Tổng thống Nga Putin kỳ vọng gì ở lãnh đạo ASEAN?

VOV.VN -Nếu Nga muốn được ASEAN coi trọng, trước hết Tổng thống Nga Vladimir Putin cần phải hiểu biết các nhà lãnh đạo khối này một cách cặn kẽ.

*LTS: Tác giả Kavi Chongkittavorn là chuyên viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và vấn đề Quốc tế, thuộc Đại học Chulalongkorn, biên tập viên Nation Media Group tại Thái Lan.

Bài viết này đã được xuất bản lần đầu trên The Nation. RBTH tái bản bài viết với sự cho phép của tác giả.

VOV.VN xin giới thiệu bài phân tích của tác giả, tiêu đề và tít phụ do VOV.VN đặt.

Mối quan hệ tổng thể của ASEAN với các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ ngày càng mạnh mẽ hơn vì các nhà lãnh đạo của các bên thường xuyên thúc đẩy quan hệ và tăng cường hợp tác lẫn nhau nhằm mang lại những kết quả thực tế.

Tổng thống Mỹ Obama khai mạc Hội nghị Cấp cao đặc biệt tại Sunnylands, California (Ảnh Reuters).

Mỹ- Trung Quốc- Nhật Bản- Ấn Độ đều chú trọng hợp tác với ASEAN

Trong vài năm qua, các nước này đã trực tiếp cùng các nhà lãnh đạo ASEAN thúc đẩy quan hệ tiến xa thêm. Trong tháng 12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt tại California và tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác với ASEAN. Kết quả là, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng thuận ký bản Tuyên bố Sunnylands bao gồm 17 nguyên tắc - một minh chứng rõ nét về sự tin tưởng, cam kết và tầm nhìn chung giữa Mỹ và ASEAN.

Trong một động thái tương tự, cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường đã thăm viếng khắp khu vực với các hoạt động và chương trình hợp tác cụ thể đối với khối ASEAN và các nước thành viên. Tuy nhiên, cho đến nay các dự án về cơ sở hạ tầng và kết nối toàn khu vực của họ vẫn bị giới hạn về số lượng. Hiện nay, Trung Quốc đang nhanh chóng thực hiện những gì họ cam kết ở mức độ mà ASEAN có thể bắt kịp. Sắp tới, khi các nhà lãnh đạo ASEAN- Trung Quốc gặp nhau lần thứ 19 tại Vientiane vào tháng 9/2016 để kỷ niệm 25 năm quan hệ, sẽ có nhiều bất ngờ diễn ra.

Với Nhật Bản, dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, mối quan hệ ASEAN-Nhật Bản đã đạt tới tốc độ được ví như “tốc độ tàu Shinkansen” [Shinkansen là phương tiện đường sắt cao tốc của Nhật, có khả năng chạy trên 200km/h- ND]. Mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên được củng cố sâu rộng, phản ánh ưu tiên của Tokyo và chiến lược phát triển của khối ASEAN. Thủ tướng Abe đi thăm và tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo ASEAN nhiều hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã đón tiếp ông Abe rất nhiệt tình, các chuyến thăm này mở ra các cơ hội hợp tác mới thay vì chỉ chú trọng vào vấn đề kinh tế như lịch trình.

Thậm chí Ấn Độ cũng chú trọng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi muốn tăng cường hợp tác hơn trong lĩnh vực đầu tư và thương mại với ASEAN.

Cả Australia và New Zealand đều có những bước tiến ấn tượng trong quan hệ với ASEAN. Hai nước này có những chương trình hợp tác năng động và mong muốn hợp tác với ASEAN ở tất cả các cấp. New Zealand đã nâng cấp mối quan hệ lên tầm chiến lược với khối này cùng thời điểm với Mỹ cuối tháng 11 năm ngoái. Trong các đối thoại cốt lõi, Nga vẫn không phải là một đối tác chiến lược của ASEAN.

Nước Nga dường như bị "cách ly" khỏi các lãnh đạo ASEAN (Hình vẽ minh họa của tác giả Iorsh/RBTH).

Nga- ASEAN – mối quan hệ chưa thông đồng bén giọt

Hướng tới hội nghị thượng đỉnh sắp tới tổ chức tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân “hâm nóng” các mối quan hệ. Ông đã viết thư mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến Sochi. Lần này, lần đầu tiên trong lịch sử, ông Putin muốn chắc chắn rằng 10 nhà lãnh đạo của các nước thành viên ASEAN có thể đến và trao đổi quan điểm với nhau. Cho đến nay, ông Putin, thậm chí ở nhiệm kỳ tổng thống thứ 3, vẫn chưa lần nào gặp gỡ tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN hoặc tham dự bất kỳ cơ chế nào do ASEAN chủ trì.

Khi ông Dmitry Medvedev còn là Tổng thống Nga nhiệm kỳ 2008-2010, ông đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt với các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hà Nội vào năm 2010.

Trở lại năm 2005, Putin là một khách mời của Chủ tịch ASEAN khi đó là Malaysia, và được mời tham dự phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Kuala Lumpur. Ông đã sẵn sàng và nhiệt tình tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) với tư cách là một thành viên sáng lập, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Chủ tịch ASEAN và một số nước thành viên.

Tuy nhiên, Hội nghị đã không có sự đồng thuận [đối với Putin-ND]. Kể từ đó ông Putin không còn “mặn mà” trong quan hệ với ASEAN nữa. Khi ông tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC tại Vladivostok năm 2012, ASEAN đã kỳ vọng ông tham dự EAS tại Phnom Penh, Campuchia. Ông đã không xuất hiện.

Riêng Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã có mặt tại hầu hết các cuộc họp trong thời gian ông Medvedev làm Thủ tướng. Ông Lavrov đã tham dự 2 hội nghị EAS tại Myanmar và Malaysia. Trong khi đó, ông Obama đã bỏ lỡ EAS ở Brunei vào năm 2013 do Chính phủ Mỹ tạm đóng cửa.

Với những nỗ lực cá nhân của mình, Tổng thống Mỹ Obama đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo ASEAN 7 lần, kể cả tại Hội nghị Thượng đỉnh Sunnylands tháng 12 vừa qua. Hơn nữa, ông đã thăm viếng các nước trong khu vực 7 lần riêng biệt trong nhiệm kỳ của ông. Ông dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 5 tới đây và nhiều khả năng hành trình sẽ bao gồm cả Myanmar - quốc gia được coi là thành tựu ngoại giao của chính quyền Obama. Ông cũng đã xác nhận sẽ tham dự EAS tại Vientiane vào tháng 9/2016.

Tổng thống Mỹ Obama chào đón các nhà lãnh đạo ASEAN đến dự Hội nghị cấp cao đặc biệt tại Sunnylands, California (Ảnh Reuters).

Cần “cú hích” để có biến chuyển thực chất

Sau khi sáp nhập Crimea và chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã tập trung trở lại vào khu vực ASEAN nhằm thay thế thị trường xuất nhập khẩu. Việt Nam là thành viên ASEAN đầu tiên ký Thỏa thuận tự do thương mại Á-Âu. Thái Lan có thể là quốc gia tiếp theo. Nói cách khác, Nga có con đường riêng của mình để tiếp cận châu Á, đặc biệt là ASEAN. Tổng thống Nga Putin đã cử Thủ tướng Medvedev đến thăm Việt Nam và Thái Lan vào đầu năm ngoái và sau đó là đến Campuchia. Việt Nam, Lào và Campuchia là những người bạn cũ, chưa kể đến Myanmar.

Cảm nhận được sự suy giảm của mối quan hệ Thái Lan với Mỹ, và Thái Lan đang nỗ lực tăng cường mối quan hệ lâu năm và tìm kiếm bạn bè mới, Nga đang xúc tiến những hoạt động làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị 120 năm với nước này. Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan và Phó Thủ tướng Somkid Jaktusripitak thăm Moscow với một phái đoàn lớn trong tháng 2/2016. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đang có kế hoạch thăm chính thức nước Nga và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Sochi vào tháng 5 tới đây.

Do đó, nếu Nga muốn được ASEAN coi trọng, trước hết Tổng thống Putin cần phải hiểu biết các nhà lãnh đạo ASEAN một cách cặn kẽ với tư cách cá nhân. Nếu không mối quan hệ này sẽ thật khó để có những chuyển biến thực chất.

Cũng như Putin, hầu hết các nhà lãnh đạo ASEAN đang nắm quyền lực trong một thời gian dài, ngoại trừ Thái Lan. Ông Putin có thể dễ dàng kết bạn với các nhà lãnh đạo ASEAN nếu ông thực sự muốn. Hơn nữa, Nga vẫn chưa thiết lập phái bộ tại ASEAN, như những đối tác khác đã làm, trước khi mối quan hệ giữa 2 bên nâng tầm đối tác chiến lược. Không làm được như vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Sochi sẽ đơn thuần chỉ là một cơ hội thể hiện và sự kiện mang tính biểu tượng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ
Dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ

VOV.VN - HNCC đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ đã ghi dấu mốc mới với nhiều biện pháp cụ thể đưa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ đi vào thực chất, hiệu quả.

Dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ

Dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ

VOV.VN - HNCC đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ đã ghi dấu mốc mới với nhiều biện pháp cụ thể đưa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ đi vào thực chất, hiệu quả.

Putin chỉ trích các sai lầm của phương Tây sau Chiến tranh Lạnh
Putin chỉ trích các sai lầm của phương Tây sau Chiến tranh Lạnh

VOV.VN -Tổng thống Nga Putin nói muốn hợp tác với toàn cầu để chống khủng bố đồng thời chỉ trích những sai lầm của phương Tây sau Chiến tranh Lạnh

Putin chỉ trích các sai lầm của phương Tây sau Chiến tranh Lạnh

Putin chỉ trích các sai lầm của phương Tây sau Chiến tranh Lạnh

VOV.VN -Tổng thống Nga Putin nói muốn hợp tác với toàn cầu để chống khủng bố đồng thời chỉ trích những sai lầm của phương Tây sau Chiến tranh Lạnh

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ

VOV.VN - Thành công của hội nghị đã đưa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ đi vào thực chất và hiệu quả.  

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ

VOV.VN - Thành công của hội nghị đã đưa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ đi vào thực chất và hiệu quả.  

Nhìn lại chuyến tham dự hội nghị ASEAN - Hoa Kỳ của Thủ tướng
Nhìn lại chuyến tham dự hội nghị ASEAN - Hoa Kỳ của Thủ tướng

VOV.VN - Thành công của Hội nghị đã ghi dấu mối đưa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ đi vào thực chất, hiệu quả gắn với lợi kích của cả hai bên

Nhìn lại chuyến tham dự hội nghị ASEAN - Hoa Kỳ của Thủ tướng

Nhìn lại chuyến tham dự hội nghị ASEAN - Hoa Kỳ của Thủ tướng

VOV.VN - Thành công của Hội nghị đã ghi dấu mối đưa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ đi vào thực chất, hiệu quả gắn với lợi kích của cả hai bên

Ông Putin: Lệnh trừng phạt khiến kinh tế Nga bị tổn hại nghiêm trọng
Ông Putin: Lệnh trừng phạt khiến kinh tế Nga bị tổn hại nghiêm trọng

VOV.VN- Tổng thống Putin ngày 11/1 thừa nhận, lệnh trừng phạt của phương Tây khiến kinh tế Nga bị tổn hại nghiêm trọng.

Ông Putin: Lệnh trừng phạt khiến kinh tế Nga bị tổn hại nghiêm trọng

Ông Putin: Lệnh trừng phạt khiến kinh tế Nga bị tổn hại nghiêm trọng

VOV.VN- Tổng thống Putin ngày 11/1 thừa nhận, lệnh trừng phạt của phương Tây khiến kinh tế Nga bị tổn hại nghiêm trọng.

Mỹ và ASEAN thảo luận các bước đi làm giảm căng thẳng ở Biển Đông
Mỹ và ASEAN thảo luận các bước đi làm giảm căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Mỹ và ASEAN nhất trí rằng, mọi tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua các biện pháp pháp lý.

Mỹ và ASEAN thảo luận các bước đi làm giảm căng thẳng ở Biển Đông

Mỹ và ASEAN thảo luận các bước đi làm giảm căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Mỹ và ASEAN nhất trí rằng, mọi tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua các biện pháp pháp lý.