Toan tính của Ukraine khi bất ngờ đột kích biên giới Nga

VOV.VN - Sau nhiều tháng để mất một số cứ điểm vào tay Nga trong các trận chiến ác liệt, dai dẳng, Ukraine đã thay đổi chiến thuật, với việc thực hiện cuộc tấn công bất ngờ vào lãnh thổ Nga trong tuần này, mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến kéo dài 30 tháng.

Ý đồ của Ukraine

Theo giới chức Nga, các lực lượng Ukraine đã đột phá qua các tuyến phòng thủ biên giới của Nga và chiếm giữ một số khu định cư ở vùng Kursk khi giao tranh tiếp tục diễn ra. Cuộc tấn công này đã buộc Nga phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực phía Tây. Một số video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các đoàn xe bọc thép của Ukraine di chuyển dọc theo những tuyến đường nằm sâu khoảng 10km bên trong lãnh thổ Nga.

Nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi tại sao Ukraine lại dồn các nguồn lực khan hiếm cho cuộc tấn công đầy mạo hiểm nhằm vào một khu vực mới, trong thời điểm nước này đang phải gồng mình chiến đấu để giữ vững các vùng lãnh thổ của mình.

Không rõ liệu Ukraine có tìm cách kiểm soát vùng Kursk của Nga hay không. Bất kể bước đi tiếp theo của quân đội Ukraine là gì, cuộc tấn công dường như đã vượt qua giới hạn ban đầu khi Ukraine tiến sâu vào lãnh thổ Nga bằng thiết bị do Mỹ cung cấp. Video do RT công bố cho thấy, nhiều xe bọc thép do Mỹ sản xuất đã bị nổ tung khi Nga tiến hành phản kích.

Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết, mục tiêu của cuộc đột kích là khiến xung đột lan rộng sang lãnh thổ Nga và giảm bớt áp lực tấn công của Moscow ở miền Đông Ukraine.

Nói về cuộc tấn công vào khu vực biên giới của Nga, quan chức này nêu rõ: “Chúng tôi đang ở trong thời kỳ chiến tranh. Tại sao Nga có thể tấn công Ukraine mà chúng tôi lại không thể tấn công lãnh thổ Nga?”.

Một quan chức khác của Ukraine cho rằng, cuộc tấn công này diễn ra “thành công hơn nhiều” so với các cuộc đột kích xuyên biên giới trước đây. Theo một vị tướng hàng đầu của Nga, Ukraine đã bí mật tập hợp lực lượng, ước tính lên đến hàng nghìn binh sỹ để tiến hành cuộc tấn công cơ giới vào biên giới Nga. Đây được coi là nước đi táo bạo sau nhiều lần Kiev bị thất bại trong suốt 1 năm rưỡi qua.

Tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller khẳng định việc Ukraine sử dụng đạn dược và vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga là điều không vi phạm chính sách của Mỹ.

Phát biểu với báo chí, ông Miller cho biết: “Không có gì thay đổi trong chính sách của chúng tôi. Những hành động mà họ đang thực hiện ngày hôm nay không vi phạm chính sách của Mỹ”.

Cựu Bộ trưởng quốc phòng Andriy Zagorodnyuk – người đang làm cố vấn cho chính phủ Ukraine cho biết, mục tiêu của Kiev không phải là muốn kiểm soát lâu dài khu vực Kursk của Nga, mà muốn tạo ra thách thức để Nga phải chuyển hướng các nguồn lực và sự chú ý.

Ukraine vẫn chưa lên tiếng về cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Nhưng Tổng thống Zelensky dường như ám chỉ rằng, Kiev muốn gây tổn thất lớn cho đối phương. “Càng gây áp lực lên Nga thì hòa bình sẽ càng gần hơn”, ông Zelensky tuyên bố.

Ông Roman Kostenko - Thư ký Ủy ban quốc hội về Quốc phòng, An ninh Quốc gia và Tình báo Ukraine cho biết, yếu tố bất ngờ đóng vai trò then chốt trong cuộc đột kích: “Rõ ràng là Nga đã không có sự chuẩn bị. Đây là điều hoàn toàn bất ngờ. Yếu tố này rất hiếm trong cuộc xung đột hiện đại”. Quan chức này cũng cho rằng, Ukraine có thể chiến đấu ở bất cứ nơi nào có điều kiện thuận lợi, dù là ở Nga hay khu vực dọc tuyến đầu bên trong lãnh thổ Ukraine.

Ivan Kyrychevsky - nhà phân tích quân sự của Defense Express lưu ý, việc Ukraine giữ kín thông tin đã góp phần làm nên thành công của chiến dịch đột kích, trái ngược với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phản công vào năm 2023.

Bước đi sai lầm?

Ukraine đã không đạt được bước tiến nào lớn như vậy kể từ khi giành lại quyền kiểm soát thành phố Kherson ở phía Nam vào tháng 11/2022. Đến tháng 5/2024, Nga đã khiến Ukraine bất ngờ khi đưa quân qua biên giới vào khu vực phía Bắc Kharkov – nơi họ vẫn còn một chỗ đứng hẹp. Tại khu vực Donbass, ở miền Đông, nhiều đơn vị Ukraine phải rút lui do thiếu binh sỹ. Nga đang tiến gần tới thị trấn chiến lược Chasov Yar và các trung tâm đường sắt, đường bộ ở Kostyantynivka và Pokrovsk.

Cuộc đột kích của Ukraine tại khu vực Kursk là một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi xung đột diễn ra. Giao tranh dữ dội đã được báo cáo trong ngày 8/8 gần thị trấn Sudzha, nơi đặt trạm trung chuyển khí đốt tự nhiên cuối cùng của Nga đến qua Ukraine, làm dấy lên lo ngại về khả năng làm gián đoạn nguồn năng lượng cho châu Âu.

Ông Dmitri Kuznets, chuyên gia phân tích quân sự của Meduza - một trang web tin tức của Nga cho rằng, quân đội Ukraine nhiều khả năng đã tìm thấy lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Nga, khiến Moscow trở tay không kịp.

Konrad Muzyka, chuyên gia tình báo quân sự kiêm Chủ tịch công ty tư vấn Rochan Consulting ở Ba Lan cho rằng, Ukraine có thể hưởng lợi nếu cuộc đột kích biên giới của nước này làm giảm tần suất tấn công của Nga tại Donetsk và cho phép họ duy trì sự hiện diện ở khu vực Kursk, qua đó, cải thiện vị thế đàm phán. Tuy vậy, Kiev sẽ thất bại nếu quân đội của họ bị đẩy lùi với tổn thất lớn.

“Không có lập trường trung dung ở đây. Chiến dịch này rất táo bạo. Chúng ta cùng xem những ngày sắp tới sẽ ra sao”, ông Muzyka nhấn mạnh.

Đến nay, các nhà phân tích quân sự vẫn hoài nghi liệu Nga – quốc gia có quân đội và kho vũ khí lớn hơn nhiều so với Ukraine, sẽ buộc phải chuyển hướng lực lượng khỏi cuộc chiến bên trong lãnh thổ Ukraine để bảo vệ biên giới của họ hay không. Nga hiện có một số lượng lớn lính nghĩa vụ vẫn chưa tham gia cuộc chiến tại Ukraine và các binh sỹ này có thể được điều động để cát cứ ở vùng biên giới.

Một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu việc Ukraine thực hiện chiến dịch mạo hiểm như vậy có phải là bước đi hợp lý khi mà Kiev đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt binh sỹ trầm trọng và lực lượng Nga đang tiến đã tiến về thành phố chiến lược quan trọng Pokrovsk ở Donbass. Vẫn có khả năng chiến dịch này sẽ phản tác dụng với những người lập kế hoạch. Nếu các lữ đoàn của Ukraine di chuyển nhanh hơn lực lượng pháo binh và phòng không yểm trợ, họ sẽ bị cô lập, thậm chí bị áp đảo về hỏa lực bên trọng khu vực Kursk. Theo giới quan sát, Kiev đang mạo hiểm triển khai hàng nghìn binh sỹ mà họ không có khả năng thay thế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh UAV tự sát của Nga lao thẳng xuống, làm nổ tung thiết giáp Ukraine
Cận cảnh UAV tự sát của Nga lao thẳng xuống, làm nổ tung thiết giáp Ukraine

VOV.VN - Quân đội Nga ngày 8/8 công bố video cho thấy UAV tự sát của nước này tấn công và phá hủy các thiết bị quân sự của Ukraine tham gia vào nỗ lực xâm nhập khu vực Kursk của Nga.

Cận cảnh UAV tự sát của Nga lao thẳng xuống, làm nổ tung thiết giáp Ukraine

Cận cảnh UAV tự sát của Nga lao thẳng xuống, làm nổ tung thiết giáp Ukraine

VOV.VN - Quân đội Nga ngày 8/8 công bố video cho thấy UAV tự sát của nước này tấn công và phá hủy các thiết bị quân sự của Ukraine tham gia vào nỗ lực xâm nhập khu vực Kursk của Nga.

Nga và Ukraine tung chiến lược bóp nghẹt huyết mạch hậu cần của nhau
Nga và Ukraine tung chiến lược bóp nghẹt huyết mạch hậu cần của nhau

VOV.VN - Cả Nga và Ukraine đang cố gắng phá vỡ huyết mạch hậu cần của đối phương, nhằm giành lợi thế trong cuộc xung đột.

Nga và Ukraine tung chiến lược bóp nghẹt huyết mạch hậu cần của nhau

Nga và Ukraine tung chiến lược bóp nghẹt huyết mạch hậu cần của nhau

VOV.VN - Cả Nga và Ukraine đang cố gắng phá vỡ huyết mạch hậu cần của đối phương, nhằm giành lợi thế trong cuộc xung đột.

UAV “Ma cà rồng” chuyên tập kích ban đêm của Ukraine nguy hiểm cỡ nào?
UAV “Ma cà rồng” chuyên tập kích ban đêm của Ukraine nguy hiểm cỡ nào?

VOV.VN - Máy bay không người lái Baba Yaga, được mệnh danh là UAV ném bom “ma cà rồng” của Ukraine hiện đã được trang bị loại vũ khí mới vô cùng mạnh mẽ.

UAV “Ma cà rồng” chuyên tập kích ban đêm của Ukraine nguy hiểm cỡ nào?

UAV “Ma cà rồng” chuyên tập kích ban đêm của Ukraine nguy hiểm cỡ nào?

VOV.VN - Máy bay không người lái Baba Yaga, được mệnh danh là UAV ném bom “ma cà rồng” của Ukraine hiện đã được trang bị loại vũ khí mới vô cùng mạnh mẽ.