Tranh cãi khả năng dùng đạo luật chống mafia truy tố kẻ bạo loạn Điện Capitol

VOV.VN - Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, Bộ Tư pháp Mỹ đang xem xét có sử dụng đạo luật chống mafia đối với thành viên các nhóm cực hữu tham gia cuộc bạo loạn ngày 6/1 tại Điện Capitol hay không.

Đạo luật về các tổ chức tham nhũng và những ảnh hưởng của xã hội đen, hay còn gọi là RICO, được Mỹ thông qua vào những năm 70 để kết tội những ông trùm mafia két tiếng trong qúa khứ. Đạo luật này cho phép Bộ Tư pháp có thể cáo buộc các lãnh đạo của tập đoàn hay tổ chức dù không tự tay thực hiện nhưng chỉ đạo cấp dưới làm điều phạm pháp.

Một quan chức đương nhiệm và một cựu quan chức Bộ Tư pháp tiếp lộ với Reuters rằng việc sử dụng đạo luật RICO để cáo buộc những người tham gia vào cuộc bạo loạn ở Điện Capitol đang gây tranh cãi trong nội bộ và vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Cuộc biểu tình bạo loạn tại Điện Capitol của những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump đã khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát. Hiện chưa rõ liệu các trường hợp hiện nay có đáp ứng các điều kiện cần thiết để đưa ra cáo buộc theo đạo luật RICO hay không, theo cựu quan chức liên bang.

Người phát ngôn Bộ Tư pháp Kristina Mastropasqua từ chối bình luận về khả năng sử dụng đạo luật RICO và nhấn mạnh vào tuyên bố của công tố viên liên bang Hạt Columbia, Michael Sherwin, đưa ra trước đó rằng ông sẽ cáo buộc những người có liên quan dựa trên bằng chứng thực tế.

Ông Sherwin cho biết, một loạt cáo buộc hình sự đang được cân nhắc, trong đó có cả tội xâm phạm, tấn công và lên âm mưu.

Đạo luật RICO được soạn thảo nhằm giúp các công tố viên kết tội các trùm Mafia khét tiếng vốn chỉ đứng sau ra lệnh cho cấp dưới phạm tội chứ không trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, các vụ việc như vậy rất phức tạp, thường mất nhiều năm mới hoàn tất và cũng như cần phải có sự phê duyệt của lãnh đạo Bộ Tư pháp.

“Đạo luật RICO được thiết kế nhằm đối phó với các ông trùm – những người thường đứng sau và không để tay mình dính máu. Đạo luật này chỉ dùng để để truy bắt những kẻ chủ mưu đằng sau”, Jeffrey Grell, một luật sư chuyên về đạo luật RICO cho biết.

Các công tố viên từng sử dụng đạo luật này đối với Omar Abdel Rahman, người đứng đầu các nhóm bạo lực Blind Sheikh. Rahman bị kết tội âm mưu đánh bom trụ trở Liên Hợp Quốc và Cầu George Washington ở New York.

Hơn 170 người bị cáo buộc liên quan tới vụ tấn công ở Điện Capitol làm gián đoạn phiên họp chính thức xác nhận người chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khiến các nghị sỹ phải sơ tán tới nơi an toàn.

Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Richard Durbin, người sẽ trở thành Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, ủng hộ việc sử dụng đạo luật RICO. Người phát ngôn của ông Durbin cho biết, “Có nhiều đạo luật hiện hành cho phép các công tố viên liên bang sử dụng để buộc những kẻ thủ phạm đằng sau vụ tấn công ngày 6/1 phải chịu trách nhiệm, trong đó có RICO, và các công tố viên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng việc đưa ra các cáo buộc tiềm tàng”.

“Hành động tội phạm có tổ chức”

Cản trở quan chức chính phủ thi hành công vụ, cáo buộc mà một số thành viên nhóm Oath Keepers và Proud Boy đang phải đối mặt, được xem là “hành động tội phạm”.

Để truy tố theo đạo luật RICO, các công tố sẽ cần phải chứng minh rằng các nhóm cực hữu kể trên hội đủ các yếu tố để được xem là “tổ chức tội phạm” và các thành viên của tổ chức này có liên quan tới một hay nhiều hoạt động phạm pháp có liên quan ngoài vụ bạo loạn ở Điện Capitol.

Điều này đồng nghĩa với việc cần phải xem các nhóm kể trên có can dự vào các hành động tương tự ở các sự kiện khác, như cuộc tuần hành bạo lực “Unite the Right” năm 2017 ở Charlottesville, Virginia và các hoạt động bạo lực khác như xông vào tòa nhà cơ quan lập pháp tiểu bang hay không.

“Cho dù họ theo đuổi giả thuyết nào thì  cũng cần phải nhìn có cái nhìn sâu hơn vào các chi tiết khác để có thể phát các hoạt động phi pháp tương tự chứ không chỉ những gì đã diễn ra ngày 6/1”, theo Kamal Ghali, luật sư Atlanta, đồng thời là một cựu công tố viên liên bang.

Nếu sử dụng đạo luật RICO, các công tố viên cần phải đưa ra bằng chứng rằng các hoạt động phạm tội có liên quan với nhau và có khả năng tiếp tục tiến hành các hoạt động tương tự.

Một bồi thẩm đoàn ở Washington tháng trước đã buộc tội 3 thành viên Oath Keeper về các cáo buộc họ đã âm mưu sử dụng vũ lực xông vào Điện Capitol. Hai thành viên của Proud Boy cũng bị buộc tội với cáo buộc âm mưu cùng người khác cản trở lực lượng hành pháp bảo vệ Điện Capitol.

Một đặc vụ của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) nói rằng, Thomas Caldwell, thủ lĩnh Oath Keeper, đã gửi tin nhắn sau vụ tấn công, kêu gọi những người khác tiếp tục chiến đấu.

“Chúng ta cần làm điều này ở cấp độ địa phương. Hãy xông vào cơ quan lập pháp ở Ohio. Hãy nói với tôi khi nào điều đó được thực hiện”, FBI trích dẫn tin nhắn của Caldwell.

Các công tố viên liên bang ở Ohio cũng đã thuyết phục một thẩm phán ra lệnh bắt giữ Donovan Crowl, một thành viên của Oath Keepers bằng cách viện dẫn những văn bản gần đây của người đứng đầu nhóm này, Elmer Stewart Rhodes.

Sau các cuộc bạo loạn, Rhodes đã kêu gọi các thành viên bắt đầu hoạt động ở các quận “đỏ thân thiện” – những khu vực thiên ủng hộ đảng Cộng hòa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Ông Trump phải 'đặc biệt chịu trách nhiệm' về vụ bạo loạn"
"Ông Trump phải 'đặc biệt chịu trách nhiệm' về vụ bạo loạn"

VOV.VN - Các nhà lập pháp phụ trách luận tội ngày 2/2 cho biết, cựu Tổng thống Donald Trump phải “đặc biệt chịu trách nhiệm” về vụ bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6/1, và cho rằng việc tha bổng cho ông Trump có thể gây tổn hại đến nền dân chủ Mỹ.

"Ông Trump phải 'đặc biệt chịu trách nhiệm' về vụ bạo loạn"

"Ông Trump phải 'đặc biệt chịu trách nhiệm' về vụ bạo loạn"

VOV.VN - Các nhà lập pháp phụ trách luận tội ngày 2/2 cho biết, cựu Tổng thống Donald Trump phải “đặc biệt chịu trách nhiệm” về vụ bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6/1, và cho rằng việc tha bổng cho ông Trump có thể gây tổn hại đến nền dân chủ Mỹ.

Lãnh đạo Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ: Ông Trump kích động bạo loạn
Lãnh đạo Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ: Ông Trump kích động bạo loạn

VOV.VN - Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho rằng Tổng thống Donald Trump đã kích động bạo loạn tại trụ sở quốc hội ngày 6/1.  

Lãnh đạo Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ: Ông Trump kích động bạo loạn

Lãnh đạo Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ: Ông Trump kích động bạo loạn

VOV.VN - Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho rằng Tổng thống Donald Trump đã kích động bạo loạn tại trụ sở quốc hội ngày 6/1.  

Mỹ lên phương án đề phòng vụ bạo loạn từ nay đến lễ nhậm chức
Mỹ lên phương án đề phòng vụ bạo loạn từ nay đến lễ nhậm chức

VOV.VN - Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo các cơ quan cảnh sát về khả năng xảy ra biểu tình có vũ trang ở tòa nhà nghị viện các bang từ ngày 16-20/1.

Mỹ lên phương án đề phòng vụ bạo loạn từ nay đến lễ nhậm chức

Mỹ lên phương án đề phòng vụ bạo loạn từ nay đến lễ nhậm chức

VOV.VN - Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo các cơ quan cảnh sát về khả năng xảy ra biểu tình có vũ trang ở tòa nhà nghị viện các bang từ ngày 16-20/1.