Tranh chấp Biển Đông: "Điểm nghẽn" trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc sẽ phải tìm cách vừa giải quyết tranh chấp trên Biển Đông vừa nhận được sự ủng hộ của các nước ASEAN trong nhiều vấn đề khác.

Theo tạp chí Diplomat của Nhật Bản, dù Hội nghị Cấp cao APEC đã kết thúc song nhiều nguyên thủ trên thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không trở về ngay mà lại tiếp tục tham dự Hội nghị ASEAN và nhiều hội nghị liên quan như Hội nghị ASEAN+3 và Hội nghị Đông Á. 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Myanmar tham dự Hội nghị ASEAN (Ảnh Tân Hoa xã)

Giấc mơ châu Á- Thái Bình Dương khó thành hiện thực? 

Hội nghị Cấp cao APEC đã tạo cơ hội cho Trung Quốc thể hiện tầm nhìn của mình tại châu Á- Thái Bình Dương, một cộng đồng kinh tế nơi sự trỗi dậy của Trung Quốc cần phải được coi là động lực cho sự thịnh vượng của khu vực, đổi lại các nước phải tôn trọng các lợi ích của Trung Quốc tại đây. 

Tuy nhiên, có thể Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều sự phản đối liên quan đến “Giấc mộng Châu Á- Thái Bình Dương” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trình bày tại Hội nghị Cấp cao APEC từ chính các quốc gia láng giềng, đặc biệt là một số nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc. 

Reuters nhận định rằng vấn đề Biển Đông nhiều khả năng sẽ là chủ đề chính trong Hội nghị ASEAN và các hội nghị liên quan. Bắc Kinh muốn giải quyết các tranh chấp nói trên theo cơ chế song phương hơn là cơ chế đa phương với sự tham gia của nhiều bên. 

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã bày tỏ lo ngại về “một khoảng cách rất lớn giữa những cam kết chính trị và hành động thực tế cũng như tình hình thực tế trên biển”. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mô tả về Giấc mơ châu Á- Thái Bình Dương tại Hội nghị APEC (Ảnh Tân Hoa xã)

Ngay cả nhiều nước không liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông cũng lo ngại rằng những căng thẳng tại khu vực này có thể gây tổn hại đến mối quan hệ của các nước. 

Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam khẳng định những tranh chấp trên Biển Đông là một trong những thách thức lớn nhất về an ninh trong khu vực. 

Chờ đợi thiện chí thực sự của cả hai bên 

Indonesia, một thành viên quan trọng của ASEAN, đã thúc đẩy một biện pháp tiếp cận chung giữa các nước ASEAN để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc. 

Tuy nhiên, nỗ lực cùng xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) đến nay vẫn chưa đạt được một kết quả cụ thể nào và rất có thể việc xây dựng COC sẽ tiếp tục là chủ đề nóng trong Hội nghị ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Đông Á trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN. 

Trước đó, Trung Quốc và ASEAN đã lạc quan cho rằng 10 năm tới sẽ là “thập kỷ kim cương” trong quan hệ giữa hai bên. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh với các nước láng giềng. 

Tân Hoa xã ca ngợi chuyến thăm Myanmar của ông Lý Khắc Cường như là một sự khởi đầu cho “giai đoạn hợp tác mới giữa Trung Quốc và ASEAN”. 

Dù Trung Quốc đang đặt nhiều trọng tâm về ngoại giao của mình sang phía Tây thì mối quan hệ với nước láng giềng ở phía Nam Trung Quốc vẫn luôn rất quan trọng để có thể đảm bảo được an ninh và lợi ích của Trung Quốc tại châu Á- Thái Bình Dương. 

Nói cách khác, tầm nhìn của Trung Quốc tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương sẽ khó trở thành hiện thực nếu Trung Quốc không chịu hợp tác với các nước ASEAN. 

Trung Quốc gặp khó cả với dự án Con đường Tơ lụa trên biển 

Việc hiện thực hóa tầm nhìn của Trung Quốc tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương rất cần sự ủng hộ của ASEAN trong việc hoàn tất Con đường Tơ lụa trên biển, bởi đây được coi là một thành tố hoàn thiện Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa của Trung Quốc. 

Trong khi Con đường Tơ lụa trên đất liền đã đạt được nhiều tiến triển với sự ủng hộ của nhiều nước Trung Á thì Cơn đường Tơ lụa trên biển lại gặp phải nhiều “ánh mắt nghi ngại” của các nước láng giềng. 

Bản đồ dự án Con đường Tơ lụa trên biển và trên đất liền của Trung Quốc (Ảnh AP)

Diplomat nhận định, sẽ rất khó để Trung Quốc có thể tăng cường hợp tác trên biển với các nước luôn cảm nhận được mối đe dọa từ phía Trung Quốc nhất là với những động thái gia tăng các hoạt động của Hải quân cũng như lực lượng tuần duyên của nước này. 

Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Myanmar đã chấp thuận tham gia vào Con đường Tơ lụa trên biển với Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn có một số quốc gia không muốn tham gia vào dự án này. 

Các nhà phân tích nhận định rằng, nếu tiếp tục có những căng thẳng trên Biển Đông thì Con đường Tơ lụa của Trung Quốc trên biển có thể bị “đứt đoạn” ngay tại vị trí được coi là quan trọng nhất. 

Hơn thế nữa, việc Ấn Độ chưa dứt khoát tham gia dự án Con đường Tơ lụa trên biển cũng khiến cho dự án này có thể không thể thực hiện được. 

Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào? 

Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được rằng vấn đề Biển Đông có thể sẽ đe dọa đến mối quan hệ ASEAN- Trung Quốc và những tham vọng trong tương lai của Trung Quốc. 

Chính vì thế, phát biểu với tờ Jakarta Post, ông Lý Khắc Cường khẳng định những tranh chấp trên biển “không nên gây ảnh hưởng đến ổn định trong khu vực cũng như mối quan hệ ASEAN- Trung Quốc”. 

Ông Lý nhấn mạnh: “Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng rằng nếu Trung Quốc đi đúng hướng, duy trì mục tiêu tham vấn, đối thoại và hợp tác thực chất trên biển thì ASEAN và Trung Quốc hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề Biển Đông”. 

Thủ tướng Trung Quốc cho biết ASEAN và Trung Quốc đã đạt được đồng thuận trong việc xử lý cách tranh chấp Biển Đông theo cơ chế tiếp cận theo hai hướng khác nhau. 

Theo đó, vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ được Trung Quốc đối thoại với riêng rẽ với từng quốc gia ASEAN trong khi cả Trung Quốc và toàn khối ASEAN sẽ cùng đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. 

Các chuyên gia nhận định, nếu Trung Quốc thực sự mong muốn hợp tác với ASEAN để cùng xây dựng COC để tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thì đây sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc giảm căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. 

Điều này là bởi, Trung Quốc sẽ khó có thể chấp thuận việc bế tắc trong vấn đề tranh chấp trên biển có thể dẫn đến những tổn hại trong mối quan hệ Trung Quốc- ASEAN, nhất là khi Trung Quốc đặt ASEAN là trọng tâm trong tầm nhìn hướng tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc và Philippines muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông
Trung Quốc và Philippines muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Bên lề hội nghị APEC 22, lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Philippines thống nhất hướng tới giảm căng thẳng tại Biển Đông.

Trung Quốc và Philippines muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông

Trung Quốc và Philippines muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Bên lề hội nghị APEC 22, lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Philippines thống nhất hướng tới giảm căng thẳng tại Biển Đông.

Triều Tiên không tham dự Hội nghị ASEAN
Triều Tiên không tham dự Hội nghị ASEAN

Đại diện của Triều Tiên sẽ không tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan tại Myanmar.

Triều Tiên không tham dự Hội nghị ASEAN

Triều Tiên không tham dự Hội nghị ASEAN

Đại diện của Triều Tiên sẽ không tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan tại Myanmar.

Bắt tay Trung–Nhật là bước đi lớn trong quan hệ 2 nước
Bắt tay Trung–Nhật là bước đi lớn trong quan hệ 2 nước

VOV.VN - Ngày 10/11 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã hội đàm tại Bắc Kinh.

Bắt tay Trung–Nhật là bước đi lớn trong quan hệ 2 nước

Bắt tay Trung–Nhật là bước đi lớn trong quan hệ 2 nước

VOV.VN - Ngày 10/11 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã hội đàm tại Bắc Kinh.

Mỹ- Trung sẽ đưa các bộ quy tắc ứng xử nếu xảy ra đối đầu
Mỹ- Trung sẽ đưa các bộ quy tắc ứng xử nếu xảy ra đối đầu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm thông qua các thỏa thuận quân sự nhằm  giảm khả năng xảy ra đối đầu giữa hai nước.

Mỹ- Trung sẽ đưa các bộ quy tắc ứng xử nếu xảy ra đối đầu

Mỹ- Trung sẽ đưa các bộ quy tắc ứng xử nếu xảy ra đối đầu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm thông qua các thỏa thuận quân sự nhằm  giảm khả năng xảy ra đối đầu giữa hai nước.

Mỹ-Trung nhất trí xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới
Mỹ-Trung nhất trí xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới

VOV.VN - Quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc với nội hàm chính là không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Mỹ-Trung nhất trí xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới

Mỹ-Trung nhất trí xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới

VOV.VN - Quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc với nội hàm chính là không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thư ký ASEAN cảnh báo về Biển Đông
Tổng thư ký ASEAN cảnh báo về Biển Đông

VOV.VN -Tổng thư ký Lê Lương Minh cảnh báo về khoảng cách ngày càng lớn giữa các cam kết, hành động thực tế và tình hình hiện nay tại Biển Đông.

Tổng thư ký ASEAN cảnh báo về Biển Đông

Tổng thư ký ASEAN cảnh báo về Biển Đông

VOV.VN -Tổng thư ký Lê Lương Minh cảnh báo về khoảng cách ngày càng lớn giữa các cam kết, hành động thực tế và tình hình hiện nay tại Biển Đông.