấn công khủng bố 11/9, Bắc Kinh đã cố gắng đóng khung tất cả các sự kiện đó, coi là có liên quan tới chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo được chỉ đạo bởi các nhóm bên ngoài như ETIM.

Ít người biết đến cái tên ETIM cho mãi đến khi chính phủ Mỹ vào năm 2002 liệt kê tổ chức này vào danh sách các tổ chức khủng bố. Thời kỳ đó, Mỹ tăng cường hợp tác chống khủng bố với Trung Quốc ngay sau loạt tấn công 11/9. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đó chẳng qua là do Mỹ muốn giành được sự ủng hộ của Trung Quốc cho việc Mỹ đưa quân vào Iraq.

Mỹ phủ nhận sự tồn tại của ETIM trong một thập kỷ qua

Năm ngoái (2020), giữa lúc Mỹ - Trung Quốc căng thẳng, chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ETIM ra khỏi danh sách khủng bố và điều này khiến Trung Quốc tức giận. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc gỡ này là do "trong vòng hơn một thập kỷ qua, không có bằng chứng tin cậy cho thấy ETIM tiếp tục tồn tại".

Người sáng lập ETIM là Hasan Mahsum đã bị giết ở Pakistan vào năm 2003, khi ấy ông ta và tay chân đang trốn chạy khỏi bom Mỹ ở Afghanistan. Có vẻ nhóm này đã tan rã cùng với thủ lĩnh Mahsum.

Thế nhưng vào năm 2008 đã xuất hiện một nhóm kế thừa ETIM. Nhóm mới này được gọi là Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP), nhóm đã đe dọa tấn công Thế vận hội Bắc Kinh. TIP cũng được biết đến là có quan hệ với nhóm khủng bố quốc tế al-Qaeda và sau đó đóng vai trò quan trọng trong nội chiến Syria.

Roberts cho biết, TIP sản xuất dồi dào các video đe dọa Trung Quốc, nhưng không có bằng chứng họ có khả năng tiến hành các cuộc tiến công bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

Tuy vậy chính quyền Trung Quốc vẫn sử dụng cái tên ETIM và tận dụng sự tồn tại của TIP để nhấn mạnh nguy cơ khủng bố và lý giải cho các biện pháp cứng rắn họ áp dụng ở Tân Cương.

Theo Roberts, hiện cũng chưa rõ liệu TIP có hiện diện đáng kể ở Afghanistan nữa hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai yếu tố khiến Tổng thống Mỹ Biden quyết thoát khỏi “vũng lầy” Afghanistan
Hai yếu tố khiến Tổng thống Mỹ Biden quyết thoát khỏi “vũng lầy” Afghanistan

VOV.VN - Từ khi là Phó Tổng thống trong chính quyền Barack Obama, ông Biden vẫn thường xung đột với các quan chức cấp cao khác về chiến lược Afghanistan. Ông cho rằng, việc Mỹ theo đuổi mục tiêu xây dựng quốc gia ở Afghanistan là “ném tiền qua cửa sổ”.

Hai yếu tố khiến Tổng thống Mỹ Biden quyết thoát khỏi “vũng lầy” Afghanistan

Hai yếu tố khiến Tổng thống Mỹ Biden quyết thoát khỏi “vũng lầy” Afghanistan

VOV.VN - Từ khi là Phó Tổng thống trong chính quyền Barack Obama, ông Biden vẫn thường xung đột với các quan chức cấp cao khác về chiến lược Afghanistan. Ông cho rằng, việc Mỹ theo đuổi mục tiêu xây dựng quốc gia ở Afghanistan là “ném tiền qua cửa sổ”.

Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Afghanistan
Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Afghanistan

VOV.VN - Chiều 6/9, lực lượng Taliban tại Afghanistan tuyên bố chiến tranh đã kết thúc tại quốc gia Nam Á này. Taliban đồng thời cho biết sẽ có thông báo chính thức về chính phủ mới trong ít ngày tới.

Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Afghanistan

Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Afghanistan

VOV.VN - Chiều 6/9, lực lượng Taliban tại Afghanistan tuyên bố chiến tranh đã kết thúc tại quốc gia Nam Á này. Taliban đồng thời cho biết sẽ có thông báo chính thức về chính phủ mới trong ít ngày tới.

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức
Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

VOV.VN - Mỹ đã đầu tư bao thời gian, công sức, và tiền bạc vào Afghanistan để rồi phải cay đắng rút khỏi đây. Nếu Trung Quốc quyết định đầu tư vào Afghanistan, họ cũng được cho là sẽ gặp phải rất nhiều thách thức như tình trạng bất ổn, tham nhũng, mafia, tính cục bộ địa phương...

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

VOV.VN - Mỹ đã đầu tư bao thời gian, công sức, và tiền bạc vào Afghanistan để rồi phải cay đắng rút khỏi đây. Nếu Trung Quốc quyết định đầu tư vào Afghanistan, họ cũng được cho là sẽ gặp phải rất nhiều thách thức như tình trạng bất ổn, tham nhũng, mafia, tính cục bộ địa phương...

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan
Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

VOV.VN - Nói đến tình hình biến động ở Afghanistan và lực lượng Taliban, không thể không nhắc tới Trung Quốc và Pakistan. Dự liệu việc Taliban lên nắm quyền, họ đã có nhiều toan tính chiến lược kỹ càng từ trước.

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

VOV.VN - Nói đến tình hình biến động ở Afghanistan và lực lượng Taliban, không thể không nhắc tới Trung Quốc và Pakistan. Dự liệu việc Taliban lên nắm quyền, họ đã có nhiều toan tính chiến lược kỹ càng từ trước.

Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan
Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 29/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng thế giới cần phải giao lưu với lực lượng Taliban mới lên nắm quyền ở Afghanistan và "tích cực hướng dẫn" họ.

Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan

Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 29/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng thế giới cần phải giao lưu với lực lượng Taliban mới lên nắm quyền ở Afghanistan và "tích cực hướng dẫn" họ.

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?
Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

VOV.VN - Ngoài Taliban, một số nhóm thánh chiến vẫn hoạt động trên đất Afghanistan, trong đó ETIM bị Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Trung Quốc đang đẩy mạnh bắt tay với nhóm Hồi giáo Taliban, trên tinh thần chính trị thực dụng.

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

VOV.VN - Ngoài Taliban, một số nhóm thánh chiến vẫn hoạt động trên đất Afghanistan, trong đó ETIM bị Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Trung Quốc đang đẩy mạnh bắt tay với nhóm Hồi giáo Taliban, trên tinh thần chính trị thực dụng.

ETIM – nhóm khủng bố Hồi giáo khiến Trung Quốc lo sợ nhất
ETIM – nhóm khủng bố Hồi giáo khiến Trung Quốc lo sợ nhất

VOV.VN - Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (viết tắt theo tiếng Anh là ETIM) đe dọa gây bất ổn định ở Tân Cương và trên “Con đường Tơ lụa” sau khi Mỹ rút hết quân khỏi Afghanistan. ETIM là nhóm chiến binh khiến Trung Quốc lo sợ nhất.

ETIM – nhóm khủng bố Hồi giáo khiến Trung Quốc lo sợ nhất

ETIM – nhóm khủng bố Hồi giáo khiến Trung Quốc lo sợ nhất

VOV.VN - Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (viết tắt theo tiếng Anh là ETIM) đe dọa gây bất ổn định ở Tân Cương và trên “Con đường Tơ lụa” sau khi Mỹ rút hết quân khỏi Afghanistan. ETIM là nhóm chiến binh khiến Trung Quốc lo sợ nhất.

Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ
Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ

VOV.VN - Sau khi Mỹ ban hành luật trừng phạt Trung Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc dọa Mỹ sẽ hứng chịu hậu quả.

Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ

Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ

VOV.VN - Sau khi Mỹ ban hành luật trừng phạt Trung Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc dọa Mỹ sẽ hứng chịu hậu quả.