Top 9 nguy cơ an ninh toàn cầu trong năm 2021

VOV.VN - Năm 2020 thế giới đã phải chứng kiến nhiều điều bất ngờ và khủng khiếp. Đại dịch Covid-19 và nhiều hệ lụy khác của năm 2020 dự báo sẽ tiếp tục đeo đẳng 2021, tạo ra các nguy cơ lớn cho an ninh toàn cầu.

1. Khủng hoảng Covid-19/SARS-CoV-2 bất chấp vaccine đã bắt đầu ra lò

Trong năm 2021 đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được dự báo sẽ tiếp tục lây lan mạnh ở Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), và Nga, có nguyên nhân từ các cuộc đi du lịch ngày nghỉ, tụ họp gia đình và bạn bè. Nhiều người dân có thể trở nên chủ quan do thấy triển vọng nhận được vaccine. Điều không may là, quá trình phân phối có thể gặp phải các vấn đề không mong muốn trong sản xuất và hậu cần, khiến thời điểm mà phần đông công chúng được tiêm chủng sẽ bị đẩy lùi lại.

Riêng ở Mỹ, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 42% người Mỹ không quan tâm đến việc được tiêm chủng – điều này có thể làm giảm cơ hội ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch đến tận nửa sau của năm 2021.

Đã vậy, virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến chủng, khiến cho hiệu quả của vaccine bị giới hạn.

2. Chính quyền của “Tổng thống đắc cử” Joe Biden sẽ gặp nhiều trắc trở

Trong trường hợp ông Joe Biden chính thức trở thành tổng thống Mỹ thì có khả năng ông sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động điều hành, nhất là nếu phe Cộng hòa dành được quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ.

Trong những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Donald Trump đã cố gắng gây khó dễ cho người kế nhiệm mình.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã trả lại cho chính phủ khoản tiền 455 tỷ USD trong quỹ phục hồi. Nay, ông Trump đang đe dọa Trung Quốc bằng việc bán thêm vũ khí cho Đài Loan, còn với Iran ông lại đe dọa tăng thêm lệnh trừng phạt. Tổng thống Trump cũng đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở nhằm phá bỏ thêm một bước nữa các biện pháp kiểm soát vũ khí.

Các cuộc thăm dò cho thấy khoảng 70% đảng viên Cộng hòa tin rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đã bị “cướp” khỏi tay ông Trump và chính quyền Biden tương lai là bất hợp pháp.

Ông Trump có thể trở thành cái gai ở sườn ông Biden trong 4 năm tới, nhất là khi ông Trump có ý định ra tranh cử tổng thống lần nữa.

3. Lại nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nữa

Khối nợ toàn cầu do chi tiêu cho chống Covid-19, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đang bùng nổ. Tổng nợ tăng thêm 15.000 tỷ USD trong năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 365% của tổng GDP toàn cầu vào cuối năm 2021.

Cho tới nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải giải ngân gói cứu trợ tài chính đại dịch cho 81 nước. Ngoài ra, dòng vốn chảy tới các nước thu nhập thấp trong năm 2020 được dự báo sẽ sụt giảm tới 700 tỷ USD so với mức của năm 2019. Các nước đang phát triển cần 7.000 tỷ USD để thanh toán nợ vào cuối năm 2021.

Sức ép tài chính như trên có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nữa.

Nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng gia tăng, Nhóm 20 (G20), trong đó có Trung Quốc, đã tạo ra một “Khung chung” để quản lý khó khăn về nợ, nhưng việc quốc hội Mỹ lưỡng lự trong phê chuẩn các nguồn tài chính mới cho IMF có thể phá hoại các nỗ lực của G20.

4. Các nước phương Tây chật vật với đà phục hồi kinh tế chậm

IMF và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây đã hạ thấp mức ước tính ban đầu của họ trong năm 2020 về sức phá hoại kinh tế mà đại dịch Covid-19 sẽ gây ra cho Mỹ và các nước khác, tuy nhiên hầu hết thế giới sẽ không trở lại được mức GDP trước năm 2020, kể cả vào thời điểm năm 2021.

Trong các nền kinh tế lớn, chỉ có Trung Quốc sẽ có được mức tăng đáng kể (khoảng 2%) trong năm 2020, và mức đó sẽ cao hơn vào cuối năm 2021.

Tình hình có thể xấu hơn cho phương Tây nếu họ không có đủ gói kích thích tài chính.

Nhiều nhà kinh tế học tin rằng việc nền kinh tế Mỹ phục hồi kém sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 một phần là do sự rút sớm gói kích thích và nhấn mạnh vào giảm thâm hụt bắt đầu từ năm 2010. Còn ở châu Âu, chính sách khắc khổ hậu 2008 đã làm trầm trọng thêm vấn đề tăng trưởng chậm.

Cũng xin lưu ý rằng chính cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã sản sinh ra phong trào dân túy đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu. Một lần nữa triển vọng tài chính đen tối cho hàng triệu công dân bị đẩy lùi trở lại ngay khi họ bắt đầu tự đứng vững được, có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề dài lâu về chính trị.

5. Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên

Khi giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Biden sẽ kế thừa di sản ngoại giao đầy khó khăn của 4 đời tổng thống trước đó.

Dù Tổng thống Trump đã có tới 3 cuộc họp với nhà lãnh đạo Triều Tiên thì Triều Tiên vẫn sở hữu kho vũ khí hạt nhân ngày một lớn, trong đó có nhiều bom và cả tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới lục địa Mỹ.

Trong quá khứ, Triều Tiên thường chào đón nhiệm kỳ mới của tổng thống Mỹ bằng hoạt động thử hạt nhân hoặc tên lửa. Do vậy khó loại trừ khả năng năm đầu tiên ông Biden làm tổng thống sẽ lại chứng kiến điều tương tự từ phía Triều Tiên.

6. Đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Iran

Vụ nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran bị ám sát (vào cuối năm 2020) cộng với việc ông Trump tăng cường các lệnh trừng phạt lên Iran trước khi rời nhiệm sở có thể dập tắt hy vọng của ông Biden về việc nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tại Iran, dư luận chung là tức giận với Mỹ và châu Âu.

Nếu lãnh tụ tối cao Iran Khamenei thực hiện đúng lời thề trả đũa chống lại Israel, UAE, hoặc các cơ sở dầu của Saudi Arabai trước thời điểm 20/1/2021, thì điều này có thể vấp phải phản ứng mạnh từ phía chính quyền Trump, chẳng hạn như tiến hành ném bom cơ sở hạt nhân Natanz. Đến lượt mình, việc ném bom này có thể kích thích leo thang căng thẳng giữa Washington và Tehran, phá hoại các ước vọng ngoại giao của ông Biden.

7. Mỹ và Trung Quốc đụng độ do vấn đề Đài Loan

Tình hình tiêu cực quanh vấn đề Đài Loan đã leo thang trong năm qua. Mỗi lần Mỹ ủng hộ Đài Loan (thông qua bán vũ khí, các chuyến thăm chính thức cấp cao, và tập trận quân sự) đều khiến Trung Quốc tăng cường áp lực lên hòn đảo này thông qua các hoạt động của máy bay và tàu chiến.

Nếu đối đầu Mỹ -Trung tiếp tục xấu đi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể cảm thấy mình buộc phải xúc tiến thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc đại lục. Nếu Mỹ khi đó can thiệp quân sự vào đây thì đấy có thể là nhân tố kích hoạt xung đột tổng lực giữa hai siêu cường hàng đầu của thế giới hiện nay.

8. Khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ

Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng thế giới đang bên bờ cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong ít nhất 50 năm qua. Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người rơi vào tình trạng đói nghèo cao độ do các tổn hại kinh tế mà virus SARS-CoV-2 gây ra, trong khi giá lương thực lại tăng cao.

Liên Hợp Quốc dự báo sẽ có thêm nhiều người chết do tình trạng suy dinh dưỡng dính đến Covid-19 và các bệnh liên quan. Suy dinh dưỡng ở trẻ em có những tác động lâu dài về sức khỏe và tinh thần.

Ngay cả ở các nước phát triển, người nghèo cũng hứng chịu tình trạng giá thực phẩm lên cao trong khi lại bị thất nghiệp.

9. Chấm dứt quá trình mở rộng tầng lớp trung lưu

Có lẽ thành tựu lớn nhất của thế giới trong 3 thập kỷ qua là việc hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và sự gia tăng tầng lớp trung lưu trên quy mô toàn cầu. Thắng lợi này có nguy cơ bị hủy hoại nếu năm 2021 không có sự phục hồi mạnh sau khủng hoảng virus corona mới.

Giới chuyên gia tin rằng lần đầu tiên trong nửa thế kỷ, tầng lớp trung lưu bắt đầu co ngót lại, có thể là giảm đi tới 52 triệu người ở riêng châu Mỹ Latin. Đồng thời Ngân hàng Thế giới dự báo vào cuối năm 2021, có tới thêm 150 triệu người rơi vào tình trạng đói khổ dưới ngưỡng nghèo (những người có thu thập chưa tới 1,9 USD/ngày). Tăng trưởng kinh tế thấp trong năm 2021 sẽ làm gia tăng số người trở nên nghèo đói.

Xét trong lịch sử, việc suy giảm tầng lớp trung lưu thường gắn với bất ổn chinh trị, suy giảm dân chủ, và xung đột gia tăng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống
Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

VOV.VN - Một bác sĩ Anh vừa cảnh báo rằng các bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô nước này đang rơi vào thế phải cạnh tranh với nhau để được sử dụng máy thở trong bối cảnh số ca bệnh tiếp tục gia tăng.

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

VOV.VN - Một bác sĩ Anh vừa cảnh báo rằng các bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô nước này đang rơi vào thế phải cạnh tranh với nhau để được sử dụng máy thở trong bối cảnh số ca bệnh tiếp tục gia tăng.

Mỹ dưới thời Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông không kém thời Trump?
Mỹ dưới thời Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông không kém thời Trump?

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ trong tương lai dưới thời của ông Joe Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông không kém chính quyền Donald Trump hiện nay.

Mỹ dưới thời Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông không kém thời Trump?

Mỹ dưới thời Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông không kém thời Trump?

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ trong tương lai dưới thời của ông Joe Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông không kém chính quyền Donald Trump hiện nay.

FBI điều tra mối đe dọa lao máy bay vào trụ sở Quốc hội Mỹ để trả thù vụ ám sát tướng Iran
FBI điều tra mối đe dọa lao máy bay vào trụ sở Quốc hội Mỹ để trả thù vụ ám sát tướng Iran

VOV.VN - Hãng truyền thông CBS News của Mỹ hôm 5/1/2020 đưa tin, người ta đã phát hiện ra mối đe dọa sử dụng các máy bay để đâm vào trụ sở Quốc hội Mỹ.

FBI điều tra mối đe dọa lao máy bay vào trụ sở Quốc hội Mỹ để trả thù vụ ám sát tướng Iran

FBI điều tra mối đe dọa lao máy bay vào trụ sở Quốc hội Mỹ để trả thù vụ ám sát tướng Iran

VOV.VN - Hãng truyền thông CBS News của Mỹ hôm 5/1/2020 đưa tin, người ta đã phát hiện ra mối đe dọa sử dụng các máy bay để đâm vào trụ sở Quốc hội Mỹ.

Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria
Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria

VOV.VN - Một năm sau vụ tướng Soleimani bị Mỹ ám sát, dân chúng Iran vẫn rất tức giận với Mỹ, theo một chuyên gia ở thủ đô Tehran.

Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria

Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria

VOV.VN - Một năm sau vụ tướng Soleimani bị Mỹ ám sát, dân chúng Iran vẫn rất tức giận với Mỹ, theo một chuyên gia ở thủ đô Tehran.

Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng
Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng

VOV.VN - Cuộc đối đầu trên thực địa giữa Armenia và Azerbaijan trong năm 2020 chứng kiến những đột biến lớn đầu tiên sau 3 thập kỷ...

Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng

Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng

VOV.VN - Cuộc đối đầu trên thực địa giữa Armenia và Azerbaijan trong năm 2020 chứng kiến những đột biến lớn đầu tiên sau 3 thập kỷ...

Bí hiểm rợn người trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh
Bí hiểm rợn người trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh

VOV.VN - Tình hình Trung Đông đang đứng trước thách thức mới sau khi nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh bị ám sát trước sự bất lực của phản gián Iran. Vụ việc gây tổn hại lớn cho Iran trên nhiều phương diện...

Bí hiểm rợn người trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh

Bí hiểm rợn người trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh

VOV.VN - Tình hình Trung Đông đang đứng trước thách thức mới sau khi nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh bị ám sát trước sự bất lực của phản gián Iran. Vụ việc gây tổn hại lớn cho Iran trên nhiều phương diện...

Lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ vô tình thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và Nga?
Lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ vô tình thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và Nga?

VOV.VN - Việc Mỹ duy trì chiến dịch gây sức ép tối đa lên Iran và Venezuela có thể khiến hai nước thêm động lực trong việc tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ vô tình thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và Nga?

Lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ vô tình thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và Nga?

VOV.VN - Việc Mỹ duy trì chiến dịch gây sức ép tối đa lên Iran và Venezuela có thể khiến hai nước thêm động lực trong việc tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc.