Trải qua thời khắc lịch sử, Ukraine vẫn đối mặt câu hỏi khó về sự tồn vong

VOV.VN - The Guardian nhận định rằng “thời khắc lịch sử” giữa Ukraine và EU có thể làm sao nhãng các câu hỏi cấp bách về sự sống còn của Ukraine, trong bối cảnh Nga đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt.

Ngày 23/6, EU đã trao tư cách ứng cử viên cho Ukraine, mở đường cho quá trình gia nhập khối của nước này. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết đây là “thời điểm lịch sử và chưa từng có” trong quan hệ giữa EU và Ukraine.

Hỗ trợ quân sự

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự, Ukraine đã kêu gọi phương Tây cung cấp vũ khí để nước này bảo vệ lãnh thổ. Theo một báo cáo tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, các nhà lãnh đạo EU sẽ kêu gọi về “sự gia tăng hơn nữa hỗ trợ quân sự cho Ukraine”.

EU đã đồng ý cung cấp 2 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine, phần lớn là vũ khí. Đây được coi là quyết định mang tính lịch sử của liên minh.

Tuy nhiên, câu hỏi cấp bách hơn là tốc độ chuyển giao vũ khí của các quốc gia châu Âu cho Ukraine sẽ như thế nào. Sau những lời phàn về việc Đức chậm chuyển vũ khí cho Ukraine, đầu tuần này, Kiev đã nhận được lô vũ khí hạng nặng đầu tiên từ Berlin, trong đó có pháo tự hành Panzerhaubitze 2000.

“Panzerhaubitze 2000 cuối cùng cũng trở thành một phần trong kho vũ khí lựu pháo cỡ nòng 155mm của lực lượng pháo binh Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov chia sẻ trên Twitter.

Loại lựu pháo này được coi là một trong những hệ thống pháo mạnh nhất được quân đội phương Tây sử dụng hiện nay, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 40km.

Đức và Hà Lan đang thúc đẩy việc chuyển giao 12 hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 cho Ukraine như một phần cam kết tăng viện trợ quân sự.

Viện trợ tài chính

Ukraine cũng phải đối mặt với sự khó khăn về tài chính. Ủy ban châu Âu (EC) đang làm việc với đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 9 tỷ euro cho Ukraine. Chi tiết về các khoản viện trợ và cho vay đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Chính phủ Ukraine cho biết chương trình hỗ trợ tài chính trị giá 9 tỷ euro của EU là điều rất tốt nhưng dường như chưa đủ. Hồi tháng 5, một cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết Ukraine cần khoảng 5 tỷ USD/tháng. Đồng thời, vị cố vấn này kêu gọi EU cung cấp các khoản hỗ trợ thay vì cho vay để Ukraine tránh tăng thêm nợ nần.

Vào tháng 5, Ukraine đã nhận được 600 triệu euro tiền hỗ trợ của EU. Đây là đợt giải ngân thứ 2 của EU trong chương trình hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho quốc gia Đông Âu này. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để suy trì sự ổn định tài chính của Ukraine trong bối cảnh xảy ra xung đột.

Hồi tháng 2, EU đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine 1,2 tỷ euro, trong đó 600 triệu euro đã được giải ngân hồi tháng 3.

Các biện pháp trừng phạt

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài nhiều tháng về vòng trừng phạt thứ 6 của EU nhằm vào Nga, bao gồm lệnh cấm vận 90% dầu của Moscow, khối này đang “miễn cưỡng” thảo luận về các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa với khí đốt.

Các nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh sẽ khắc phục những kẽ hở trong các lệnh trừng phạt hiện có với Nga. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm cả việc tăng cường thực hiện và ngăn chặn hành vi phá vỡ lệnh trừng phạt”, kết luận của hội nghị thượng đỉnh EU nêu rõ.   

Một số quốc gia, như Ba Lan và các nước Baltic, vẫn tiếp tục đưa ra đề xuất cấm khí đốt của Nga. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của EU cho rằng các biện pháp trừng phạt khí đốt Nga là không cần thiết vì liên minh đã quyết định loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch của Moscow.

Việc dựa vào chiến lược năng lượng mới nhất của EU, thay vì đề xuất các biện pháp trừng phạt mới, sẽ tránh được một cuộc tranh cãi nội bộ gây tổn hại.

Kaliningrad

Các quan chức EU ngày càng lo lắng về tình hình nghiêm trọng ở Kaliningrad. Nga đe dọa sẽ đáp trả sau khi Litva bắt đầu ngăn chặn một số hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ trên đường tới Moscow.

Theo RT, cơ quan báo chí của chính quyền Kaliningrad cho biết, các xe chở hàng tới Kaliningrad bằng đường bộ cũng bị Litva hạn chế và những hàng hóa này giờ chỉ có thể được vận chuyển bằng đường biển.

Litva bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào hàng hóa Nga từ ngày 18/6. Nhà vận hành đường sắt quốc gia Litva cấm hàng hóa thuộc diện bị trừng phạt vào Kaliningrad theo hướng dẫn từ Ủy ban châu Âu.

Cả Litva và EU đều khẳng định rằng các lệnh trừng phạt không đến mức phong tỏa mà chỉ là thực thi các biện pháp trừng phạt mà EU áp đặt.

Các biện pháp này dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến khoảng 50% lưu lượng hàng hóa giữa khu vực Kaliningrad và phần còn lại của Nga.

Nga coi động thái của Litva là “phong tỏa kinh tế”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi quyết định này là chưa từng có tiền lệ và là hành vi vi phạm mọi thứ.

Xuất khẩu ngũ cốc

EU cáo buộc Nga “vũ khí hóa lương thực”, dẫn đến những tác động toàn cầu giữa lúc cuộc chiến ở Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt. EU kêu gọi Nga ngừng phong tỏa các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen, đặc biệt là ở Odessa, chặn hoàn toàn đường xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của Kiev ra thế giới.

EU đang dựa vào Liên Hợp Quốc để đàm phán một thỏa thuận với Nga để mở các cảng biển. Bên cạnh đó, EU cố gắng giúp các nhà sản xuất tìm các tuyến đường sắt và đường bộ thay thế để đưa ngũ cốc ra khỏi Ukraine.

Ukraine là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5 trên thế giới. Đầu tháng 6, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley cảnh báo, hàng triệu người trên thế giới có thể sẽ chết đói nếu các cảng biển của Ukraine vẫn còn bị phong tỏa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư luận nói gì về việc EU quyết định trao quy chế ứng viên cho Ukraine?
Dư luận nói gì về việc EU quyết định trao quy chế ứng viên cho Ukraine?

VOV.VN - Trong một động thái chưa có tiền lệ, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua (23/6), lãnh đạo khối này đã nhất trí cấp quy chế ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu cho Ukraine và nước láng giềng Moldova.

Dư luận nói gì về việc EU quyết định trao quy chế ứng viên cho Ukraine?

Dư luận nói gì về việc EU quyết định trao quy chế ứng viên cho Ukraine?

VOV.VN - Trong một động thái chưa có tiền lệ, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua (23/6), lãnh đạo khối này đã nhất trí cấp quy chế ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu cho Ukraine và nước láng giềng Moldova.

Quan chức Hungary: EU sẽ là bên thua thiệt nếu tiếp tục trừng phạt Nga
Quan chức Hungary: EU sẽ là bên thua thiệt nếu tiếp tục trừng phạt Nga

VOV.VN - Liên minh châu Âu nên dừng các biện pháp trừng phạt Nga vì cuộc chiến ở Ukraine và thay vào đó nên thúc đẩy lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán, một quan chức cấp cao của Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định ngày 23/6.

Quan chức Hungary: EU sẽ là bên thua thiệt nếu tiếp tục trừng phạt Nga

Quan chức Hungary: EU sẽ là bên thua thiệt nếu tiếp tục trừng phạt Nga

VOV.VN - Liên minh châu Âu nên dừng các biện pháp trừng phạt Nga vì cuộc chiến ở Ukraine và thay vào đó nên thúc đẩy lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán, một quan chức cấp cao của Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định ngày 23/6.

EU sẽ xem xét lại việc bao vây Kaliningrad sau khi Nga tuyên bố đáp trả
EU sẽ xem xét lại việc bao vây Kaliningrad sau khi Nga tuyên bố đáp trả

VOV.VN - EU không tìm cách "bao vây" khu vực Kaliningrad của Nga và sẽ xem xét lại các biện pháp trừng phạt để tránh chặn việc đi lại vào và ra khỏi vùng lãnh thổ này, Cao ủy EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho hay ngày 23/6.

EU sẽ xem xét lại việc bao vây Kaliningrad sau khi Nga tuyên bố đáp trả

EU sẽ xem xét lại việc bao vây Kaliningrad sau khi Nga tuyên bố đáp trả

VOV.VN - EU không tìm cách "bao vây" khu vực Kaliningrad của Nga và sẽ xem xét lại các biện pháp trừng phạt để tránh chặn việc đi lại vào và ra khỏi vùng lãnh thổ này, Cao ủy EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho hay ngày 23/6.