Tổng thống Pháp sẽ đi Mỹ "một mình"?

VOV.VN - Ông Hollande hồ hởi đến Mỹ và sẽ được đón tiếp nồng hậu tại đó giữa lúc quan hệ giữa Mỹ và châu Âu có nhiều khó khăn.

Kể từ sau chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Jacques Chirac năm 1996, đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Pháp đến Mỹ. Và lần đầu tiên trong lịch sử, một Tổng thống Pháp độc thân sẽ là thượng khách của Nhà Trắng.

Sau những rùm beng quanh chuyện đời tư, cuối cùng thì Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ đến Mỹ một mình, với kỳ vọng làm sống lại mối quan hệ đồng minh thân thiết xuyên Đại Tây Dương và tìm thêm những nguồn lực mới cho nước Pháp.

Tổng thống Hollande (phải) trong một lần gặp gỡ Tổng thống Obama (ảnh: thelondoneveningpost)


Với người Pháp, chuyện Tổng thống đi một mình không thành vấn đề. 66% số người Pháp được hỏi trước chuyến đi của ông Hollande nói rằng việc ông đi một mình, không có bạn gái (đã chia tay) Valerie Trierweiller “không ảnh hưởng” gì đến hình ảnh của nước Pháp. Nhưng, cũng chừng đó người lại nhận định “ông Hollande không phải là đại diện tích cực cho nước Pháp khi ra nước ngoài”.

Thách thức cho ông Hollande là làm thế nào để thay đổi được suy nghĩ đó. Từ sau khi chia tay bà Trierweiller, ông đang cố tạo dựng một hình ảnh mới mẻ, “một con người khác” trên truyền thông, một người lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, một người có tư duy đổi mới khác hẳn trước đây.

Nói chuyện với tờ Time của Mỹ, ông viện dẫn cụm từ nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Barack Obama “Yes, we can” (Vâng, chúng ta có thể) khi tranh cử năm 2008 và nói rằng với ông thì thậm chí còn là “Yes, we can faster” (Vâng, chúng ta có thể nhanh hơn) khi nói về những cải cách.

Nó cũng giống như những gì ông tuyên bố trước hàng trăm nhà báo cách đây vài tuần, rằng ông là “một người dân chủ xã hội”, chứ không chỉ là một người “xã hội”.

Tất cả những điều đó, từ việc điều chỉnh lý tưởng chính trị cho đến chính sách quản trị, với những thiện cảm rõ rệt với mô hình Bắc Âu hay Mỹ, cho thấy ông Hollande thực sự muốn trở thành một nhà lãnh đạo khác.

Nhưng phải chờ xem giữa ông và người Mỹ có tìm được tiếng nói chung hay không?

Thượng khách

Kể từ sau chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Jacques Chirac năm 1996, đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Pháp đến Mỹ.

Để tương xứng với tính biểu tượng cao của chuyến thăm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định sẽ dành những nghi thức lễ tân cấp Nhà nước cao nhất để tiếp đón ông Francois Hollande.

Ngay khi đặt chân đến Mỹ, ông Hollande sẽ được đích thân ông Obama dẫn đi thăm ngôi nhà của cựu Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson ở bang Virginia.

Vị Tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ không chỉ nổi tiếng là một nhà quản trị xuất chúng mà còn được biết đến là một người có tình cảm đặc biệt với nước Pháp, một người “francophone”. Bằng cử chỉ đó, ông Obama “muốn cho thấy hai nước Mỹ và Pháp đã cùng sẻ chia một lịch sử đáng tự hào”.

Tiếp đó, ông Hollande sẽ được đón chào bằng 21 loạt đại bác tại Nhà Trắng và vào tối thứ Ba (11/2), một bữa tiệc long trọng cấp Nhà nước sẽ được tổ chức. Đây là nghi thức rất hiếm mà từ trước đến nay nước Mỹ chỉ dành cho một số ít các thượng khách nước ngoài. Bữa tiệc chiêu đãi này sẽ quy tụ không chỉ tinh hoa ẩm thực Mỹ, Pháp mà còn tập hợp hầu như toàn bộ giới tinh hoa trên chính trường và thương trường nước Mỹ.

Như nhận xét của tờ Le Monde, thì đây gần như là tất cả những gì trang trọng nhất mà nước Mỹ có thể dành để tiếp đón ông Hollande.

Đó là một sự tự hào với nước Pháp nhưng cũng đồng thời thể hiện sự kỳ vọng, thậm chí là sức ép lớn lao từ nước chủ nhà.

Giai đoạn khó khăn

“Quan hệ giữa Mỹ với Pháp và châu Âu đang trong thời điểm khó khăn”, đó là nhận xét của ông Hollande trước chuyến đi.

Như từ ngữ mà các tờ báo lớn châu Âu hay dùng trong thời gian qua thì, giữa hai bờ Đại Tây Dương đang trải qua một giai đoạn “mệt mỏi” và “chán nản” lẫn nhau.

Điều này xuất phát từ cả hai phía. Châu Âu giận dữ với Mỹ vì scandal nghe lén và thu thập thông tin tình báo còn Mỹ thì mệt mỏi với sự chậm trễ của châu Âu trong cách phản ứng với các khủng hoảng kinh tế và địa chính trị.

Chỉ vài ngày trước chuyến đi của ông Hollande, báo chí châu Âu làm ầm ĩ việc bà Victoria Nuland, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, “lăng mạ” châu Âu. Bà Nuland đã bực mình đến mức văng tục khi nhắc đến cách ứng phó chậm chạp của châu Âu trước cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, nơi hàng trăm nghìn người biểu tình đã xuống đường từ hàng tháng nay để biểu lộ xu hướng thân phương Tây.

Nước Mỹ còn không hài lòng với cách mà châu Âu thể hiện thái độ trong các hồ sơ quốc tế nóng bỏng khác như Syria hay Trung Đông. Riêng ở đề tài này thì ông Hollande dường như đang ghi điểm với Washington bởi Pháp chính là đồng minh châu Âu nhiệt tình nhất với Mỹ trong việc lên một kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria, dù sau này kế hoạch bị hủy bỏ.

Châu Âu trước sau vẫn là đồng minh quan trọng nhất của nước Mỹ và nước Mỹ có lợi ích quan trọng được thấy một châu Âu sớm vượt qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.

Về chính trị, hai bờ Đại Tây Dương cần lẫn nhau trong các thách thức địa chính trị toàn cầu mà hiện nay châu Âu hầu như không đủ sức gánh vác còn nước Mỹ thì cũng ngày càng tỏ dấu hiệu hụt hơi nếu phải hành động đơn phương.

Về kinh tế, những khúc mắc về ngoại giao cần được khai thông để Hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương sớm hoàn tất các vòng đàm phán. Hiệp định này sẽ tạo ra một thị trường lớn nhất thế giới và có lợi cho cả hai bên, nhất là trong bối cảnh quyền lực của các nền kinh tế mới nổi (BRICS, G20) thách thức sự thống trị của Mỹ và châu Âu trong các định chế tài chính và tiền tệ thế giới.

Đó là lí do mà nước Mỹ của ông Barack Obama trải thảm đỏ chào đón ông Hollande bởi dù có đang suy yếu thì nước Pháp của ông Hollande vẫn là một trong 2 đầu tàu kinh tế của châu Âu và vẫn là trụ cột chính trị, quốc phòng của khối.

Nguồn lực và cảm hứng

Với ông Hollande và nước Pháp, làm sống lại mối quan hệ hữu hảo một thời với Washington cũng là điều vô cùng quan trọng.

Ông Hollande đã nắm quyền được gần nửa nhiệm kỳ và giờ là lúc ông phải thay đổi quyết liệt.

Các nhà phân tích chính trị đang rất quan tâm đến sự chuyển biến về lý tưởng chính trị của ông Hollande thời gian qua theo hướng “dân chủ xã hội” hay thậm chí là tự do về kinh tế như nước Mỹ.

Một dấu hiệu quan trọng cho việc này là ông đề xuất và đẩy mạnh việc thực hiện “Hiệp ước trách nhiệm” ký kết với giới chủ Pháp theo đó chính phủ sẽ nới lỏng các điều kiện về an sinh và tạo môi trường tự do hơn cho các doanh nghiệp hoạt động để đổi lại là việc làm cho người lao động. Chính sách này được xem là mang nặng màu sắc chủ nghĩa tự do, vốn thịnh hành tại Mỹ. Sự có mặt của Pierre Gattaz, Chủ tịch Hiệp hội giới chủ Pháp (MEDEF) trong đoàn tháp tùng ông Hollande cho thấy ý định mạnh mẽ của ông trong việc đi theo đường lối cải cách này.

Ông Hollande cũng sẽ đến San Francisco và gặp gỡ những nhà lãnh đạo công nghệ xuất chúng của nước Mỹ đến từ Google, Facebook, Twitter, Mozilla… để giới thiệu và thuyết phục họ đầu tư vào Pháp, nơi chính phủ của ông Hollande đang quảng bá rất mạnh việc xây dựng môi trường lý tưởng cho các start-up về công nghệ.

Với giới tinh hoa ở Pháp, chuyến đi đến San Francisco còn mang một ý nghĩa khác lớn lao hơn, ngoài các câu chuyện về kinh tế.

San Francisco là nơi tập trung một lượng khá lớn những người Pháp trẻ bỏ đất nước ra đi và giờ bắt đầu thành công ở thủ đô công nghệ thế giới.

Đã từ lâu, người Pháp ý thức được rằng, giới tinh hoa Pháp giờ không chỉ còn tập trung trong các CLB kín tiếng ở Paris. Đó chỉ là giới tinh hoa cổ điển. Nước Pháp còn một giới tinh hoa khác, nằm rải rác ở San Francisco, New York, London hay Singapore. Đó là những người trẻ xuất sắc đã bỏ nước Pháp ra đi vì không chịu được sự ngột ngạt trong nước và giờ đây đang thành công trên khắp thế giới. Họ, cũng giống giới tinh hoa cổ điển, là đa phần xuất thân từ các “Grandes écoles – trường lớn” của Pháp nhưng cái khác là họ sớm ra ngoài lăn lộn và trở thành những công dân toàn cầu.

Có những tiếng nói ngày một lớn hơn trong nước Pháp cho rằng phải tìm cách lôi kéo lớp tinh hoa trẻ này về để cứu nước Pháp đang trong giai đoạn suy tàn. Nước Pháp cần những ý tưởng và nguồn lực mới từ những con người này để phá đi sự già nua, cũ kỹ và bế tắc.

Tại San Francisco, ông Hollande sẽ gặp một nhóm tinh hoa Pháp như thế.

Cái khó là liệu ông có thuyết phục được họ hay không? Hay đơn giản là ông có thực sự muốn thuyết phục họ?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande
Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande

(VOV) - Hôm 25/10, một loạt các chuyến tàu đã bị hủy do các công nhân đường sắt Pháp đình công.

Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande

Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande

(VOV) - Hôm 25/10, một loạt các chuyến tàu đã bị hủy do các công nhân đường sắt Pháp đình công.

Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande
Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande

(VOV) - Dân Pháp trông ngóng sự thay đổi lớn từ Tổng thống Hollande. Nhưng họ vẫn chưa được thỏa mãn sau 1 năm ông cầm quyền.

Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande

Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande

(VOV) - Dân Pháp trông ngóng sự thay đổi lớn từ Tổng thống Hollande. Nhưng họ vẫn chưa được thỏa mãn sau 1 năm ông cầm quyền.

Chính quyền Tổng thống Hollande và năm 2013 đầy thử thách
Chính quyền Tổng thống Hollande và năm 2013 đầy thử thách

VOV.VN - Uy tín của ông Hollande hiện chỉ còn xấp xỉ 25% - mức thấp nhất trong các đời Tổng thống của nền cộng hòa thứ 5.

Chính quyền Tổng thống Hollande và năm 2013 đầy thử thách

Chính quyền Tổng thống Hollande và năm 2013 đầy thử thách

VOV.VN - Uy tín của ông Hollande hiện chỉ còn xấp xỉ 25% - mức thấp nhất trong các đời Tổng thống của nền cộng hòa thứ 5.

Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh
Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh

(VOV) -Theo cuộc khảo sát, chỉ có 43% cử tri Pháp cảm thấy hài lòng với vị Tổng thống thuộc Đảng Xã hội Pháp.

Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh

Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh

(VOV) -Theo cuộc khảo sát, chỉ có 43% cử tri Pháp cảm thấy hài lòng với vị Tổng thống thuộc Đảng Xã hội Pháp.

Chưa đầy 1/4 số người Pháp hài lòng về Tổng thống Hollande
Chưa đầy 1/4 số người Pháp hài lòng về Tổng thống Hollande

(VOV) - Có tới 62% số người Pháp không hai lòng về những cải cách và kế hoạch của Tổng thống trong năm cầm quyền đầu tiên.

Chưa đầy 1/4 số người Pháp hài lòng về Tổng thống Hollande

Chưa đầy 1/4 số người Pháp hài lòng về Tổng thống Hollande

(VOV) - Có tới 62% số người Pháp không hai lòng về những cải cách và kế hoạch của Tổng thống trong năm cầm quyền đầu tiên.

Uy tín của Tổng thống Pháp Hollande giảm mạnh
Uy tín của Tổng thống Pháp Hollande giảm mạnh

(VOV) - Tỷ lệ ủng hộ ông Hollande giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nhậm chức.

Uy tín của Tổng thống Pháp Hollande giảm mạnh

Uy tín của Tổng thống Pháp Hollande giảm mạnh

(VOV) - Tỷ lệ ủng hộ ông Hollande giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nhậm chức.

Can thiệp quân sự Mali, Hollande nhận giải thưởng hòa bình
Can thiệp quân sự Mali, Hollande nhận giải thưởng hòa bình

(VOV) - Việc ông Hollande được nhận giải thưởng này có vẻ như là một nghịch lý.

Can thiệp quân sự Mali, Hollande nhận giải thưởng hòa bình

Can thiệp quân sự Mali, Hollande nhận giải thưởng hòa bình

(VOV) - Việc ông Hollande được nhận giải thưởng này có vẻ như là một nghịch lý.

Vụ “người tình bí mật” – Áp lực dồn lên Tổng thống Hollande
Vụ “người tình bí mật” – Áp lực dồn lên Tổng thống Hollande

VOV.VN - Tổng thống Pháp hiện đang chịu sức ép phải giải thích rõ mối quan hệ mà 1 tạp chí cáo buộc tồn tại giữa ông và 1 nữ diễn viên.

Vụ “người tình bí mật” – Áp lực dồn lên Tổng thống Hollande

Vụ “người tình bí mật” – Áp lực dồn lên Tổng thống Hollande

VOV.VN - Tổng thống Pháp hiện đang chịu sức ép phải giải thích rõ mối quan hệ mà 1 tạp chí cáo buộc tồn tại giữa ông và 1 nữ diễn viên.

Tổng thống Hollande có bồ, bà Trierweiler “sẵn sàng tha thứ”
Tổng thống Hollande có bồ, bà Trierweiler “sẵn sàng tha thứ”

VOV.VN - Bà Trierweiler hiện đang phải nằm viện vì “trầm cảm và kiệt sức”.

Tổng thống Hollande có bồ, bà Trierweiler “sẵn sàng tha thứ”

Tổng thống Hollande có bồ, bà Trierweiler “sẵn sàng tha thứ”

VOV.VN - Bà Trierweiler hiện đang phải nằm viện vì “trầm cảm và kiệt sức”.