Toan tính của các bên giữa tình cảnh rối ren ở Syria

VOV.VN - Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt tiến hành các cuộc không kích trên khắp Syria với tuyên bố bảo vệ lợi ích của mình sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ. Trong khi đó cả Nga và Iran đều có những mối bận tâm riêng.

Sau khi liên minh các lực lượng đối lập Syria do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) kiểm soát thủ đô Damascus và tuyên bố lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích, tấn công các mục tiêu trên khắp Syria.

Mỹ đã tấn công các mục tiêu liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền Trung, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn ở miền Bắc Syria. Một thỏa thuận để lực lượng người Kurd rút khỏi thành phố Manbij dường như đã đạt được hôm 9/12 sau khi Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tiến vào khu vực.

Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt không kích

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) ngày 9/12 tuyên bố đã tấn công hơn 75 mục tiêu, bao gồm các thủ lĩnh, đặc vụ và trại lính của IS ở Syria. Cuộc không kích có sự tham gia của các máy bay quân sự bao gồm máy bay ném bom Boeing B-52 Stratofortress và máy bay chiến đấu McDonnell Douglas F-15 Eagle.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng, các cuộc không kích của Mỹ là nhằm đảm bảo IS sẽ không thể lợi dụng tình trạng rối ren sau khi chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ. Ông nói thêm rằng, Mỹ hoan nghênh tuyên bố của phe đối lập Syria về việc xây dựng một chính phủ đoàn kết nhưng lời nói phải đi đôi với hành động thực tế.

“Lịch sử cho thấy những lời hứa chóng vánh có thể biến thành xung đột và bạo lực như thế nào. IS sẽ tìm cách tận dụng giai đoạn hiện nay để tái lập năng lực và tạo ra những thiên đường trú ẩn. Với các cuộc tấn công chính xác như cuối tuần qua, chúng tôi kiên quyết sẽ không để điều đó xảy ra”, ông Blinken nhấn mạnh.

Israel cũng xác nhận đã điều động lực lượng vào vùng đệm bên ngoài Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát và vào các vị trí quân sự cũ của Syria trên Núi Hermon để thực hiện một “biện pháp tạm thời”.

Hermon nằm trên biên giới giữa Syria, Lebanon và Cao nguyên Golan, cao nguyên mà Israel đã giành được từ Syria trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, trước khi chính thức sáp nhập vào năm 1981.

Israel tuyên bố sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích vào các địa điểm của chính quyền Syria được cho là có liên quan đến tên lửa và vũ khí hóa học. Các cuộc không kích mới nhất được ghi nhận vào tối 9/12 tại một cơ sở phòng không gần cảng Latakia.

Quân đội Israel cho biết họ đã tiến hành không kích vào các vị trí bên trong Syria mà họ cho là được Hezbollah sử dụng để buôn lậu vũ khí. Đây là trường hợp hiếm hoi mà Israel thừa nhận đã thực hiện các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ của quốc gia láng giềng.

Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã vạch ra “lằn ranh đỏ” liên quan đến Syria. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không chấp nhận đảng Công nhân người Kurd (PKK) hoặc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) được hưởng lợi từ tình hình bất ổn ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu coi PKK là khủng bố vì lực lượng này từng tổ chức cuộc nổi dậy hồi những năm 1980 chống lại phía Ankara. PKK có một số căn cứ hậu cần ở các khu vực người Kurd sinh sống tại Iraq và Syria.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ không quan tâm đến việc mở rộng phạm vi hoạt động sang Syria, mặc dù nước này ủng hộ SNA, một lực lượng tham gia vào cuộc tấn công lật đổ chính quyền Assad do HTS dẫn đầu.

“Thổ Nhĩ Kỳ không để mắt đến lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác. Mục đích duy nhất cho các hoạt động xuyên biên giới là cứu đất nước của chúng tôi khỏi các cuộc tấn công khủng bố”, ông Erdogan khẳng định.

Về phần mình, lý giải cho các cuộc không kích mới nhất của Israel vào các địa điểm ở Syria, Ngoại trưởng Israel Gideon Saar tuyên bố nước này đã tấn công các địa điểm nghi có vũ khí hóa học và tên lửa tầm xa ở Syria để ngăn chúng rơi vào tay các lực lượng thù địch.

Ông Saar nói thêm rằng, “mối quan tâm duy nhất của chúng tôi là an ninh của Israel và công dân Israel”.

Hy vọng tốt nhất của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ

VOV.VN - Các nhà phân tích cho rằng, hy vọng tốt nhất của Nga có thể là đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia hậu thuẫn một số nhóm nổi dậy - để giúp họ duy trì các căn cứ ở Syria. Nhưng vẫn chưa rõ liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đủ quyền lực hoặc ảnh hưởng để thuyết phục lực lượng nổi dậy chấp nhận một thỏa thuận như vậy hay không.

Mối bận tâm của Nga và Iran

Cuộc tấn công chớp nhoáng của lực lượng đối lập Syria cùng sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Assad đánh dấu một sự thay đổi lớn ở Trung Đông đồng thời xóa bỏ một thành trì mà Iran và Nga từng gây ảnh hưởng trên khắp thế giới Arab.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, Syria đang ở trong giai đoạn nguy hiểm và bất ổn. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm mà cả Nga, Iran và nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon đều không còn vai trò ảnh hưởng ở đây.

Hiện tại, cả Nga và Iran, các nước ủng hộ chính quyền Syria, đều đang có mối bận tâm riêng.

Iran cho biết họ đã nhanh chóng mở một đường dây liên lạc trực tiếp với lực lượng đối lập đã lật đổ Tổng thống Assad, nhằm mục đích “ngăn chặn quỹ đạo thù địch” giữa 2 nước.

Vài giờ sau khi chính quyền Assad sụp đổ vào sáng 8/12, Tehran cho biết họ hy vọng mối quan hệ với Damascus sẽ tiếp tục dựa trên “cách tiếp cận sáng suốt và có tầm nhìn xa” của hai nước, đồng thời kêu gọi thành lập một chính phủ bao trùm đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội Syria.

Về phía Nga, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 9/12 xác nhận Tổng thống Vladimir Putin đã cấp quyền tị nạn cho ông Assad. Tuy nhiên, ông từ chối bình luận về nơi ở cụ thể hiện tại của ông Assad.

Khi được hỏi về khả năng có cuộc gặp giữa ông Putin và ông Assad hay không, ông Peskov cho biết hiện không có cuộc gặp nào như vậy trong lịch trình chính thức của Điện Kremlin.

Liên quan đến các các căn cứ quân sự của Nga ở Syria, ông Peskov nhấn nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo mới của Syria.

“Hiện tại vẫn còn quá sớm để nói về điều gì xảy ra với các căn cứ quân sự của Nga ở Syria. Trong mọi trường hợp, đây sẽ là chủ đề thảo luận với những người nắm quyền ở Syria sắp tới. Hiện tại, Syria đang ở trong thời kỳ chuyển đổi, bất ổn cực độ, vì vậy sẽ cần thời gian và một cuộc trao đổi nghiêm túc với những người sẽ nắm quyền trong tương lai ở đó”, ông Peskov nói.

Theo Reuters, trước đó, Nga đã đạt được thỏa thuận với lực lượng đối lập Syria để đảm bảo an toàn cho các căn cứ quân sự và các cơ quan ngoại giao Nga ở Syria.

Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn lời một nhà lập pháp nước này cho biết Moscow sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các căn cứ quân sự của họ ở Syria.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Syria đối mặt với giai đoạn nhiều rủi ro và bất ổn thời kỳ hậu Assad
Syria đối mặt với giai đoạn nhiều rủi ro và bất ổn thời kỳ hậu Assad

VOV.VN - Syria sẽ phải đối mặt với một giai đoạn có nhiều rủi ro và bất ổn thời kỳ hậu Bashar al-Assad. Việc chuyển giao quyền lực cho nhiều nhóm đối lập dự báo sẽ rất phức tạp, mất nhiều thời gian, cùng nỗi lo khủng bố trỗi dậy và những toan tích lợi ích từ quốc tế.

Syria đối mặt với giai đoạn nhiều rủi ro và bất ổn thời kỳ hậu Assad

Syria đối mặt với giai đoạn nhiều rủi ro và bất ổn thời kỳ hậu Assad

VOV.VN - Syria sẽ phải đối mặt với một giai đoạn có nhiều rủi ro và bất ổn thời kỳ hậu Bashar al-Assad. Việc chuyển giao quyền lực cho nhiều nhóm đối lập dự báo sẽ rất phức tạp, mất nhiều thời gian, cùng nỗi lo khủng bố trỗi dậy và những toan tích lợi ích từ quốc tế.

Thủ tướng Syria đồng ý chuyển giao quyền lực cho phe đối lập HTS
Thủ tướng Syria đồng ý chuyển giao quyền lực cho phe đối lập HTS

VOV.VN - Thủ tướng Syria Mohammed Jalali ngày 11/12 cho biết ông đồng ý trao quyền lực cho “Chính phủ Cứu nguy” do phe đối lập lãnh đạo, một ngày sau khi lực lượng này chiếm thủ đô Damascus, lật đổ chính quyền và buộc Tổng thống Assad phải sang Nga tị nạn.

Thủ tướng Syria đồng ý chuyển giao quyền lực cho phe đối lập HTS

Thủ tướng Syria đồng ý chuyển giao quyền lực cho phe đối lập HTS

VOV.VN - Thủ tướng Syria Mohammed Jalali ngày 11/12 cho biết ông đồng ý trao quyền lực cho “Chính phủ Cứu nguy” do phe đối lập lãnh đạo, một ngày sau khi lực lượng này chiếm thủ đô Damascus, lật đổ chính quyền và buộc Tổng thống Assad phải sang Nga tị nạn.

Số phận mong manh của các căn cứ quân sự Nga ở Syria
Số phận mong manh của các căn cứ quân sự Nga ở Syria

VOV.VN - Có nhiều nhận định trái ngược nhau về số phận các căn cứ quân sự của Nga ở Syria sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Số phận mong manh của các căn cứ quân sự Nga ở Syria

Số phận mong manh của các căn cứ quân sự Nga ở Syria

VOV.VN - Có nhiều nhận định trái ngược nhau về số phận các căn cứ quân sự của Nga ở Syria sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.