Tổng thống Mỹ tìm lại ảnh hưởng 'đã mất' tại châu Phi

(VOV) - Ý thức được vị trí của châu Phi và ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc tại đây, Mỹ không thể ngồi yên.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có mặt tại thủ đô Dhaka của Senegal trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên tới châu Phi kể từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2 hồi năm 2013 và là chuyến thăm thứ 2 kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng năm 2009. Chuyến đi được xem là nhằm trấn an các nước châu Phi rằng, trong nhiều mối quan tâm, Mỹ vẫn coi trọng việc tăng cường quan hệ với các nước châu Phi.

Hôm nay (27/6), Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp Tổng thống Senegal Macky Sall để thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, trong đó có hỗ trợ phát triển kinh tế, gia tăng trao đổi thương mại, đầu tư, an ninh lương thực, giảm đói nghèo và bệnh tật, chống khủng bố và củng cố các thiết chế dân chủ. Cùng ngày, ông Obama có bài phát biểu về Nhà nước pháp quyền tại Tòa án tối cao Senegal. Ngày mai (28/6) ông Obama sẽ có cuộc gặp với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại quốc gia châu Phi này trước khi lên đường tới Nam Phi. Người dân Senegal kỳ vọng nhiều vào chuyến thăm lần đầu tiên của Tổng thống Obama, đặc biệt là các hỗ trợ tài chính và đào tạo giới trẻ.

Vợ chồng Tổng thống Obama (trái) được vợ chồng Tổng thống Senegal tiếp đón (ảnh: Getty Images)


“Giới trẻ Senegal kỳ vọng nhiều vào sự hỗ trợ của Tổng thống Mỹ, dù là dưới hình thức nào về tài chính hay đào tạo nhân lực,” một người dân nói. “Bởi vì Senegal có nguồn nhân lực rất dồi dào song lại không được đào tạo đúng mức. Vì thế chúng tôi muốn Tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ chúng tôi thúc đẩy đào tạo giới trẻ.”

“Chúng tôi rất tự hào khi một người da màu có thể trở thành Tổng thống Mỹ,” một người khác nói. “Vì thế chúng tôi đã tập trung tại cửa hàng này để mua áo phông in hình ông Obama để chứng tỏ rằng chúng tôi chào đón ông ấy và để nói rằng chúng tôi yêu ông ấy.”

Theo Chính phủ Mỹ, chuyến công du lớn đầu tiên tới châu Phi của Tổng thống Mỹ Obama là nhằm “lấy lại quãng thời gian đã mất”. Bởi sau chuyến thăm chớp nhoáng tới Ghana hồi tháng 7/2009, ông Obama không có chuyến thăm nào nữa tới châu Phi. Nếu như năm 2009, Tổng thống Obama tuyên bố, “dòng máu châu Phi đang chảy trong huyết mạch ông, lịch sử gia đình thấm đẫm những thăng trầm của lịch sử châu Phi”, thì sau đó ông Obama dường như đã nhanh chóng quay lưng lại với châu lục để tập trung vào cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tại các quốc gia Arab, Bắc Phi, các nỗ lực chấm dứt cam kết của Mỹ tại Iraq, Afghanistan hay việc xoay trục chiến lược sang châu Á- Thái Bình Dương. Chính điều này đã làm thất vọng các nhà lãnh đạo của châu lục vì trước đó họ từng hy vọng ông Obama, chính khách da màu đầu tiên lên làm ông chủ Nhà Trắng, sẽ có sự quan tâm đặc biệt tới châu lục Đen.

Theo các nhà phân tích, chuyến thăm châu Phi lần này của ông Obama cho thấy, Mỹ ý thức được rằng, các cơ hội kinh tế và nguồn năng lượng dồi dào của châu lục đã bắt đầu thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các đối thủ đang nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Năm 2009, quốc gia châu Á này đã trở thành đối tác hàng đầu của châu Phi, sau Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.

Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes thừa nhận, chuyến thăm của Tổng thống Obama phản ánh sự nhìn nhận của Mỹ về một châu Phi đang nổi lên trở thành một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới và là nơi Mỹ sẽ gia tăng can dự một cách mạnh mẽ trong những năm tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Hoa Kỳ và tham vọng huấn luyện quân đội các nước
Hoa Kỳ và tham vọng huấn luyện quân đội các nước

(VOV) - Là siêu cường số 1 thế giới, Mỹ luôn tìm cách gây ảnh hưởng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có trợ giúp quân sự.

Hoa Kỳ và tham vọng huấn luyện quân đội các nước

Hoa Kỳ và tham vọng huấn luyện quân đội các nước

(VOV) - Là siêu cường số 1 thế giới, Mỹ luôn tìm cách gây ảnh hưởng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có trợ giúp quân sự.

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi
“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?