“Tranh cãi ngân sách” tại Mỹ và hệ lụy toàn cầu

VOV.VN - Kể từ năm 1976 đến nay Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa vì thiếu tiền hoạt động 18 lần với tổng số thời gian lên đến 112 ngày.

Trong đó năm 1977 phải đóng cửa 3 lần và các năm 1982, 1984 và 1995 mỗi năm đóng cửa 2 lần; năm đóng cửa dài nhất 26 ngày (1995), năm đóng cửa ngắn nhất 1 ngày (1986 và 1987). Còn lần này cả thời gian và hậu quả đang còn khó đoán định.

Hệ quả do việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa là rất khó lường (Ảnh AFP)

Đổ lỗi cho nhau

Chủ tịch Hạ viện ông John Boehner đã lên tiếng cáo buộc các Thượng nghị sĩ Mỹ đã không làm việc tích cực để Thượng viện và Hạ viện có thể cùng thống nhất về dự thảo luật ngân sách cho năm tài khóa 2014. Ông Boehner cho biết: “Hạ viện đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng tôi đã thông qua một dự thảo luật ngân sách vào tối 28/9... và gửi dự thảo này cho Thượng viện”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: “Quốc hội đã thất bại trong việc thông qua ngân sách cho chính phủ và kết quả là phần lớn các cơ quan của liên bang phải đóng cửa cho đến khi được cấp tiền”. Theo ông Obama, Quốc hội đã không làm tròn trách nhiệm của mình.

Tổng thống Obama đã phải cam kết với lực lượng quân đội rằng sẽ thúc giục Quốc hội Mỹ sớm có biện pháp giúp chính phủ mở cửa trở lại.

Phát biểu trước hạn chót ngày 1/10 vài giờ, Tổng thống Mỹ Obama cho rằng việc các cơ quan nhà nước đóng cửa sẽ có tác động kinh tế ngay lập tức lên người dân Mỹ, điều này sẽ gây tác hại cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Và rằng, “những tiến bộ mà khó khăn lắm người dân Mỹ mới có thể đạt được là đỉnh cao của sự vô trách nhiệm”.

Vì Obamacare

Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho hay, người của đảng Cộng hòa, tuyên bố: “Thượng viện đã quyết định không làm việc vào ngày hôm sau (29/9). Lạy Chúa, nếu đây là một trường hợp khẩn cấp thì họ đã ở đâu?”.

Dự thảo mà Hạ viện đã thông qua tối 28/9 trên thực tế chỉ bao gồm một điều kiện mà Thượng viện ngay từ đầu đã không chấp thuận, đó là hoãn thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe. Chương trình này do Tổng thống Barack Obama đề xuất, còn được gọi là Obamacare đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh cãi lần này giữa các nghị sỹ lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Trong khi đó, các nghị sỹ phe Cộng hòa ra điều kiện đòi phe Dân chủ phải rút lại chương trình Obamacare hoặc tạm dừng lại sau một năm nữa, nhưng phe Dân chủ đã không nhượng bộ.

Theo giải thích của các nghị sỹ Dân chủ, Obamacare sẽ mang lại hy vọng cho khoảng 32/50 triệu người chưa có bảo hiểm y tế được hưởng các dịch vụ này trong khi chỉ cần tăng thuế 5% đối với những người có thu nhập hơn 1 triệu USD/năm. Nhưng các đại biểu đại diện cho giới thượng lưu và các nghị sỹ Cộng hòa lại quan ngại điều đó sẽ làm tăng thêm 500 tỷ USD tiền thuế.

Thực chất của cuộc tranh cãi không có hồi kết giữa các nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ là đảm bảo lợi ích cho tiểu số người giàu hay đa số người nghèo. Trong khi 16% dân số Mỹ (50 triệu người), vẫn chưa có bảo hiểm y tế.

Thiệt hại quốc gia

Ngày 1/10, Chính phủ Mỹ đóng cửa tất cả các dịch vụ, ngoại trừ những dịch vụ thiết yếu, khiến 8 cơ quan chính phủ Mỹ phải đóng cửa, làm việc cầm chừng hoặc làm việc nhưng bị chậm lương; khoảng 800.000 công chức phải nghỉ việc không lương và 1,4 triệu binh sĩ sẽ phải nhận lương chậm.

Kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bán trái phiếu kho bạc ngắn hạn với lãi suất thấp để tài trợ cho hoạt động của chính phủ. Hậu quả này có thể khiến chính phủ Mỹ sẽ phải dựa nhiều hơn vào các khoản vay trung hạn và vay dài hạn, với lãi suất cao hơn.

Hãng IHS dự báo, lần này Mỹ có thể sẽ bị thiệt hại ít nhất 300 triệu USD mỗi ngày do kinh tế sụt giảm. Mức thiệt hại sẽ gia tăng theo thời gian, khiến niềm tin và chi tiêu của doanh nghiệp, người tiêu dùng suy giảm. Nếu chính phủ đóng cửa trong vòng 1 tuần, GDP quý 4 của Mỹ sẽ chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, nếu dài hơn thì tốc độ có thể chỉ còn 0,9 đến 1,4%.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa lại là một điều tốt, bởi nước Mỹ đang đứng trước một hạn định khác, mà nếu không được xử lý sớm, thì mối nguy hiểm sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Theo đó, ngày 17-10 sẽ là hạn chót cho việc nâng trần nợ công của chính phủ. Nếu quốc hội nước này không thể thông qua việc nâng trần, Mỹ sẽ buộc phải tuyên bố vỡ nợ.

Theo các chuyên gia của Goldman Sachs, việc chính phủ đóng cửa hiện tại là một phép thử tốt để xem thị trường tài chính sẽ phản ứng ra sao, tiêu cực tới mức nào nếu như trần nợ công không được xử lý đúng hạn. Một số nhà phân tích khác thì cho rằng, sự kiện này còn là dịp may cho phe Dân chủ, bởi đảng Cộng hòa phải chịu thêm sức ép trong bầu cử tổng thống lần tới.

Sự giảm điểm của thị trường chứng khoán rất có thể sẽ xảy ra, trên thị trường ngoại hối, đồng USD bắt đầu giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, và trái phiếu kho bạc Mỹ lại đang tăng giá nhẹ, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco cũng đang có chiều hướng giảm.

Hệ lụy toàn cầu

Theo các nhà phân tích, nếu lãi suất đi vay của Mỹ bị nâng lên, nước này có thể trở thành nơi hút vốn toàn cầu, khiến cho các nước châu Âu bị thiếu các khoản tín dụng tối cần thiết để duy trì sự phục hồi kinh tế vẫn còn đang rất mong manh.

Nếu lần này nước Mỹ lại tránh được việc cơ cấu nợ, thì nỗi lo về việc tái cơ cấu nợ lại sắp xảy ra và có thể vào những năm tới làm cho thị trường tiền tệ thế giới trở nên căng thẳng hơn.

Các chủ nợ nước ngoài sẵn sàng cho Mỹ vay vì đây là một sự đặt cược an toàn trong một thế giới đầy bất ổn. Nhưng tình trạng rối loạn chức năng trong chính quyền Mỹ đang biến nước này thành địa điểm đầu tư kém an toàn và khi đó, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ tìm kiếm nơi khác.

Do phần lớn nợ chính phủ của Mỹ là nợ nước ngoài, các nước chủ nợ và các ngân hàng trung ương có thể đứng ra ngăn chặn cơn hoảng loạn trên thị trường tiền tệ thế giới; nhưng “cuộc đấu đá tài chính” ở Mỹ vẫn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thị trường toàn cầu.

Do đồng USD của Mỹ vẫn là đồng tiền thống trị thế giới, đồng Euro và nhân dân tệ vẫn chưa đảm đương được sứ mệnh dự trữ-thanh toán chủ đạo, nên theo các chuyên gia, nước Mỹ vẫn được hưởng vận may, mặc dù nước Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ bị Standard & Poor và các tổ chức xếp hạng tín dụng khác hạ bậc tín nhiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”
Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”

VOV.VN - Hàng nghìn công chức cùng gia đình họ đang phải nếm trải “thương vong” trong một trận chiến chính trị.

Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”

Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”

VOV.VN - Hàng nghìn công chức cùng gia đình họ đang phải nếm trải “thương vong” trong một trận chiến chính trị.

Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế

VOV.VN -Tuy nhiên, ông Barack Obama khẳng định sẽ không cho phép loại bỏ luật này.

Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế

Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế

VOV.VN -Tuy nhiên, ông Barack Obama khẳng định sẽ không cho phép loại bỏ luật này.

FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu
FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu

VOV.VN-FED sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ lâu hơn do những lo ngại rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu

FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu

VOV.VN-FED sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ lâu hơn do những lo ngại rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ
Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ

VOV.VN - Lãnh đạo Hạ viện cho rằng ông Obama đã không nỗ lực để đàm phán với đảng Cộng hòa để giải quyết sự khác biệt.

Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ

Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ

VOV.VN - Lãnh đạo Hạ viện cho rằng ông Obama đã không nỗ lực để đàm phán với đảng Cộng hòa để giải quyết sự khác biệt.

Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa
Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa

VOV.VN - Việc các nhân viên phải nghỉ việc không lương sẽ tạo ra cơ hội tuyển dụng cho các cơ quan gián điệp nước ngoài.

Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa

Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa

VOV.VN - Việc các nhân viên phải nghỉ việc không lương sẽ tạo ra cơ hội tuyển dụng cho các cơ quan gián điệp nước ngoài.

Thị trường chứng khoán 1 ngày sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa
Thị trường chứng khoán 1 ngày sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

Phiên giao dịch ngày 01/10/2013, các nhà đầu tư toàn cầu im lặng sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần tại Washington. 

Thị trường chứng khoán 1 ngày sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

Thị trường chứng khoán 1 ngày sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

Phiên giao dịch ngày 01/10/2013, các nhà đầu tư toàn cầu im lặng sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần tại Washington. 

Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á
Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thay mặt Tổng thống Obama tham dự APEC và EAS.

Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á

Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thay mặt Tổng thống Obama tham dự APEC và EAS.

Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh
Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh

VOV.VN -Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cam kết sẽ đảm bảo các giá trị cốt lõi của Mỹ trên toàn thế giới.

Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh

Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh

VOV.VN -Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cam kết sẽ đảm bảo các giá trị cốt lõi của Mỹ trên toàn thế giới.

Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị
Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị

VOV.VN - Nguyên nhân do khoảng 15.000 nhân viên thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ đã nghỉ không lương sau khi Chính phủ đóng cửa.

Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị

Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị

VOV.VN - Nguyên nhân do khoảng 15.000 nhân viên thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ đã nghỉ không lương sau khi Chính phủ đóng cửa.

Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ
Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ

VOV.VN - Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/10 nhận định, khả năng vỡ nợ xảy ra thì sẽ là một “thảm kịch” đối với nền kinh tế vĩ mô.

Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ

Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ

VOV.VN - Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/10 nhận định, khả năng vỡ nợ xảy ra thì sẽ là một “thảm kịch” đối với nền kinh tế vĩ mô.